In Bao Bì Thủy Sản

Thủy sản là một trong những loại thực phẩm được yêu thích của nước ta. Tuy nhiên, vì là đồ tươi sống nên nếu không được bảo quản đúng sẽ dẫn đến thủy sản bị hư hỏng, nấm mốc. Vì thế việc in bao bì thủy sản sẽ là trợ thủ đắc lực giúp các doanh nghiệp bảo quản hàng hóa tốt hơn, đồng thời quảng bá và xây dựng thương hiệu thủy sản hiệu quả hơn.

1. Thị trường thủy sản có tiềm năng như thế nào?

Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tại Việt Nam vào năm 2017 đạt con số 31-32kg/ người/ năm (dựa theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAQ). Nếu các doanh nghiệp thủy sản nắm bắt thị trường tốt thì con số này có thể lên đến 44kg/ người/ năm.

Nhưng mọi chuyện không dễ dàng khi mà thủy sản là mặt hàng rất dễ hư hỏng, khó vận chuyển và khó bảo quản. Vì thế, để đảm bảo chất lượng tốt nhất thì việc in bao bì thủy sản là rất cần thiết. Sử dụng bao bì sẽ giúp thủy sản giữ được trạng thái tươi sống lâu hơn.

Bao bì thủy sản giúp bảo quản lâu hơn

2. Lợi ích của in bao bì thủy sản

Nguyên nhân dẫn đến sự dễ hư hỏng của thủy sản là do các phản ứng hóa học, quá trình lên men và các vi sinh vật xâm nhập gây ươn và bốc mùi. Bên cạnh đó, các tác động vật lý từ việc vận chuyển đường dài cũng có thể gây dập, nát, biến dạng hình thái ban đầu của thủy sản.

In bao bì thủy sản góp phần cải thiện chất lượng bảo quản cũng như đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm tươi sống. Cụ thể, bao bì sẽ giúp:

  • Hạn chế sự xâm nhập và hoạt động của các vi sinh vật vào thủy sản.

  • Ngăn cách các tác nhân bên ngoài khác ảnh hưởng đến thủy sản bên trong bao bì.

  • Tăng tính thẩm mỹ, độ vệ sinh cho sản phẩm.

  • Vận chuyển dễ dàng mà không gây tác động quá lớn đến thủy sản.

  • Bảo quản thủy sản trong thời gian lâu hơn.

  • Bao bì thủy sản còn giúp cho khách hàng biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn và dễ dàng tìm kiếm trong những lần mua hàng sau.

Bao bì thủy sản mang đến nhiều lợi ích thiết thực

Để việc bảo quản đạt được hiệu quả cao thì chất liệu của bao bì thủy sản cũng phải được chọn lọc kỹ lưỡng. Theo đó, các vật liệu in bao bì thủy sản phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:

  • Chống thấm nước, hơi nước và khí.

  • Có độ bền cơ học và hóa học.

  • Có thể chịu được nhiệt độ lạnh khắc nghiệt vì thủy sản chủ yếu được bảo quản bằng cách đông lạnh.

  • Độ trong suốt cao nhằm kiểm soát được tình trạng của thủy sản bên trong.

  • Tiện lợi cho việc in ấn.

  • Người dùng có thể tái sử dụng nhiều lần mà không bị ảnh hưởng sức khỏe.

  • Giá cả phù hợp và phải chăng.

Dưới đây là một số chất liệu thường dùng để in bao bì thủy sản:

3.1 PE (Polyetylen)

  • Là chất dẻo được tạo ra từ quá trình nung nóng khí Etylen dưới áp lực cao, xúc tác kim loại.

  • PE mật độ thấp được xem là chất liệu có nhiệt độ hàn thấp nhất.

  • Chất lượng vật liệu PE khá tốt, có độ bền, dễ hàn và ít tiêu tốn năng lượng.

  • Vật liệu PE được sử dụng phổ biến trong ngành hàng thực phẩm đông lạnh.

3.2 Bao bì màng phức hợp

  • Được cấu tạo từ PP tráng dệt, ghép OPP in ống đồng và được lồng túi PE.

  • Vải PP dệt mang đến độ bền cơ học cao, độ cứng nhất định phù hợp làm bao bì thủy sản.

Tùy vào các loại thủy sản và nhu cầu của khách hàng mà nhà sản xuất sẽ chọn vật liệu in bao bì thủy sản thích hợp nhất.

Bao bì thủy sản được làm từ những vật liệu có độ bền cao

4. Vai trò của các lớp màng trong bàp bì thủy sản

  • Màng PET, PA: Lớp màng ngoài cùng được xem là chất nền bề mặt để in bao bì. Lớp màng giúp đáp ứng chất lượng hình ảnh, màu sắc in đồng thời có khả năng kháng ẩm, kháng oxy.

  • Màng AL hoặc MPET: Lớp màng nhôm hoặc mạ nhôm (Metalized + PET) dùng để tăng cường độ bền cơ lý, chống thẩm thấu khí, độ ẩm và chất dầu. Từ đó giúp bảo quản sản phẩm được lâu dài hơn.

  • Màng PE hoặc CPP: Là lớp nằm trong cùng, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường cơ lý, sự chịu lực cho bao bì và giúp kết dính dễ dàng hơn khi hàn biên tạo túi

  • Dạng sản phẩm: Dạng túi đóng gói bằng máy hàn miệng túi, dạng cuộn màng in đóng gói bằng máy tự động.

  • Kiểu dáng bao bì: túi zip đáy đứng là loại bao bì đựng thủy sản phổ biến bởi dễ in ấn, sử dụng, bảo quản và trưng bày trên kệ.

  • Màu sắc: In bao bì đựng thủy sản màng ghép từ 1 – 9 màu tùy theo thiết kế của khách hàng.

  • Công nghệ in: In trục đồng tự động cho ra nhiều mẫu bao bì đẹp, đa dạng, thu hút hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Mẫu bao bì thủy sản thông dụng

Nguồn tại Thiết kế in ấn KTP: https://thietkeinanktp.com/san-pham/in-bao-bi-thuy-san/