Cách theo dõi hành vi người dùng trên website

Ngày nay, ngoài các chiến dịch marketing thì website là một nền tảng được các doanh nghiệp cử dụng để thu hút khách hàng, từ đó tạo ra nhiều doanh thu. Vì vậy việc theo dõi hành vi người dùng trên website là rất quan trọng. Thông qua việc này, chủ website có thể thay đổi chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing để tiếp cận được đúng đối tượng hoặc đánh đúng nhu cầu của khách hàng.

Cách theo dõi hành vi người dùng trên website

Một công cụ rất phổ biến và hiệu quả dân Marketing không thể bỏ qua là Google Analytic. Sở dĩ phần mềm này được ưa chuộng thứ nhất là vì nó miễn phí và thứ hai là vì nó mang lại cho người dùng những thông tin đầy đủ và đa dạng nhất mà gần như không có một công cụ phân tích miễn phí nào trên thế giới có thể làm được.

Sơ lược những thông tin mà Google Analytics có thể cung cấp cho người dùng:

  • Số lượng người viếng thăm trang web

  • Thời gian họ lưu lại trên trang web

  • Bao nhiêu người là khách mới và bao nhiêu là người quay lại

  • Giới tính / tuổi tác của người truy cập

  • Thiết bị họ dùng để truy cập trang web, hệ điều hành và ngay cả nhà cung cấp mạng

  • Người sử dụng đến từ nguồn nào (quảng cáo, kết quả tìm kiếm, mạng xã hội v.v…)

  • Người dùng viếng thăm những trang nào và đi đâu trên trang web

  • Số lượng người thực đang hiện diện trên website

  • Có thể thiết lập để tính toán số lượng người mua hàng, giá trị hàng hóa bán được, số lượng người đăng ký, nói chung là gần như mọi thứ…

  • Xem số lượng người viếng thăm trên trang web theo thời gian thật

  • Đa dạng các báo cáo bằng thông số, đồ thị hoặc hình phễu (funnel)

  • Thiết lập A/B testing với tính năng Content Experiment

...

Các báo quan trọng cần biết trong Google Analytic

1. Báo cáo đối tượng

Đây là báo cáo cung cấp rất chi tiết hành vi của người dùng với các chỉ số như: số người dùng, người dùng mới, số phiên, số phiên trên mỗi người dùng, số lần xem trang, số trang/phiên, thời gian trung bình của phiên và tỉ lệ thoát.

Ngoài ra còn biết được đặc điểm khách hàng thông qua thông tin nhân khẩu (tuổi, giới tính). Đo lường tần suất người cũ quay lại website bao nhiêu lần và thời gian họ truy cập là bao lâu.

2. Báo cáo thu nạp

Qua báo cáo này, bạn sẽ xác định được kênh nào thu hút được nhiều khách hàng ghé thăm, kênh nào được tương tác nhiều nhất và kênh nào mang lại nhiều doanh thu nhất...

Kênh Organic Search: lượng traffic người dùng truy cập thông qua

Google và đây cũng là mục tiêu mà tối ưu SEO hướng đến. Nếu tỉ lệ Organic Search cao cho thấy seo website bạn tốt, có từ khóa lên top và là nguồn tăng tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp.

Kênh direct: là khách hàng trực tiếp search địa chỉ website của bạn.

Nếu tỉ lệ Direct cao nghĩa là doanh nghiệp bạn đã tạo dựng được danh tiếng thương hiệu, khách hàng nhớ tới bạn công ty và tìm kiếm trực tiếp khi có nhu cầu liên quan.

Kênh Referal và Social: là truy cập của người dùng từ một nguồn bên ngoài nào đó mà không cần thông qua công cụ tìm kiếm, như website vệ tinh, blog, diễn đàn, mạng xã hội...

3. Báo cáo hành vi

Ở báo cáo này, Google Analytics sẽ chú trọng thống kê về các trang có lượng lượng truy cập nhiều nhất và tốc độ load của từng trang.

Đây là một yếu tố quan trọng được Google đánh giá cao, bởi vì nếu khách hàng phải chờ đợi quá lâu để truy cập vào web của bạn, rất có thể họ sẽ thoát ra ngay và hiển nhiên sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới Bounce rate và hiệu quả tối ưu tang web.

4. Báo cáo chuyển đổi

Đây là báo cáo mà các quản trị viên mong chờ nhất sau mỗi chiến dịch. Tất cả mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra sau một thời gian khởi chạy sẽ được báo cáo ở đây.

Hãy nhớ rằng website của bạn có traffic cao hay không đều bắt đầu từ cách mà bạn theo dõi hành vi của người dùng trên website của mình.