Bảo hiểm cho hàng xuất khẩu 2022

Giới thiệu bảo hiểm cho hàng xuất khẩu 2022

Quy tắc bảo hiểm đang áp dụng tại PJICO là Điều kiện A- Bảo hiểm cho mọi rủi ro trong quá trình xuất khẩu hàng hóa của hiệp hội bảo hiểm London – Anh Quốc. Bảo hiểm này tuân theo luật và tập quán của Anh Quốc.

Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa thủy sản xuất khẩu

Hàng hóa trong quá trình xuất khẩu có thể gặp nhiều vấn đề như bị hư hỏng, mất mát do nhiều nguyên nhân mà chủ hàng không lường trước được. Thay vì sẽ phải bỏ tiền đền bù lại hàng hóa hư hỏng cho đối tác việc mua bảo hiểm để chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm là một hành động thông minh.


bao-hiem-cho-hang-xuat-khau-2022

Khi có rủi ro, công ty bảo hiểm với mạng lưới đại lý trên toàn cầu rộng khắp sẽ có thể xuống tận nơi hàng hóa được tập kết để giám định và xác định nguyên nhân cũng như mức độ tổn thất để đưa ra phương án tốt và hợp lý nhất cho các nhà xuất nhập khẩu.

Với thị trường kinh tế còn non trẻ như ở Việt nam, việc mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu có thể còn mới lạ nhưng thông lệ quốc tế việc mua bảo hiểm này đã có từ trăm năm nay và được ghi rất rõ trong các incoterm hiện nay.

Xem thêm: Giá bảo hiểm vận tải đường biển 2022

Rủi ro được đền bù của bảo hiểm cho hàng xuất khẩu 2022

Cháy hoặc nổ;

Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;

Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;

Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;

Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:

Hy sinh tổn thất chung;

Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;

Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm   hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng;

Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi  trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.

Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hạơc phương tiện chở hàng mất tích.

Với nhiều loại hàng hóa đặc thù có thể sẽ phát sinh các rủi ro khác vui lòng liên hệ và thông báo cho bộ phận tư vấn của chúng tôi để được bảo đảm quyền lợi bảo hiểm tốt nhất cho lô hàng xuất khẩu của bạn.

Đối tượng được bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu 2022 :

– Tên hàng hóa: Những hàng hóa đi container với những mặt hàng này được thể hiện trên Invoice cụ thể từng lô.

– Số lượng/Trọng lượng: Thông báo theo từng lô hàng cụ thể

Xem thêm: Mua bảo hiểm vận tải đường biển

– Phương thức đóng gói: đóng container.


bao-hiem-cho-hang-xuat-khau-2022

– Tính chất bao bì: theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất

– Tuyến vận chuyển: Việt Nam đi các nước.

– Phương tiện vận chuyển: Vận chuyển đa phương tiện.

Phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu

– Tàu biển tham gia vận chuyển hàng hoá phải đảm bảo đủ khả năng đi biển và thích hợp cho việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản mặt hàng được bảo hiểm.

Tàu phải có bảo hiểm P&I Quốc tế hoặc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và phải tuân thủ theo điều khoản bổ sung hàng hóa ISM (Cargo ISM Endorsement) về an toàn hàng hải Quốc tế.

Các giấy tờ hồ sơ liên quan đến tàu và bảo hiểm P&I của tàu phải đảm bảo đầy đủ, còn hiệu lực trong suốt thời gian chở hàng theo quy định.

– Tàu biển tham gia vận chuyển hàng hóa không được vượt quá 30 tuổi, trừ khi có xác nhận đồng ý chấp thuận bằng văn bản của Người bảo hiểm.

Các loại trừ bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu 2022

Điều khoản loại trừ nhiễm phóng xạ, vũ khí hoá học, sinh học, hoá sinh học và vũ khí điện từ (10.11.03) – cl370 (institute radioactive contamination, chemical, biological, bio-chemical and electromagnetic weapons clause (10.11.03) – cl370));

Điều khoản bổ sung loại trừ các tổn thất liên quan đến công nghệ thông tin hàng hải (Marine Cyber Endorsement – LMA5402)

Điều khoản loại trừ rủi ro khủng bố (16.11.01) – xl2001/02 (joint excess loss committee terrorism exclusion clause (16.11.01) – xl2001/02);

Điều khoản loại trừ các rủi ro liên quan đến năng lượng, nguyên tử hạt nhân (hàng hải) 1.1.89 (nuclear energy risks exclusion clause (marine) 1.1.89);

Điều khoản loại trừ và giới hạn do bị trừng phạt theo các lệnh cấm vận (lma 3100) (sanstions limitation and exclusions clause (lma 3100)).

Loại trừ tổn thất do container không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật; loại trừ thiếu hụt hàng hóa khi container còn nguyên niêm phong, kẹp chì. (Excluding loss or damage due to technical substandard container; excluding loss or damage to cargo in container in case of seal intacted)

Điều khoản loại trừ các tổn thất liên quan đến bệnh truyền nhiễm (Communicable Disease Exclusion Clause – JX2020-009A).


bao-hiem-cho-hang-xuat-khau-2022

Thanh toán phí bảo hiểm cho hàng xuất khẩu 2022

Người bảo hiểm sẽ lên bảng kê đơn bảo hiểm vào các ngày 15 và ngày 30 hàng tháng, trong vòng 10 ngày kể từ nhận được bảng kê đơn bảo hiểm, Người được bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán cho Người bảo hiểm toàn bộ phí bảo hiểm của các chuyến hàng trước đó theo các “Thông báo thu phí bảo hiểm”.

Hoá đơn do Người bảo hiểm phát hành trên cơ sở các Đơn bảo hiểm đã được cấp phù hợp theo Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/05/2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017.

Trường hợp tổn thất xảy ra trước thời hạn thanh toán theo thỏa thuận nêu trên của hợp đồng hoặc phương tiện vận chuyển bị tổn thất chung, Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm ngay, trước khi xuất trình hồ sơ khiếu nại bảo hiểm và/hoặc trước khi Người bảo hiểm cam kết đóng góp tổn thất chung.

Phí bảo hiểm thanh toán bằng Ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam theo phương thức chuyển khoản qua ngân hàng. Tỷ giá thanh toán phí bảo hiểm được áp dụng theo tỷ giá mua chuyển khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Hội sở chính quy định tại thời điểm cấp hóa đơn.

Trong trường hợp Người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn, Người bảo hiểm sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường cho bất kỳ chi phí, tổn thất hoặc tổn hại nào đối với các các chuyến hàng bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán phí.

Mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu 2022

– Người được bảo hiểm phải thông báo yêu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh cho từng chuyến hàng và cho tất cả các chuyến hàng không loại trừ bất kỳ chuyến hàng nào thuộc phạm vi hợp đồng này cho Người bảo hiểm ngay sau khi hợp đồng bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực.

– Việc thông báo và gửi giấy yêu cầu bảo hiểm có thể thực hiện gửi trực tiếp, qua email, fax.

– Thời gian thông báo yêu cầu bảo hiểm trước khi phương tiện vận chuyển khởi hành.

– Nội dung thông báo yêu cầu bảo hiểm (theo mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm Bên A cung cấp) bao gồm các chi tiết như sau:

+ Tên và địa chỉ người được bảo hiểm;                  

+ Tên hàng hóa;

+ Số lượng/trọng lượng;

+ Phương thức đóng gói, bao bì;

+ Giá trị tham gia bảo hiểm;

+ Tên phương tiện vận chuyển

+ Thời hạn dự kiến xếp hàng/Thời gian khởi hành;

+ Luồng vận chuyển. (Từ cảng đi đến cảng dỡ).

+ Số và ngày tháng của hợp đồng mua bán.

Những vụ tai nạn tàu biển kinh hoàng trong lịch sử

Tàu Alva Star của NORASIA lao vào vách núi  phía đông hòn đảo Zakinthos của Hy Lạp trên biển Ionian rạng sáng ngày 3/10/2002. Cú va chạm khiến con tàu mắc kẹt, mũi tàu bị phá hủy. Sự cố không gây thiệt hại về người.

Tàu APL China, đăng ký tại Mỹ, gặp sự cố khiến những chiếc container xếp phía sau lật nghiêng, nhiều chiếc rơi xuống biển.

Ngày 29/12/2013, tàu container Hanjin Italy va chạm với tàu chở dầu Al Gharaffa của Singapore ở vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Batam của Singapore, làm hai tàu bị hư hại nghiêm trọng. Tàu Hanjin bị rách dài phía mạn phải.

Tàu CSAV Shenzhen thuộc sở hữu của một công ty Đức gặp sự cố trong quá trình chất hàng tại cảng.

Tàu vận tải của Tập đoàn Hàng hải Evergreen, Đài Loan bốc cháy Vận tải biển Tàu chở hàng của Hyundai, Hàn Quốc bị thiêu rụi phần đuôi cùng nhiều hàng hóa

Tàu Ital Florida của Italy gặp sự cố tháng 6/2007 khiến núi container đổ nghiêng.

Phần mũi Kowloon Bay, tàu chở container được đóng mới tại Đức, bị phá hủy sau tai nạn nghiêm trọng.

Tàu chở dầu Alpha Action đâm vào đuôi chở hàng Wan Hai 307 ở vùng biển gần Oshima, Nhật Bản ngày 27/7/2007.

Tàu MV Rena của Hy Lạp gặp sự cố khi vận chuyển 1.386 container, trong đó có 11 thùng mang hóa chất độc hại hồi trung tuần tháng 10/2011. Nhiều ngày sau khi bị mắc cạn gần Tauranga, New Zealand, con tàu vỡ đôi do gió mạnh và sóng biển


bao-hiem-cho-hang-xuat-khau-2022

Việt Nam xuất siêu gần 11 tỷ USD sau 11 tháng

11:38:50 AM 12/01/2022

Tháng 11, Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần 0,8 tỷ USD, giúp thặng dư 10,6 tỷ USD sau 11 tháng.

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hoá trong tháng 11 có dấu hiệu chững lại so với tháng trước, khi giảm gần 4% về kim ngạch, đạt xấp xỉ 29,2 tỷ USD. Mức này giảm tới hơn 8% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng nhờ các tháng đầu và giữa năm xuất khẩu cao nên tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 342,2 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2021.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu, chiếm tới 89%, tương đương năm ngoái. Nông, lâm, thuỷ sản chiếm 6,6% trong tổng kim ngạch, giảm 0,5 điểm phần trăm so với 2021.