VÌ SAO GỌI LÀ BÀ RỊA ? BÀ RỊA LÀ TÊN CỦA AI ?

Sơ lược về lịch sử

Theo sử sách, Bà Rịa là người có công lớn trong quá trình khai phá vùng đất Long Điền - Xuyên Mộc từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần. Hiện nay, mộ và miếu thờ Bà Rịa tọa lạc tại xã Tam Phước, huyện Long Điền. Địa danh này đã trở thành điểm tham quan của những du khách muốn tìm hiểu về đất và người Bà Rịa - Vũng Tàu.  

Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Hiệp Tổng trấn Gia Định Thành - Trịnh Hoài Đức, ghi chép về Bà Rịa như sau: Bà Rịa người Phú Yên (1665-1759). Năm 15 tuổi (1680) thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào Nam lập nghiệp. Nơi đến là vùng đất rộng lớn, có địa hình lồi lõm phức tạp, nổi tiếng là vùng nước độc, chướng khí, có nơi đầm lầy lau sậy mịt mù, có rất nhiều thú dữ. Khi đặt chân đến vùng rừng thiêng nước độc này, Bà Rịa cùng dân chúng lao vào công việc khai hoang mở đất, lập làng ở vùng Đồng Xoài (nay thuộc xã Hòa Long, TP.Bà Rịa), rồi dần mở rộng ra vùng Gò Xoài - Phước Liễu (nay thuộc xã Tam An, huyện Long Điền), tiếp tục khai khẩn đến đất Láng Dài (nay thuộc huyện Đất Đỏ) và hướng về vùng biển Xuyên Mộc.  

Chú thích cho một thành tựu gần đây