Định lượng giấy GSM là gì? Cách tính định lượng giấy chuẩn xác

Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về ngành in ấn thì vấn đề định lượng giấy GSM là gì sẽ còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là một thuật ngữ cơ bản và không quá khó để bạn có thể tìm hiểu về nó. Dưới đây Thiết kế In ấn KTP sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về khái niệm này.

Định lượng – “Grams per Square Meter” viết tắt GSM là tỷ lệ khối lượng trên diện tích của một vật liệu mỏng. Số GSM càng cao nghĩa là tờ giấy của bạn càng dày.

Điều này không có nghĩa là mọi loại giấy có GSM bằng nhau thì chúng sẽ dày bằng nhau. Độ dày của giấy còn phụ thuộc vào loại bột giấy được sử dụng để sản xuất ra chúng, cùng một GSM thì loại giấy sử dụng bột giấy nặng sẽ có độ dày mỏng hơn so với loại giấy sử dụng bột giấy nhẹ.

Định lượng giấy thường dao động từ 70 – 300 GSM. Mỗi loại thường chênh lệch nhau khoảng 10 GSM. Tùy theo từng ngành nghề, công dụng và loại giấy mà người ta sẽ có sự phân loại phù hợp nhất.

  • Giấy Fort thường có định lượng giấy nhỏ hơn là 60 GSM, 70 GSM, 80 GSM, 100 GSM hay 120 GSM.

  • Giấy Couche có các định lượng 80gsm, 100gsm, 120gsm, 150gsm, 180gsm, 200gsm, 250gsm, 280gsm và 300gsm.

  • Bên cạnh các loại giấy trên thì có một loại giấy khác dày hơn so với tiêu chuẩn thông thường gọi là giấy bồi. Để tạo ra loại giấy này người ta thường không đưa vào quy chuẩn hay sản xuất đại trà mà sẽ sử dụng keo để dính 2 hoặc 3 tờ giấy loại dưới 300 GSM lại với nhau. Cách làm này được gọi là phương pháp bồi.

Hiện nay, cách tính định lượng giấy thông dụng chuẩn nhất là tính theo khối lượng riêng của giấy trên diện tích của nó. Công thức là khối lượng chia diện tích (g/m2). Để chuẩn hơn trong quá trình đo đạc, bạn có thể cắt giấy theo kích thước 10×20 cm hoặc kích thước A4 tiêu chuẩn. Cân dùng để đo khối lượng giấy là cân tiểu ly. Tuy nhiên, khối lượng của giấy khá nhỏ nên dưới sự tác động của những tác nhân bên ngoài như mực in, nhiệt độ… nên có thể sẽ có sai số trong quá trình tính toán.

Thông thường, người ta sẽ sản xuất giấy theo định lượng. Sau đó sẽ phân loại, thống kê và sắp xếp chúng theo từng định lượng khác nhau nhằm thuận tiện cho việc mua bán, sử dụng.

Thông thường giấy được sản xuất theo định lượng. Sau đó được phân loại, sắp xếp và thống kê thành bảng định lượng giấy sẵn để thuận tiện cho việc mua bán, sử dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường ta không cần nắm chính xác định lượng giấy. Chỉ khi dùng giấy để sáng chế những món đồ đặt biệt ta mới cần tiến hành tính toán chính xác chỉ số GSM nhằm đảm bảo chất lượng sáng chế.

4. Bảng thông số tra định lượng giấy

Chú giải kí hiệu

  • Chữ cái đầu tiên trong ký hiệu là loại giấy. Ví dụ trong D450 thì D nghĩa là Duplex, trong B300 thì B là Bristol. Tương tự, C là giấy Couche, F là giấy Ford…

  • Tiếp theo phần số liền sau chữ là định lượng giấy. Ví dụ ký hiệu D400 thì số 400 có nghĩa là 1m2 giấy Duplex nặng 400g.

  • Ngoài ra một số ký hiệu có phần trong ngoặc là 1S, 2S. Những ký hiệu này chỉ số mặt được phủ của giấy.

5. Cách xác định loại giấy thông qua GSM

Đối với những người chuyên nghiệp, chỉ cần nhìn vào GSM là có thể xác định được mục đích sử dụng của từng loại giấy. Các loại giấy phân chia theo định lượng GSM:

  • Từ 35gsm đến 85gsm: Là loại giấy mỏng nhất, thường được sử dụng để in báo, giấy tập, giấy A4.

  • Từ 90gsm đến 100gsm: Đây là loại giấy thường được dùng để in các ấn phẩm văn phòng như catalog, giấy tiêu đề,…

  • Từ 120gsm đến 150gsm: Là loại giấy thường dùng trong quảng cáo như poster, tờ rơi, tờ gấp,… dạng mỏng.

  • Từ 210gsm đến 300gsm: Đây là loại giấy thường khá dày và cứng. Loại giấy này thường dùng để in bìa sách, các loại tờ rơi, vỏ hộp,…

  • Từ 350gsm đến 400gsm: Đây là loại giấy khá cứng, thường được ứng dụng để in card visit, thiệp mời cao cấp, in các tờ gấp,…

Nguồn tại thiết kế in ấn KTP: https://thietkeinanktp.com/blog/dinh-luong-giay-gsm-la-gi/