Phương pháp xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

Khi kinh doanh bất kể một lĩnh vực nào, việc xác định thị trường mục tiêu là rất quan trọng và không phải dễ dàng gì. Vậy thị trường mục tiêu là gì và phương pháp xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ được giải thích rõ trong bài viết này.

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu được hiểu là một nhóm đối tượng khách hàng mà chủ kinh doanh hay doanh nghiệp muốn nhắm tới. Nói chung, thị trường mục tiêu sẽ là những đối tượng khách hàng tiềm năng ở hiện tại và tương lai đối với sản phẩm dịch vụ mà chủ kinh doanh cung cấp.

Không có một sản phẩm, dịch vụ nào có thể bao quát toàn thị trường. Vì vậy, hãy xác định đúng thị trường mục tiêu của mình cho phù hợp và sát nhất với đặc điểm sản phẩm của mình.

Phương pháp xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

1. Nghiên cứu thị trường

Để xác định thị trường mục tiêu một cách hiệu quả, bạn sẽ cần thực hiện một số nghiên cứu, phân tích sản phẩm, dịch vụ có những tính năng gì, lợi ích gì cho người dùng. Sau đó, lập danh sách những người có nhu cầu mà quyền lợi của bạn đáp ứng.

2. Phân khúc thị trường

Dựa trên các đặc điểm như thu nhập, tuổi tác, giới tính, đặc điểm tính cách... để nghiên cứu xác định việc phân chia khách hàng bằng cách tạo các nhóm nhỏ của một thị trường để hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu.

  • Phân đoạn nhân khẩu học - bao gồm các thuộc tính như độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, vị trí, thu nhập, học vấn...

  • Phân đoạn địa lý - đề cập đến nơi đối tượng mục tiêu của bạn sống từ đó giúp bạn biết được vị trí nên đặt quảng cáo.

  • Phân đoạn hành vi - xem xét hành vi mua hàng, hành vi theo dịp, tỷ lệ sử dụng sản phẩm của bạn, lý do mua hàng, lòng trung thành của khách hàng và cách họ tương tác với thương hiệu của bạn.

  • Phân đoạn tâm lý - những yếu tố niềm tin, giá trị, thái độ, sở thích hoặc lối sống có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của một người.

Sau khi xác định được phân khúc thị trường, tiếp theo doanh nghiệp cần tìm ra được phân khúc hấp dẫn - chính là phân khúc phù hợp chính xác với tiêu chí của doanh nghiệp.

3. Đánh giá sự cạnh tranh

Nếu bạn chưa có cơ sở khách hàng hiện tại, thì việc kiểm tra xem đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì sẽ giúp bạn hiểu được hồ sơ khách hàng của chính mình.

Bạn có thể phân tích thị trường mục tiêu của đối thủ cạnh tranh bằng cách trả lời các câu hỏi:

  • Bạn có thể xác định các chiến thuật phân khúc của đối thủ cạnh tranh không?

  • Khách hàng mục tiêu của họ là ai?

  • Họ có một thị trường mục tiêu cụ thể hay nhiều thị trường mục tiêu? Nó là gì và tại sao?

  • Làm thế nào để họ quảng bá sản phẩm của họ? Họ sử dụng loại ngôn ngữ nào? Họ làm nổi bật những tính năng nào của sản phẩm?

  • Họ bán hàng ở đâu?

4. Chiến lựơc marketing cho thị trường mục tiêu

Sau khi đã phân khúc thị trường và xác định được các phân khúc thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải đưa ra những chiến lược marketing phù hợp để nhanh chóng đưa sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng, có được thị phần và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Một số chiến lược marketing phổ biến: Chiến lược tiếp thị không phân biệt (đại trà), Chiến lược tiếp thị phân biệt (nhiều phân khúc), Chiến lược tiếp thị tập trung (thị trường ngách), Chiến lược tiếp thị vi mô (cá nhân và bản địa hóa).

Xác định thị trường mục tiêu là chiến lược cực kỳ quan trọng giúp bạn thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và chiếm thị phần lớn trên thị trường. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn luôn thành công.