Sơ đồ tủ điện gia đình

Sơ đồ tủ điện gia đình

Sơ đồ tủ điện gia đình là yếu tố quan trọng và không thể thiếu khi cần lắp đặt tủ điện gia đình. Cùng tìm hiểu khái niệm, lưu ý và tham khảo sơ đồ tủ điện gia đình qua bài viết dưới đây.

1.Sơ đồ tủ điện gia đình

Tủ điện gia đình là một thiết bị cần thiết để đảm bảo mạng lưới điện trong nhà hoạt động ổn định, lâu dài; tránh cháy nổ, chập mạng điện xảy ra và đặc biệt là an toàn cho các thành viên trong gia đình.


Để thực hiện lắp đặt và đấu nối tủ điện gia đình nhanh chóng và chính xác, sơ đồ tủ điện gia đình là không thể thiếu.

Sơ đồ tủ điện gia đình thường được khái quát như sau:

-Tủ điện tổng gia đình, bao gồm 1 MCCB chính có nhiệm vụ đảm nhiệm an toàn và đóng cắt toàn bộ hệ thống điện của tòa nhà.

-Căn cứ vào các tầng và phòng ở, như phòng ngủ, phòng tắm, nhà khách hoặc các thiết bị điện mà lắp đặt thêm các MCB nhánh phù hợp với nhiệm vụ phân phối điện cho từng khu, từng thiết bị đó đó.

2.Lưu ý khi thiết kế sơ đồ tủ điện gia đình

Trong quá trình thiết kế sơ đồ tủ điện gia đình cần lưu ý những vấn đề sau:

-Cần tính toán về công suất, số lượng tổng tất cả các thiết bị điện bao gồm hệ thống chiếu sáng, làm mát và các thiết bị dân dụng khác.

-Người thiết kế cần có chuyên môn am hiểu lĩnh vực xây dựng hệ thống điện dân dụng cho tòa nhà, bởi nay các dây dẫn nối thường được đi âm tường, nếu thiết kế không chuẩn sẽ gây cháy nổ, mất công phá dỡ tường và mất thẩm mỹ.

-Cần tính toán công suất thừa tối thiểu hơn 30% bởi vì các thiết bị và dây dẫn được đi âm tường nên cần dự trù cho việc phát sinh tải sau này và quá trình lão hóa của các thiết bị. Cần lưu ý về công suất dự tính khi lựa chọn aptomat cho gia đình.

3.Sơ đồ mạng điện gia đình an toàn chuẩn

Dưới đây là sơ đồ mạng điện gia đình an toàn chuẩn do hãng Schneider Electric cung cấp, chúng ta có thể tham khảo và điều chỉnh theo từng đặc thù ngôi nhà cụ thể:


Việc lắp aptomat là để chống quá tải, ngắn mạch, sụt áp,… của mạch điện. Khi ngắn mạch, quá tải thì dòng điện qua aptomat là rất lớn nên nếu lựa chọn công suất phù hợp, mạch điện sẽ được bảo vệ và không bị hư hỏng thiết bị nếu dòng điện trong nhà xảy ra sự cố.

Tùy thuộc vào công suất của các thiết bị điện trong gia đình để lựa chọn aptomat phù hợp, ví dụ chọn aptomat tổng là tối đa 63A, với dòng điện 220V thì công suất chịu tải là 220V. Khi xảy ra sự cố ở điểm nào, thiết bị nào thì aptomat nhánh sẽ nhảy trước, aptomat tổng chỉ khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trong hệ thống cấp điện đến các aptomat nhánh hoặc ngắn mạch dây nguồn thì mới nhảy.

Vậy nên, nếu bạn chọn aptomat tổng có dòng chịu tải thấp thì khi dùng nhiều thiết bị sẽ rất dễ bị nhảy ngay cả khi không có sự cố. Vậy nên, bạn có thể chia nhỏ theo từng khu vực, từng thiết bị như hình để có thể bảo vệ tốt hơn, khi xảy ra sự cố cũng sẽ ảnh hưởng và thiết hại ít hơn. Hơn nữa, chia aptomat chống giật ra từng lộ nhỏ thì khi gặp sự cố ở đâu aptomat ở đó sẽ nhảy, tránh nhảy toàn bộ làm quá trình kiểm tra lỗi kéo dài và khó khăn hơn.

Đối với những vị trí sử dụng RCBO trong hình, người dùng có thể thay thế bằng 1 MCB và 1 RCCB.

4.Khuyến cáo lựa chọn cầu dao tự động theo tiết diện dây dẫn

Nếu lựa chọn cầu dao tự động theo tiết diện dây dẫn, cần lưu ý những điều sau:

Tiết diện dây dẫn

Mục đích sử dụng

Công suất tối đa cho phép

Lựa chọn cầu dao tự động

1.5 mm2

Dùng cho đèn, nguồn các loại ổ cắm thông dụng hoặc thiết bị ít hao điện (chuông cửa,…)

<2300W

10A

2.5 mm2

Cung cấp nguồn cho ổ cắm hoặc ổ cắm chuyên dụng (máy giặt, máy nước nóng, lò sưởi điện,…)

<3680W

16-20A

4mm2


< 5750W

25A

6 mm2

Dùng cho các thiết bị như nồi cơm điện, lò nướng, lò sưởi điện công suất công.

<7360W

32A

10 mm2

-Dùng để kết nối điện giữa thiết bị đóng ngắt và tủ điện.

-Dùng cho dây dẫn có chức năng bảo vệ chính: phải có cùng tiết diện như dây nối giữa thiết bị đóng ngắt và tủ điện.

6/9/12 kVA

16-32A đến 50A

16 mm2


50/60 kVA

63A

25 mm2




Trên đây là những thông tin bổ ích về sơ đồ tủ điện gia đình. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu, thiết kế và lắp đặt được tủ điện gia đình phù hợp nhu cầu và an toàn.