Đài đá chia kinh của thái tử Chiêu Minh nhà Lương


Nguyễn Du

Lương triều Chiêu Minh thái tử phân kinh xứ

Thạch đài do ký “Phân kinh” tự

Đài cơ vu một vũ hoa trung

Bách thảo kinh hàn tận khô tử

Bất kiến di kinh tại hà sở

Vãng sự không truyền Lương thái tử

Thái tử niên thiếu nịch ư văn

Cưỡng tác giải sự đồ phân phân

Phật bản thị không bất trước vật

Hà hữu hồ kinh an dụng phân

Linh văn bất tại ngôn ngữ khoa

Thục vi Kim Cương vi Pháp Hoa

Sắc không cảnh giới mang bất ngộ

Si tâm quy Phật Phật sinh ma

Nhất môn phụ tử đa giao tế

Nhất niệm chi trung ma tự chí

Sơn lăng bất dũng liên hoa đài

Bạch mã triêu độ Trường Giang thuỷ

Sở lâm hoạ mộc trì ương ngư

Kinh quyển thiêu hôi đài diệc dĩ

Không lưu vô ích vạn thiên ngôn

Hậu thế ngu tăng đồ quát nhĩ

Ngô văn Thế Tôn tại Linh Sơn

Thuyết pháp độ nhân như Hằng Hà sa số

Nhân liễu thử tâm nhân tự độ

Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu

Minh kính diệc phi đài

Bồ Đề bản vô thụ

Ngã độc Kim Cương thiên biến linh

Kì trung áo chỉ đa bất minh

Cập đáo Phân kinh thạch đài hạ

Chung tri vô tự thị chân kinh

Nơi Chiêu Minh thái tử triều Lương chia kinh

Đài đá còn ghi chữ “Chia kinh”

Nền đài gai góc lấp trong mưa bụi

Trăm loài cỏ sợ lạnh đều chết khô hết

Không thấy kinh còn lại nơi đâu

Chỉ nghe kể chuyện thời xưa

Lương thái tử thời niên thiếu say mê văn chương

Gượng bày đặt phân tách chi ly rắc rối

Phật vốn là không, chẳng vướng vào vật

Có gì tuỳ thuộc vào kinh mà chia với phân?

Văn thiêng không phải nhờ khoa ngôn ngữ

Cái gì là kinh Kim Cương, cái chi là kinh Pháp Hoa?

Cảnh giới Sắc Không mờ mịt không hiểu

U mê mà theo Phật thì Phật sinh ra ma

Cha con một nhà cùng mù quáng hết

Chỉ trong một niệm, ma tự đến

Ở nơi lăng núi không có đài sen nổi lên

Một sớm ngựa trắng vượt sông Trường Giang

Rừng nước Sở cháy, cây gặp tai hoạ, cá trong ao bị vạ

Kinh cháy ra tro, đài cũng đổ

Muôn nghìn lời để lại đều vô ích

Chỉ để cho đám sư ngu dốt đời sau tụng đọc điếc tai

Ta nghe nói đức Thế Tôn tại Linh Sơn

Thuyết Pháp cứu người nhiều như cát sông Hằng

Người hiểu tâm này, người tự độ

Linh Sơn chính ở tại lòng ta

Gương sáng không có đài

Bồ đề vốn không cây

Ta đọc Kinh Kim cương hơn nghìn lần

Nhiều yếu chỉ sâu sắc trong đó ta không rõ

Đến nay, dưới đài đá “Chia kinh”

Mới hiểu kinh “không chữ” mới thật là chân kinh


Lương (502-556) là một trong bốn triều vua thời Nam Triều (Tống, Lê, Lương, Trần). Thái tử Chiêu Minh tên là Chiêu Thống, con của Lương Vũ Đế 梁武帝, tức Tiêu Diễn 蕭統 (502-549), thời Nam Bắc triều 南北朝, hai cha con đều sùng bái đạo Phật. Học rộng, ham nghiên cứu văn học, là tác giả bộ Văn tuyển 文選.