Những nghiên cứu về sâm Ngọc Linh có thể bạn chưa biết

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý của Việt Nam và là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Các nghiên cứu về sâm Ngọc Linh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại sâm này.

Nghiên cứu về sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh (danh pháp hai phần: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc họ Cam tùng (Araliaceae). Nó còn có tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu. Sâm Ngọc Linh thường được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum và huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ngoài vùng núi Ngọc Linh, loại sâm này còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam.

Sâm Ngọc Linh thường chỉ sống tập trung trên độ cao từ 1.200 đến 2.100m so với mực nước biển, chúng mọc dày thành đám dưới tán rừng nguyên sinh, dọc theo các con suối trong rừng với nền đất ẩm nhiều mùn.

Hình ảnh củ sâm Ngọc Linh

Hình ảnh củ sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế Việt Nam từ năm 1978 cho thấy phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam có chứa chưa tới 50 hợp chất saponin, trong đó 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới chưa tìm thấy ở bất cứ loại sâm nào. Trong khi đó, loại sâm quý như sâm Triều Tiên cũng chỉ có khoảng 25 saponin.

Những kết quả nghiên cứu mới nhất về thành phần hóa học của sâm Ngọc Linh được công bố còn kéo dài danh sách saponin trong loại sâm này lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Nhờ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng thiết yếu cho sức khỏe con người mà sâm Ngọc Linh hiện nay được nhiều người trên thế giới săn lùng mặc cho giá thành của sản phẩm thuộc hàng đắt đỏ và không phải ai cũng có đủ tiềm lực kinh tế để sở hữu.

Lịch sử phát hiện cây sâm Ngọc Linh

Trước khi các nhà khoa học tìm thấy sâm Ngọc Linh thì củ sâm này đã được đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng của miền Trung Trung bộ Việt Nam phát hiện và sử dụng nó như một loại cây thuốc rừng, mà họ thường gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, giúp bồi bổ sức khỏe và chữa được nhiều loại bệnh theo các phương pháp dân gian.

Dựa trên những thông tin được lưu truyền trong dân gian thì đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam, Kon Tum xưa kia thì để phục vụ cho kháng chiến, người dân khu vực Trung Trung Bộ quyết tìm ra được loại cây sâm chi Panax tại miền Trung, mặc dù trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax chỉ có ở miền Bắc.

Đến năm 1973, khu Y tế Trung Trung bộ đã cử một nhóm cán bộ bao gồm: dược sĩ Đào Kim Long, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Khi đoàn đến tỉnh Kon Tum thì Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê để trợ giúp, dẫn đường lên núi Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh từng được dùng để phục vụ ngành y dược trong kháng chiến

Sâm Ngọc Linh từng được dùng để phục vụ ngành y dược trong kháng chiến

Sau nhiều ngày di chuyển trèo đèo lội suối thì đến 9 giờ sáng ngày 19/03/1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm Ngọc Linh đầu tiên và ngay buổi chiều hôm đó đoàn cũng đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh. Sau 15 ngày nghiên cứu về củ sâm quý hiếm này dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới chưa từng xuất hiện tại bất cứ đâu trên thế giới.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam: đây là cống hiến quan trọng cho ngành y dược nói riêng và khoa học nói chung, bổ sung tri thức mới về vùng phân bố chi Panax xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sung cho chi Panax họ Araliaceae một loài mới. Sau khi loại sâm quý hiếm này được phát hiện, Khu ủy Khu 5 đã chỉ đạo Ban Dân y bí mật bảo vệ và khai thác, giao cho xưởng Dược Trung Trung Bộ chế biến làm thuốc phục vụ chiến tranh, đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược liệu Hà Nội để nghiên cứu.

Sau khi hòa bình lập lại, tháng 10/1978 một tổ công tác thứ hai lên vùng núi Ngọc Linh để ước lượng sơ bộ diện tích mà sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển. Kết quả là đã tìm ra được một vùng dài hàng chục km, có trữ lượng khoảng 6.000-7.000 cây sâm mọc dày đặc..

Nǎm 1979, Ngành Y tế Quảng Nam đã tổ chức điều tra ở 5 xã trong huyện Trà My. Kết quả là đã tìm thấy 1.337 cây trong 211 ô tiêu chuẩn. Trọng lượng trung bình một cây sâm Ngọc Linh là 5.26 gam; số thân có trọng lượng trên 25 gam là 7.39% và số thân rễ ước tính trên 8 năm tuổi là 36.9%. Đợt điều tra này cũng đã phát hiện ra củ sâm Ngọc Linh trên 50 năm tuổi, đường kính 1,2 cm, mặc dù đây chưa phải là thân rễ sống lâu nhất. Trong những đợt tìm kiếm, điều tra về sau còn phát hiện thêm cây sâm Ngọc Linh khoảng 82 năm tuổi.

Đặc điểm của cây sâm Ngọc Linh

Cây sâm được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên dưới những tán rừng già. Tính đến nay mới chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là nơi tập trung loại sâm này với mật độ cao nhất và chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh nên được gọi là sâm Ngọc Linh, tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu thực địa mới nhất cho thấy sâm còn mọc cả ở nhiều ngọn núi gần đó. Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao từ 40-100 cm. Nếu nhìn qua sẽ thấy sâm Ngọc Linh có vẻ ngoài rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ sâm Ngọc Linh có sẹo và các đốt như đốt trúc.

Sâm Ngọc Linh thường mọc ở những tán rừng nguyên sinh cao 1200m

Sâm Ngọc Linh thường mọc ở những tán rừng nguyên sinh cao 1200m

Cây sâm Ngọc Linh chủ yếu mọc dưới những tán rừng già nguyên sinh, ẩm ướt và nhiều mùn dinh dưỡng. Nhiệt độ ban ngày không có 25 độ C, và ban đêm không thấp hơn 15 độ C. Sâm Ngọc Linh là loại cây tuy nhỏ bé nhưng có thể sống rất lâu, sinh trưởng khá chậm. Trong điều kiện bình thường một cây sâm Ngọc Linh có thể sống đến trên 100 năm. Bộ phận dùng để làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ. Ngoài ra lá sâm cũng có chứa nhiều dinh dưỡng, có thể dùng để phơi khô để sắc lấy nước uống.

Sâm bắt đầu xuất hiện chồi non vào đầu tháng 1, sau đó sẽ hình thành tán hoa. Từ tháng 4 - 6, cây nở hoa và kết trái. Quả bắt đầu chín vào tháng 7 và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10 lá rụng để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm, căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biết cây sâm này đã bao nhiêu tuổi. Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm. Tìm hiểu bài viết hướng dẫn cách tính tuổi sâm ngọc linh chuẩn nhất tại đây: https://note.com/samnuingoclinh/n/n95954158d41a

Dược tính của sâm Ngọc Linh

Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu về sâm Ngọc Linh. Trong hai năm 1974 - 1975, Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen trong nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau.

Đến nay, người ta đã nghiên cứu thành phần của sâm Ngọc Linh và cho thấy loại sâm này có 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 hợp chất có cấu trúc thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật và 26 saponin pammaran có cấu trúc mới không tìm thấy ở bất cứ loại sâm nào trên thế giới.

Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen và saponin pammaran. Ngoài ra trong thành phần của loại sâm này còn có 14 axít béo, 17 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thể thay thế được), vitamin B, E và 20 nguyên tố đa lượng, vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

Trên đây là một vài thông tin về các nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về loại sâm đặc biệt này của Việt Nam.