Nút nhấn là gì?

#1 Nút nhấn là gì?

Nút nhấn (nút ấn) là một loại khí cụ dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện, máy móc hoặc một số loại quá trình trong điều khiển.

Nút nhấn (nút ấn) thường đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn… Khi thao tác với nút nhấn cần dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.

Hầu hết, các nút nhấn (nút ấn) là nhựa hoặc kim loại. Hình dạng của nút ấn có thể phù hợp với ngón tay hoặc bàn tay để sử dụng dễ dàng. Tất cả phụ thuộc vào thiết kế cá nhân.

Nút nhấn được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn cao, có kiểu dáng đẹp, kết cấu chất lượng, chắc chắn, dễ dàng lắp đặt và thay thế.

#2 Cấu tạo của nút nhấn

Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở – thường đóng và vỏ bảo vệ.

Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái, khi không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

#3 Các thông số kĩ thuật của nút nhấn

– Uđm: điện áp định mức

– Iđm: dòng điện định mức

– Tuổi thọ cơ khí

– Điện áp cách điện Ucđ

#4 Nguyên lý hoạt động của nút nhấn

Nút nhấn có ba phần: Bộ truyền động, các tiếp điểm cố định và các rãnh. Bộ truyền động sẽ đi qua toàn bộ công tắc và vào một xy lanh mỏng ở phía dưới. Bên trong là một tiếp điểm động và lò xo. Khi nhấn nút, nó chạm vào các tiếp điểm tĩnh làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Trong một số trường hợp, người dùng cần giữ nút hoặc nhấn liên tục để thiết bị hoạt động. Với các nút nhấn khác, chốt sẽ giữ nút bật cho đến khi người dùng nhấn nút lần nữa.

#5 Công dụng của nút nhấn

Là loại nút nhấn duy trì trạng thái và đảo trạng thái sau mỗi lần bị tác động, loại nút này rất tiện lợi trong đóng mở các thiết bị mà không cần phải qua các hệ thống mạch tự giữ, giúp tiết kiệm dây dẫn trong các mạch điều khiển, đóng cắt nhanh các thiết bị, tiết kiệm diện tích mặt tủ điện vì chỉ cần một nút nhấn hai công dụng.

#6 Ứng dụng của nút nhấn

Công tắc nút nhấn sử dụng nhiều trong các ứng dụng khác nhau như máy tính, điện thoại nút nhấn và nhiều thiết bị gia dụng. Bạn có thể nhìn thấy chúng trong nhà, văn phòng và trong các ứng dụng công nghiệp ngày nay. Chúng có thể bật, tắt máy hoặc làm cho thiết bị thực hiện các hoạt động cụ thể, như trường hợp với máy tính. Trong một số trường hợp, các nút nhấn có thể kết nối thông qua liên kết cơ học, điều khiển một nút nhấn khác hoạt động

Đa số, các nút sẽ có màu sắc cụ thể để biểu thị mục đích của chúng. Ví dụ như nút nhất màu xanh thường được sử dụng để bật thiết bị hay nút nhấn màu đỏ để tắt thiết bị. Điều này tránh gây nên một sô nhầm lẫn. Nút dừng khẩn cấp thường là các nút ấn lớn, thường có màu đỏ và có đầu lớn hơn để sử dụng dễ dàng hơn.

2. Các loại nút nhấn phổ biến

Có rất nhiều tiêu chí để phân loại nút nhấn (nút ấn). Nếu phân loại theo cấu trúc thì có các loại ở kín, loại hở, chống cháy nổ, kín nước, có đèn báo; theo cặp tiếp điểm có loại một cặp tiếp điểm và hai cặp tiếp điểm. Còn theo cách dùng, có ba loại nút nhấn phổ biến: nút nhấn giữ, nút nhấn nhả và nút nhấn kiểu cảm ứng.

#1 Nút nhấn giữ

Nút nhấn (nút ấn) giữ thường được sử dụng như một công tắc nguồn, công tắc chức năng trong các thiết bị như TV, đầu CD, DVD, máy xay sinh tố, máy hút bụi, các hệ thống tủ điện điều khiển trong công nghiệp…


Các Nút nhấn giữ thông thường được chế tạo như một công tắc gồm 2 hoặc nhiều tiếp điểm. Các tiếp điểm sẽ đóng lại với nhau khi nhấn lần 1 và sẽ nhả ra khi nhấn lần 2. Chúng ta để ý tất cả các nút nguồn của TV, đầu DVD đều dùng nút nhấn kiểu này. Nói tổng kết lại thì phím nhấn kiểu này đơn thuần là một công tắc với nhấn lần 1 thì đóng công tắc và nhấn lần 2 thì công tắc mở ra 

#2 Nút nhấn nhả

Phím nhấn nhả ngày càng được sử dụng trong các thiết bị điện tử gia dụng như bếp từ, lò vi song, quạt điện tử, nồi cơm điện tử, máy pha cà phê tự động, các cây ATM, các máy tự động trong công nghiệp… Phím nhấn nhả cũng bao gồm một nút nhấn và hai tiếp điểm chính, Khi chúng ta nhấn nút thì hai tiếp điểm này đóng lại nhưng khi ta nhả tay ra thì chúng lại mở ra.

Vậy là chúng chỉ có dụng trong một khoảng thời gian rất ngắn khi chúng ta nhấn. Việc nhận biết phím được nhấn sẽ do các bộ vi xử lý hoặc các mạch điện tử số đảm nhiệm. Với phím bấm kiểu này thì bộ vi xử lý có thể xử lý hàng trăm phím trong một khoảng thời gian vài phần ngàn giây để nhận lệnh từ người dùng.


Hiểu biết về phím nhấn nhả sẽ giúp bạn thiết kế hoặc sửa chữa điện tử chuyên nghiệp hơn. Các phím nhấn nhả chiếm phần lớn trong các bảng điều khiển của các thiết bị điện tử. Bàn phím máy tính và bàn phím điện thoại là minh họa rõ ràng và phổ biến nhất cho kiểu phím này. 

#3 Nút nhấn kiểu cảm ứng

Công nghệ ngày càng hiện đại, các nhà thiết kế đã chế tạo ra các kiểu bàn phím cảm ứng nhằm điều khiển nhanh hơn, ít phải dùng lực ấn phím hơn, dễ tích hợp vào trong các màn hình LCD.. Bàn phím cảm ứng phổ biến nhất là trên các điện thoại cảm ứng thông minh (smart phone) , các hệ thống màn hình điều khiển tự động trong công nghiệp còn gọi là HMI,  các máy bán hàng tự động, các cây ATM…..


Xét về cấu tạo thì phím nhấn kiểu cảm ứng sẽ gồm ma trận các điểm cảm ứng, mỗi điểm này sẽ có giá trị điện trở hoặc điện dung nào đó, khi tay ta nhấn vào các điểm này thì điện trở hoặc điện dung trong mạch sẽ thay đổi và một bộ vi xử lý sẽ nhận biết sự thay đổi này để biết thao tác của người dùng rồi từ đó điều khiển máy móc theo yêu cầu của người sử dụng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nút nhấn mà Hoàng Vina muốn chia sẻ tới các độc giả. Nếu còn thắc mắc gì về nút nhấn, để lại bình luận hoặc liên hệ ngay hotline 0938 188 708 để keri có thể hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình nhất nhé