Thoái hóa đốt sống cổ tập thể hình có ảnh hưởng gì không ?

Thoái hóa đốt sống cổ tập thể hình có ảnh hưởng gì không ?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý hình thành do quy luật lão hóa, khiến đốt sống cổ bị tổn thương và bào mòn. Chính vì vậy, cấu trúc xương và độ linh hoạt đã không còn được như lúc trẻ, nếu người bệnh thực hiện những bộ môn thể thao có cường độ mạnh, mức độ tổn thương đốt sống có nguy cơ tăng lên khiến bệnh chuyển biến trầm trọng hơn.

>>>> Xem thêm bài viết: Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả tại nhà

Chuyên gia Cơ xương khớp Nguyễn Thị Dung Công tác tại Bệnh viện Bạch Mai giải đáp vấn đề Thoái hóa đốt sống cổ tập thể hình có ảnh hưởng gì không? như sau:

“Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên luyện tập thường xuyên để phục hồi khả năng vận động và linh hoạt của các đốt sống ở vị trí này. Tuy nhiên, vì đốt sống đã có những tổn thương nhất định, khả năng vận động và linh hoạt không còn được như trước, do đó người bệnh cần cẩn trọng khi lựa chọn bộ môn luyện tập thích hợp.

Thể hình là cách rèn luyện sức khỏe và cơ bắp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, với người bị thoái hóa đốt sống cổ, tập thể hình là con dao hai lưỡi. Nếu thực hiện những động tác có cường độ mạnh, gây chèn ép lên đốt sống cổ, nguy cơ bệnh trầm trọng hơn là điều khó tránh khỏi. Do đó, để cải thiện bệnh hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn những động tác nhẹ nhàng, tránh áp lực chèn ép lên đốt sống và đĩa đệm cổ.

Nếu chọn đúng động tác tập, các đốt sống sẽ được cải thiện rõ rệt, tình trạng cứng khớp ít gặp hơn, đĩa đệm đàn hồi và linh hoạt hơn, đốt sống tổn thương được phục hồi nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng nề và đau đớn dữ dội, người bệnh nên tham gia điều trị vật lý trị liệu để được chuyên viên hướng dẫn các bài tập thích hợp, giúp phục hồi khả năng xương khớp.”

Như vậy, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể tập thể hình để rèn luyện sức khỏe và phục hồi xương khớp, hỗ trợ quá trình điều trị.

Những lưu ý khi tập thể hình cho người thoái hóa đốt sống cổ

Nhằm hạn chế những tổn thương lên hệ thống đốt sống cổ, người bệnh nên lưu ý những điều sau trong quá trình tập luyện.

Những lưu ý khi luyện tập thể hình cho người thoái hóa đốt sống cổ

  • Vì thể hình là bộ môn thể thao cường độ mạnh, do đó người bệnh cần khởi động kỹ để xương khớp dẻo dai và làm nóng cơ thể, tránh làm xuất hiện cơn đau trong quá trình luyện tập.
  • Nên bắt đầu bằng những tư thế và động tác nhẹ nhàng, hạn chế các động tác gây chèn ép và làm tăng áp lực lên đốt sống cổ.
  • Người bệnh có thể tăng mức độ các bài tập khi xương khớp dẻo dai và thể trạng tốt hơn để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
  • Tuyệt đối không thực hiện những bài tập nặng nề như nâng hay đẩy tạ dù người bệnh vẫn có khả năng thực hiện.
  • Thời gian lý tưởng để người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thực hiện luyện tập là từ 15 – 20 phút, không kéo dài thời gian tập, có thể khiến hệ thống xương khớp quá tải, gây đau nhức trầm trọng.
  • Ngay khi người bệnh nhận thấy cơn đau ập đến, lập tức ngưng tập và nghỉ ngơi. Vài ngày sau khi cơn đau thuyên giảm hẳn, người bệnh mới nên tập trở lại.
  • Sau khi ngưng tập, nên xoa bóp hay ngồi thiền để điều chỉnh lại hơi thở và thư giãn xương khớp hạn chế cơn đau sau khi tập.

Bên cạnh việc tập thể hình, người bệnh có thể tập luyện những bộ môn khác như đi bộ, bơi lội, yoga,… để cải thiện xương khớp toàn diện. Nên lựa chọn bộ môn tập luyện tùy vào thể trạng, không nên cố gắng thực hiện những bộ môn quá sức, không chỉ không có hiệu quả trong việc điều trị bệnh mà còn gây tổn thương lên vùng đốt sống bị thoái hóa.

Bài viết đã giải đáp được thắc mắc Thoái hóa đốt sống cổ tập thể hình có ảnh hưởng gì không? từ bạn đọc. Ngoài việc tập luyện, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất, omega 3, vitamin D và canxi để tăng cường xương khớp, giúp xương chắc khỏe, đĩa đệm đàn hồi,… để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.