Tac dung cua toi den mang lai cho suc khoe doi song

Tỏi sau quá trình lên men trong 60 ngày sẽ chuyển thành màu đen (vì thế được gọi là tỏi đen). Ăn từ một đến 3 củ tỏi đen mỗi ngày hoặc ngâm rượu uống có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim…

Khi lướt internet bạn sẽ khá dễ dàng để đọc được nhiều bài viết về tỏi đen, hướng dẫn cách làm tỏi đen hay bài viết bán hàng tỏi đen,…hẳn nhiên với những người không biết thì họ sẽ chưa chắc chắn lắm về tác dụng của tỏi đen, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về tỏi đen và sức khỏe con người.

Tỏi đen là gì?

Được gọi với cái tên tỏi đen nhưng đây không phải là giống tỏi màu đen từ khi trồng tới khi thu hoạch mà tỏi đen là những củ tỏi được làm từ tỏi trắng thông thường. Quá trình lên men được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ củ tỏi với nhiệt độ khác nhau trong vài tuần, một quá trình tạo ra vỏ màu đen. Hương vị của tỏi sau xử lý trở nên ngọt như sirô với vị dấm balsamic hoặc có vị như me. Ban đầu thì tỏi đen được người Hàn Quốc làm ra. Sau đó được các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu và cho sản xuất rộng rãi.

Mời bạn xem thêm: Tác dụng của nghệ đen, nghệ tươi (nghệ vàng) và tinh bột nghệ

Mời bạn xem thêm: 10 tác dụng của lá vối tươi với sức khỏe, bà bầu, phụ nữ sau sinh

Bạn ăn tỏi sống sẽ thấy vị hăng và cay nhưng từ củ tỏi tươi sau khi trải qua quá trình xử lý nhiệt trở thành tỏi đen sẽ mất đi hoàn toàn mùi khó chịu, có vị ngọt đặc trưng và dai mềm khi ăn cũng như có sự chuyển hoá một cách đáng kể các hợp chất sinh học của chúng. Đã có rát nhiều nghiên cứu khoa học báo cáo hàm lượng hoạt chất chống oxy hoá của tỏi đen cao hơn rất nhiều so với tỏi tươi và chúng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh có liên quan đến quá trình rối loạn trao đổi chất, giúp giảm hàm lượng Cholesterol xấu trong máu, giảm xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, hạn chế quá trình lão hoá, hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và tăng cường sức đề kháng.

Hiện nay Tỏi đen đã trở nên phổ biến ở các nước như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam…Và nó đã trở thành một thành phần được tìm kiếm và sử dụng trong ẩm thực cao cấp..

Tác dụng của tỏi đen

Trong tỏi đen có chứa chất chống Oxy hóa rất tốt, làm giảm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nhiều loại bệnh.

Nhiều nghiên cứu đã báo cáo hàm lượng hoạt chất chống oxy hoá của tỏi đen cao hơn nhiều lần so với tỏi tươi và chúng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh có liên quan đến quá trình rối loạn trao đổi chất, giúp giảm hàm lượng Cholesterol xấu có trong máu, giảm xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, hạn chế quá trình lão hoá, hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và tăng cường sức đềkháng.

1. Giúp chống ung thư và giảm cholesteron

Sau một quá trình chế biến đã biến tỏi bình thường thành một loại “siêu tỏi” (super-garlic). Hợp chất S-allylcysteine (một thành phần tự nhiên có trong tỏi tươi) và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn hơn nhiều trong tỏi đen so với tỏi tươi. Hai thành phần đó có thể làm giảm cholesteron và giảm nguy cơ bị ung thư.

2. Chống nhiễm trùng

Trong tỏi chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm trong thành phần hoạt động allicin của nó. Chất S-allylcysteine trong tỏi đen hỗ trợ sự hấp thụ allicin, giúp cho sự hấp thụ, chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, do đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, nhiễm trùng.

3. Tỏi đen giúp chống lại bệnh tật

Tỏi đen được chứng minh có đặc điểm chống ô-xy hóa cao gấp 2 lần tỏi thông thường. Các chất chống ô-xy hóa bảo vệ các tế bào khỏi bệnh tật, lão hóa, do đó tỏi đen có thể làm chậm lại quá trình lão hóa cơ thể. Khả năng chống ô xy hóa của tỏi đen rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại. Vì thế tỏi đen trở thành loại thực phẩm lý tưởng để hỗ trợ điều trị cho các

bệnh mãn tính (gây ra bởi các tế bào bị hư tổn do các gốc tự do) như bệnh tim, bệnh Alzheimer, các vấn đề về tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp và nhiều loại bệnh mãn tính khác.

4. Tỏi đen phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư:

Nghiên cứu cho thấy các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline có trong tỏi đen được hình thành từ quá trình lên men có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hóa lipid cao hơn tỏi thường. Ngoài ra dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỏi đen giàu S-allyl-L-cysteine (SAC) làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường, những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết và tỏi đen có hiệu lực hóa liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.

Như vậy, tỏi đen được tạo ra sau quá trình lên men có các tác dụng sinh học hơn hẳn so với tỏi thông thường.

  1. Các tác dụng khác của tỏi đen

Sau quá trình lên men tỏi tươi để hình thành nên tỏi đen làm giảm mùi hăng cay của tỏi tươi, làm cho tép tỏi trở nên ngon miệng hơn, dễ ăn hơn, đồng thời làm biến mất mùi hôi ở miệng sau khi ăn tỏi. Tỏi đen có hương vị như hoa quả sấy khô, ngọt và hơi dai, thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn ở các nhà hàng lớn.

Như vậy, tỏi đen vừa có tác dụng tốt với sức khỏe, vừa ăn ngon miệng. Vì thế nó ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong các nhà hàng chất lượng cao và trong nhiều món ăn trên thế giới.

Tỏi đen thường được các doanh nghiệp sản xuất và chế biến tại Việt Nam nên giá cũng khá mềm chỉ từ 1,2 đến 2 triệu đồng/1 kg. Ngoài ra bạn cũng có thể làm tỏi đen để sử dụng nhưng cũng phải hết sức cẩn thận.

Hướng dẫn sử dụng tỏi đen hiệu quả

  1. Tỏi đen để nguyên củ, bạn chỉ việc bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng hợp lý từ một đến 3 củ mỗi ngày.
  2. Tỏi đen ngâm rượu: Đây là món uống khá ngon và nhiều tác dụng. Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
  3. Có thể cắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tóm lại, dù dùng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.