Tất Tần Tật Về Nghiên Cứu Từ Khóa Seo

Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên của quá trình sáng tạo nội dung SEO và là nền tảng thiết yếu của mọi chiến lược SEO. Trước khi lên nội dung website, bạn phải “thâm nhập” vào tâm trí người dùng để khám phá từ khóa nào họ đang tìm kiếm. Và rồi bạn sẽ tận dụng từ khóa đó để viết nội dung nhằm đạt thứ hạng mong muốn. Đó chính là nghiên cứu từ khóa seo toàn tập. Theo dõi tiếp xem FoogleSEO sẽ đề cập đến những yếu tố gì nhé

Nghiên cứu từ khóa là gì?

Nghiên cứu từ khóa (keyword research) là công việc bạn phải làm để thiết lập danh sách những từ khóa bạn muốn xếp hạng.

Chiến lược từ khóa (keyword strategy) là quyết định bạn đưa ra dựa trên nền tảng nghiên cứu từ khóa.

Cụm từ khóa (keyphrase) bao gồm từ khóa chứa nhiều từ. Nghĩa là từ khóa không nhất thiết chỉ có một từ! Trong bài viết, khi nhắc đến từ khóa, chúng ta sẽ ngầm hiểu đó là cụm từ khóa, chứ không phải duy nhất một từ độc lập. Từ khóa trọng tâm dần được thay thế bằng “cụm từ khóa trọng tâm”.

Từ khóa dài (longtail keyword) chi tiết hơn và ít phổ biến hơn vì chúng tập trung vào phạm vi hẹp hơn. Từ khóa càng dài, càng cụ thể thì càng dễ đạt thứ hạng cao.

Từ khóa trọng tâm là từ khóa hoặc cụm từ khóa bạn muốn trang mình được tìm kiếm nhiều nhất. Mục đích tìm kiếm là khám phá ý định tìm kiếm của người dùng. Tức là ta không chỉ xác định từ khóa, mà phải hiểu được ý định phía sau của người dùng là gì (tìm hiểu, hành động hay mua hàng).

Vì sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng?

Nghiên cứu để tìm ra từ khóa thích hợp đóng vai trò quan trọng vì giúp làm sáng tỏ những cụm từ tìm kiếm của người dùng. Không ít SEOer sử dụng nhóm từ khóa A để mô tả sản phẩm, trong khi khách hàng của họ lại tìm kiếm từ khóa B khác hoàn toàn, dẫn tới khách hàng tiềm năng không thể tìm thấy những trang web đó.

Đặt tên cho sản phẩm cũng là một ý tưởng Marketing hay. Khách hàng sẽ dễ nhớ đến sản phẩm của bạn. Ví dụ, bạn đặt tên cho sản phẩm là A và từ khóa A chi tiết hơn nhưng không phổ biến bằng từ khóa B. Với cách làm này, nếu bạn tối ưu hóa tốt thì từ khóa A sẽ đạt thứ hạng cao. Tuy nhiên sẽ không đạt lượng truy cập như mong muốn và để vụt mất lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Vì vậy, bạn cần hiểu rằng việc tối ưu hóa từ khóa mà chẳng ai tìm kiếm sẽ không đem lại giá trị gì. Nghiên cứu từ khóa hiệu quả là để đảm bảo bạn và khách hàng tiềm năng sử dụng từ khóa khớp với nhau. Hơn thế nữa, khi nghiên cứu mục đích tìm kiếm, bạn sẽ chắt lọc được những câu hỏi mà khách hàng đang tìm câu trả lời.

Làm thế nào để nghiên cứu từ khóa?

Có 4 bước để nghiên cứu từ khóa. Đầu tiên, xác định sứ mệnh của doanh nghiệp. Hai, lên danh sách từ khóa bạn muốn khách hàng tìm thấy. Ba, tìm hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng. Cuối cùng, tạo trang đích (landing page) cho từng từ khóa đó.

Bước 1: Sứ mệnh của bạn là gì?

Trước khi bắt tay thực hiện, hãy nghĩ đến sứ mệnh. Đặt những câu hỏi như bạn là ai, website viết về gì, bạn đặc biệt ở điểm nào, khách hàng bạn nhắm tới là ai và bạn hứa hẹn điều gì trên website…

Rất nhiều người không thể giải đáp những câu hỏi trên ngay từ đầu. Bạn phải xác định thế mạnh nào khiến bạn nổi bật so với những doanh nghiệp khác. Hơn thế nữa, bạn phải xác định cho đúng đối tượng khách hàng nhắm tới. Hãy dành thời gian để viết lại sứ mệnh ra giấy, máy tính, iPad hay bất kì thứ gì, miễn là bạn xác định được sứ mệnh của mình là gì. Từ đó mới đề ra được chiến lược từ khóa thích hợp.

Bước 2: Lập danh sách từ khóa

Bước tiếp theo là lên danh sách từ khóa. Bạn phải “thâm nhập” vào đầu óc của khách hàng tiềm năng. Họ đang tìm kiếm gì? Họ tìm kiếm cụm từ nào nếu muốn tìm hiểu về sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Hãy tự hỏi chính mình và nghĩ ra thật nhiều câu trả lời nhất có thể.

Khi đã xác định rõ sứ mệnh, bạn sẽ có cái nhìn chính xác về đối tượng khách hàng và lợi thế bán hàng độc đáo.

Bước 3: Xác định mục đích tìm kiếm

Hầu hết chiến lược SEO ngày nay tập trung xoay quanh việc trả lời câu hỏi từ người dùng. Khi gõ vào thanh công cụ tìm kiếm, tức là họ đang tìm kiếm thứ gì đó. Câu hỏi dưới hình thức nào cũng cần đáp án cụ thể.

Mục đích tìm kiếm có liên quan đến lí do họ thực hiện hành vi tìm kiếm. Tại sao họ tìm? Họ tìm vì họ đang có câu hỏi và họ cần đáp án cho câu hỏi đó? Họ đang tìm một trang web cụ thể nào đó? Hay họ tìm vì muốn mua hàng?”.

Khi lên nội dung, hãy tự hỏi những câu trên. Sau đây là 4 dạng mục đích tìm kiếm:

  • Mục đích thông tin: Đúng như tên gọi, họ đang tìm thông tin về một chủ đề cụ thể.
  • Mục đích điều hướng: Họ muốn truy cập vào một trang web bằng việc gõ từ khóa vào công cụ tìm kiếm.
  • Mục đích thương mại: Họ muốn mua thứ gì đó và đang cần nghiên cứu sản phẩm trước khi mua.
  • Mục đích giao dịch: Họ đang tìm cách mua món gì đó sau khi kết thúc tìm kiếm với mục đích thương mại trên.

Thử tìm hiểu xem mục đích nào bạn có thể sử dụng và đưa ra cho khách hàng thứ họ muốn.

Bước 4: Xây dựng trang đích

Bước tiếp theo trong chiến lược từ khóa dài hạn là xây dựng trang đích hiệu quả. Nếu như trước đây, mỗi từ khóa bạn tạo một trang đích riêng thì ngày nay, bộ máy tìm kiếm đã thông minh hơn. Chúng sẽ dựa trên mục đích tìm kiếm để đưa ra kết quả phù hợp nhất cho cẩu hỏi từ người dùng. Trang nào giải đáp thắc mắc của người dùng hiệu quả nhất sẽ lên hạng cao nhất.

Không cần tạo riêng trang đích cho mỗi từ khóa, bởi bộ máy tìm kiếm hiện nay rất thông minh để hiểu sự khác biệt giữa các từ khóa. Việc bạn nên làm là tối ưu hóa một trang chứa nhiều cụm từ khóa, từ đồng nghĩa và cụm từ khóa liên quan.

Nhìn tổng quan

Trang web của bạn nên được xây dựng theo cấu trúc tốt nhất. Có thể sử dụng Excel để làm. Tạo bảng và thêm danh sách từ khóa vào đó. Khi sử dụng bảng, bạn sẽ tạo ra cấu trúc rõ ràng hơn cho trang. Đặt từ khóa tìm kiếm vào cột đầu tiên và thêm cột cho các cấp độ khác.

Tạo trang đích

Khi bắt tay xây dựng trang đích, bạn không cần tạo hết một lượt. Cứ từ từ. Từ khóa tìm kiếm càng cụ thể thì trang đích của từ khóa đó trên cấu trúc web càng rõ ràng hơn. Bài viết chứa nội dung nền tảng phải bao gồm từ khóa quan trọng nhất để xếp hạng.

Để làm điều này, bạn cần tạo nội dung có độ tin cậy và khái quát cao cho từ khóa đó. Tất cả những bài viết hỗ trợ sẽ được dẫn về nội dung cốt lõi trên. Đây là một phần của chiến lược liên kết nội bộ.

Sau khi nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan, rõ ràng về từ khóa người dùng sử dụng và từ khóa bạn muốn xuất hiện trên trang. Từ đó, việc lên nội dung cho trang web sẽ dễ dàng hơn.

Chiến lược từ khóa dài hạn

Không một trang web nào thu hút lượng truy cập chỉ nhờ vào một từ khóa đơn lẻ hay một cụm từ khóa. Vậy bao nhiêu từ khóa là đủ cho một chiến lược từ khóa?

Không hề có con số chính xác, nhưng chắc chắn sẽ cần rất nhiều. Ngay cả khi bạn là doanh nghiệp nhỏ cũng đã phải cần đến vài trăm từ khóa rồi. Điều đáng mừng là bạn có thể sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress để bổ sung nội dung dần dần.

Hãy nghĩ xem từ khóa nào là quan trọng nhất và từ khóa nào ít hơn trọng hơn. Hiểu được nên ưu tiên từ khóa nào sẽ giúp bạn lên nội dung hiệu quả.

Tầm quan trọng của chiến lược từ khóa dài

Tập trung vào từ khóa dài (long tail keywords) là một phần quan trọng của chiến lược từ khóa dài hạn. Từ khóa dài là những từ khóa hoặc cụm từ khóa chi tiết hơn (và thường dài hơn) các từ khóa phổ biến. Từ khóa dài thu về ít lượng truy cập hơn, nhưng lại mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao vì chúng tập trung vào vấn đề hoặc sản phẩm cụ thể.

Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì?

Hãy luôn để mắt đến đối thủ. Dù bạn xếp hạng cho từ khóa dài, cụ thể hay xếp hạng cho từ khóa phổ biến cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh với đối thủ. Nếu đối thủ của bạn đang xếp hạng cao trong phạm vi đối tượng hẹp, bạn sẽ phải chật vật khi xếp hạng những từ khóa cạnh tranh và ngược lại. Vậy làm thế nào để xác định đối thủ? FoogleSEO hướng dẫn hai bước sau sẽ giúp bạn đánh giá và so sánh đối thủ:

  • Google và phân tích đối thủ
  • Thử nghiệm, đánh giá và thử lại.

1. Google và phân tích đối thủ

  • Hãy thử Google từ khóa “head” nhất của bạn, tức là từ khóa tổng quan nhất. Kiểm tra kết quả trên trang bộ máy tìm kiếm (SERP). Có rất nhiều trang bạn phải cạnh tranh khi muốn tối ưu khóa nội dung cho một từ khóa. Để kiểm chứng xem bạn có đủ sức cạnh tranh với các trang đó hay không, hãy thử phân tích những điều sau:
  • Đó có phải những trang web chuyên nghiệp không? Có phải trang web doanh nghiệp không? Bạn có “ngang hàng” với những doanh nghiệp đó không? Trang web của bạn có “chìm nghỉm” giữa các trang đó không? Doanh nghiệp của bạn có quy mô và sức ảnh hưởng lên thị trường mục tiêu mạnh như doanh nghiệp đối thủ chưa?
  • SERP có hiển thị các thương hiệu nổi tiếng không? Không dễ gì cạnh tranh với những trang thương hiệu lớn. Nếu thương hiệu đó phổ biến trên quảng cáo TV hay radio thì càng khó hơn.
  • Nội dung trên những trang đó thế nào? Được viết và tối ưu hóa tốt chưa? Độ dài nội dung là bao nhiêu? Nếu đối thủ có nội dung nghèo nàn thì bạn càng có cơ hội vượt mặt!
  • Từ khóa bạn nhắm đến có nằm trong quảng cáo trên Google không? Giá cho mỗi lần click chuột vào Google Ads là bao nhiêu? Những từ khóa tìm kiếm có giá cho mỗi lần nhấp chuột cao thường khó xếp hạng hơn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Vậy làm thế nào để so sánh với đối thủ?

Bạn chỉ cần trả lời một câu hỏi đơn giản: “Trang web của bạn hiện đang như thế nào so với các trang khác trên SERP?”. Nếu quy mô và ngân sách marketing của bạn tương đương với đối thủ thì hãy tập trung vào từ khóa phổ biến. Nếu không tương đương thì hãy thử từ khóa dài hơn, chi tiết hơn.

Bước tiếp theo là thực hiện phân tích tương tự trên với những từ khóa dài hơn một chút. Từ khóa càng dài, càng cụ thể lại dễ lên hạng. Kết hợp những từ khóa dài với nhau có thể thu hút nhiều truy cập hơn. Một khi đã xếp hạng được những từ khóa dài thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn với những từ khóa phổ biến.

2. Thử nghiệm, đánh giá và thử lại

Bước tiếp theo là hãy lên nội dung thật hay và tối ưu nó. Hãy đảm bảo là bạn sẽ thu hút nhiều backlink tốt. Sau đó hãy chờ đợi và kiểm tra lại thứ hạng. Nó đã xuất hiện trên trang nhất chưa? Hay vẫn đang quẩn quanh ở trang 2, trang 3? Điều cần làm là đánh giá những bài viết đó trên SERP bằng việc gõ lên Google những từ khóa đã được tối ưu trong bài viết.

Chưa lên trang nhất sao? Cứ viết lại bài khác và tập trung vào từ khóa dài hơn, phải càng chi tiết càng tốt. Sau đó lại đánh giá và tiếp tục quy trình này cho đến khi lên thẳng trang nhất!

Vậy nếu bài viết đó xuất phát từ ý tưởng bất chợt và không nằm trong chiến lược viết bài thì sao? Đừng lo, bạn không cần phải xếp hạng cho những nội dung đó đâu. Bạn có thể tận dụng nó để xếp hạng cho bài viết liên quan đến từ khóa nằm trong danh sách chiến lược từ khóa của bạn.

Google Trends sẽ giúp bạn lựa chọn từ khóa nào bạn muốn xếp hạng. Nhưng trước mắt vẫn phải dành thời gian nghĩ cách để nội dung khớp với chiến lược. Chỉ khi nội dung chất lượng thì thứ hạng mới tốt được.

Từ khóa đồng nghĩa và từ khóa liên quan

Từ khóa đồng nghĩa là những từ dùng để thay thế trực tiếp cho cụm từ khóa trọng tâm, trong khi từ khóa liên quan là những từ hoặc khái niệm không để thay thế trực tiếp, nhưng lại giúp mở rộng và làm sâu sắc hơn cụm từ khóa trọng tâm.

Từ khóa đồng nghĩa và từ khóa liên quan giúp bạn vẽ ra bức tranh hoàn chỉnh về từ khóa trọng tâm trong bài viết. Không nên sử dụng từ khóa trọng tâm nhiều hơn một lần.

Vậy từ khóa trọng tâm nên ở dạng số ít hay số nhiều? Số ít hay số nhiều sẽ phụ thuộc vào truy vấn. Bởi Google sẽ thăm dò mục đích tìm kiếm của truy vấn để đoán biết bạn đang tìm gì. Ví dụ, từ khóa book (sách) và books (những quyển sách) sẽ cho ra kết quả khác nhau.

Trong trường hợp này, nếu bạn tìm book, Google sẽ cho ra kết quả định nghĩa sách là gì; còn nếu bạn tìm books, Google sẽ hiểu là bạn đang muốn mua sách. Vì thế, phải xác định nội dung bạn muốn hiển thị trên trang và nó phải khớp với truy vấn.

Kết luận về nghiên cứu từ khóa cho SEO

Nghiên cứu từ khóa là bước cơ bản đầu tiên của mọi chiến lược SEO. Kết quả cho ra sẽ là danh sách dài các từ khóa bạn muốn được tìm thấy. Nhưng nhiệm vụ khó nhất vẫn đang ở trước mắt: viết nội dung. Bạn nên viết bài cho mỗi từ khóa mà bạn muốn được tìm thấy.