Hiện nay, túi giấy là sản phẩm cực kỳ tiện lợi để bảo quản các loại trái cây khỏi côn trùng, sâu bọ. Khang Thịnh Phát chuyên in túi giấy bọc trái cây hạn chế tổn thương cho vỏ trái cây, giảm côn trùng xâm nhập, cải thiện màu sắc. Đồng thời giúp cho trái cây tránh bị nám do nắng, an toàn hơn đối với người dùng.

1. Túi giấy bọc trái cây là gì?

Việc in túi giấy bọc trái cây được phát minh vào đầu thế kỷ 20, đây là kỹ thuật đóng bao cho mùa trái cây đầu tiên của nông dân Nhật Bản nhằm mục đích tránh được sâu bệnh.

Hiện nay, phương pháp này được các nước nhanh chóng phục vụ cho sản xuất trái cây như: Trung Quốc (Taiwan), Mỹ, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ,…Túi giấy này giúp hạn chế mầm bệnh lây lan trên cành, lá, đất đến quả. Đồng thời còn tránh được côn trùng và động vật phá hoại, xâm nhập, hoặc tác động của ánh nắng mặt trời làm trái cây hư hỏng.

Sử dụng túi giấy bọc trái cây giảm được việc dùng các loại thuốc trừ sâu, tránh gây ô nhiễm môi trường, giá trị sản phẩm và chất lượng của quả ngày càng được nâng cao.

Túi giấy bọc trái cây ngày càng được ưa chuộng

2. Túi bọc trái cây có cấu tạo như thế nào?

Để in túi giấy bọc trái cây, bạn cần phải biết một số thông số cấu tạo của nó:

  • Kích thước: khoảng 30×35

  • Cấu tạo của túi giấy gồm có 2 lớp.

  • Bên trong của túi là một lớp màu đen được sản xuất từ 100% chất xơ bột gỗ lá giúp tăng tính cản quang.

  • Bên ngoài là lớp màu vàng có pha bột giấy và nilon để ngăn thời tiết xấu và không làm cho túi bị hư.

  • Ngoài ra, túi được thiết kế thêm các lỗ thoáng để sản phẩm bên trong không đọng nước và ứ khí.

Túi giấy dành cho xoài

3. Công dụng của in túi giấy bọc trái cây

In túi giấy bọc trái cây là một sản phẩm rất cần thiết nếu muốn quả đạt chất lượng cao. Dưới đây là một số công dụng của túi giấy bọc trái cây:

  • Chống tác động thời tiết xấu, nắng quá gắt làm trái cây bị rám, bỏng.

  • Tối đa hóa năng suất cây trồng, phòng ngừa sâu bệnh xâm nhập (vi khuẩn, ong vàng, rệp ruồi, rệp sáp..).

  • Tiết kiệm chi phí phun thuốc trừ sâu nhiều lần.

  • Cải thiện màu sắc của quả, phòng ngừa tia cực tím.

  • Tăng năng suất giúp trái non phát triển, tránh xa những tác động bên ngoài.

  • Sử dụng túi giấy bảo vệ môi trường, bên cạnh đó có thể tái chế nhiều lần.

  • Không dư lượng thuốc trừ sâu khi còn đọng trên vỏ trái.

  • Tăng được thu nhập, đẩy mạnh xuất khẩu.

  • Vỏ trái không sần sùi, bị đốm đen khi gặp sương muối tác động.

  • Hạn chế sương muối ảnh hưởng đến trái cây.

  • Mang lại giá trị kinh tế cao và đời sống ổn định cho người trồng cho người trồng.

Sử dụng túi giấy có nhiều công dụng khác nhau

4. Cách sử dụng túi bọc trái cây hiệu quả

In túi giấy bọc trái cây mục đích để bao bọc, bảo vệ các loại trái cây như: xoài, táo, đào, lê, chuối, ổi, nho… Phải sử dụng túi giấy đúng cách thì sản phẩm mới đạt được chất lượng.

4.1 Trước khi đóng bao

Những loại quả hư hỏng, bị bệnh, dị dạng, bị dập… cần loại bỏ. Nếu muốn quả đồng đều và khối lượng lớn thì bạn phải tỉa mỏng lá tạo không gian cho các cây.

4.2 Kiểm soát sâu bệnh

Trước đó 3 ngày đóng bao cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh như: phấn trắng, rệp muội, nhện đỏ…

4.3 Khi nào nên gỡ bỏ túi

Thông thường, khoảng 30 ngày túi bên ngoài được loại ngày trước khi thu hoạch. Nếu sớm quá, quả bị phơi lâu ngày, dễ bị rám nắng,làm màu sắc của quả bị biến đổi. Nếu để quá lâu, hàm lượng đường giảm, mùi vị, màu sắc kém ngon sau thu hoạch.

4.4 Loại bỏ túi như thế nào?

Vào những ngày nhiều mây, nhiệt độ bên ngoài và bên trong chênh lệch không quá cao đó là thời điểm tháo túi tốt nhất, thời gian nên tháo từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Bạn nên tháo các quả ở tán phía đông và phía bắc lúc 10 – 12 giờ sáng, phía tây và phía nam vào 2 – 4 giờ chiều khi loại bỏ túi.

Sử dụng túi giấy đúng để trái cây đạt chất lượng cao

Nguồn tại Thiết kế in ấn KTP: https://thietkeinanktp.com/san-pham/in-tui-giay-boc-trai-cay/