1. Cấu trúc đề thi IELTS Reading Practice tests

Reading là một trong bốn kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) được đánh giá trong bài thi IELTS và phản ánh khả năng đọc văn bản với độ dài và ngôn từ ở trình độ học thuật. Về bản chất, kỹ năng reading là cũng là một kỹ năng tiếp nhận (hay còn gọi là bị động) vì người đọc không cần hình thành ngôn ngữ mà thay vào đó là lọc thông tin và hiểu nội dung.

ielts reading practice tests

Vậy cấu trúc của phần thi này như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Phần thi IELTS Reading gồm có 40 câu hỏi, được chia làm 3 passages với độ khó tăng dần. Các đoạn văn được dùng trong bài thi IELTS Reading được trích từ nguồn báo, tạp chí, sách,...do đó, chúng có chủ đề rất đa dạng và mang tính chuyên môn cao như khoa học, kỹ thuật, sinh học, tâm lý học, v.v. Tất cả chủ đề của bài IELTS reading đề cập những vấn đề nổi bật gắn với xã hội, phù hợp với các cá nhân sẽ nhập học ở bậc đại học, sau đại học, và người đang đi làm. Các đoạn văn có thể được viết theo nhiều phong cách khác nhau, ví dụ như tường thuật, mô tả hoặc phân tích. Trong phần thi IELTS Reading, các câu hỏi dùng để kiểm tra khả năng đọc hiểu của thí sinh, bao gồm đọc nắm ý chính, đọc nhớ chi tiết, đọc để nhận ra quan điểm, thái độ và mục đích của người viết.

Cụ thể cấu trúc bài IELTS Reading Practice Test cũng sẽ tương tự 1 đề thi thực tế:

  • Passage 1: có số lượng từ tầm 500 - 800, hướng đến những chủ đề mang tính miêu tả, sự thật, thường từ vựng ở phần này ở mức dễ.

  • Passage 2: có số lượng từ tầm 800 - 1000, chủ đề ở phần này sẽ đa dạng hơn có thể có những chủ đề mang tính sự thật, mô tả, thuyết minh, phân tích; do đó, từ vựng trong passage 2 sẽ khó hơn, mang tính học thuật hơn và yêu cầu thí sinh phải phân tích kỹ hơn, và hiểu rõ nội dung bài đọc hơn.

  • Passage 3: có số lượng từ tầm 1000 - 1200, chủ đề ở phần này sẽ mang tính thuyết minh, phân tích là chủ yếu; với số lượng từ nhiều hơn, nội dung mang tính chuyên ngành hơn thì hiển nhiên passage 3 là phần khó nhất trong IELTS Reading; phần này yêu cầu thí sinh phải có kỹ năng đọc hiểu thành thạo, phân tích được nội dung và hiểu rõ được câu hỏi để đưa ra câu trả lời chính xác.

2. Hướng dẫn cách làm bài IELTS Reading practice tests

ielts reading practice test

Cách làm bài IELTS Reading Practice Tests sẽ dựa trên từng dạng bài khác nhau, cụ thể ở mỗi dạng bài sẽ có các chiến lược tiếp cận cũng như cách trả lời phù hợp. Dưới dây, DOL sẽ hướng dẫn các bạn làm bài IELTS Reading Practice test ở các dạng khác nhau nhé:

  1. Multiple choice: Thí sinh được yêu cầu chọn 1 câu trả lời đúng nhất từ 4 đáp án (A, B, C, D) hoặc 2 câu trả lời đúng từ 5 đáp án (A, B, C, D, E) hoặc 3 câu trả lời đúng từ 7 đáp án (A, B, C, D, E, F, G). Điểm đặc biệt của dạng này là trật tự của những câu hỏi trắc nghiệm luôn luôn theo đúng trật tự của bài đọc, do đó các bạn có thể làm tuần tự mà không cần phải cân nhắc về nội dung câu hỏi tiếp theo.

  2. True/False/Not Given - Yes/No/Not Given: Dạng bài này đánh giá khả năng của thí sinh để nhận diện chi tiết của thông tin được truyền đạt trong bài đọc. Nhiều bạn hay mắc lỗi không phân biệt được No/Not Given và False/Not Given, do đó hay làm sai ở những câu dạng này. Các bạn cần chú ý là với đáp án False hoặc No thì thông tin được đưa ra trong câu hỏi sẽ ngược lại hoặc khác hoàn toàn so với nội dung trong bài. Còn Not Given là thông tin được đưa ra trong câu hỏi không liên quan hoặc không được đề cập đến trong bài đọc.

  3. Matching information: Với dạng câu hỏi này, thí sinh được yêu cầu tìm thông tin cụ thể trong đoạn văn và viết chữ cái của đoạn chứa thông tin đó ra phiếu đáp án. Dạng câu hỏi này khó ở chỗ là thông tin không phải có trong mọi đoạn văn của bài đọc, chúng sẽ được rải rác ở một vài đọạn nhất định và có một số đoạn là đáp án cho 2 - 3 câu hỏi nên thí sinh cần đọc kỹ đề xem mình có thể sử dụng bất kỳ chữ cái nào hơn 1 lần không.

  4. Matching headings: khả năng đọc ý chính của thí sinh sẽ được kiểm tra trong dạng bài này. Mỗi đoạn của bài đọc IELTS Reading practice sẽ được đánh dấu bằng chữ cái viết hoa (A, B, C, D ...) . Và thí sinh được cung cấp một danh sách những đề mục (gọi là headings) được đánh số La Mã viết thường (i, ii, iii, iv...). Headings sẽ thể hiện nội dung chính của một đoạn nằm trong bài đọc. Nhiệm vụ của người thi là phải nối headings tới đoạn văn phù hợp trong bài. Tuy nhiên, số lượng headings luôn nhiều hơn số đoạn của bài đọc, và đôi khi chúng chỉ những thông tin bổ trợ chứ không phải thông tin chính của đoạn vì vậy đây có thể được xem là những “cái bẫy" mà bạn cần phải cẩn thận.

  5. Matching sentence endings: thí sinh được cho nửa đầu của các câu chưa hoàn chỉnh, cùng với một danh sách các đáp án khả thi có thể nối để hoàn thành câu. Sẽ có nhiều đáp án có thể chọn hơn số lượng câu hỏi và các câu hỏi dạng nối đuôi sẽ luôn luôn theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn, do đó các bạn có thể làm tuần tự mà không cần phải cân nhắc về nội dung câu hỏi tiếp theo.

  6. Sentence completion: thí sinh được yêu cầu hoàn thành các câu có ô trống với số lượng từ nhất định được chọn từ bài đọc IELTS Reading practice. Trật tự của dạng câu hỏi này luôn luôn theo thứ tự của bài đọc. Nghĩa là đáp án của câu hỏi 1 sẽ nằm ở trong bài đọc trước đáp án của câu hỏi 2 và sẽ tiếp tục như vậy.

  7. Summary completion: thí sinh được yêu cầu điền vào ô trống sử dụng những thông tin nằm trong văn bản. Phần tóm tắt đề thường chỉ gồm một phần của bài chứ không tóm tắt hết toàn bộ nội dung. Với phần này, kiến thức về ngữ pháp rất quan trọng vì các bạn cần xác định được loại từ trong câu để điền vào một cách chính xác. Và các bạn cần chú ý là từ cần điền phải là từ trong bài chứ không phải là từ do chính các bạn nghĩ ra, dù cho từ đúng nghĩa và đúng ngữ pháp.

  8. Table completion: thí sinh được yêu cầu điền vào ô trống trong bảng sử dụng những thông tin nằm trong văn bản. Các câu trả lời sẽ không nhất thiết điền theo thứ tự như trong văn bản nhưng thường sẽ nằm chung ở một đoạn của bài đọc. Với phần này, kiến thức về ngữ pháp rất quan trọng vì các bạn cần xác định được loại từ trong câu để điền vào một cách chính xác. Và các bạn cần chú ý là từ cần điền phải là từ trong bài chứ không phải là từ do chính các bạn nghĩ ra, dù cho từ đúng nghĩa và đúng ngữ pháp.

  9. Flow-chart completion: thí sinh được yêu cầu điền vào một số khung hoặc bước còn trống trong một quy trình cụ thể. Các câu trả lời sẽ không nhất thiết điền theo thứ tự như trong văn bản nhưng thường sẽ nằm chung ở một đoạn của bài đọc. Với phần này, kiến thức về ngữ pháp rất quan trọng vì các bạn cần xác định được loại từ trong câu để điền vào một cách chính xác. Và các bạn cần chú ý là từ cần điền phải là từ trong bài chứ không phải là từ do chính các bạn nghĩ ra, dù cho từ đúng nghĩa và đúng ngữ pháp.

  10. Diagram label: thí sinh được yêu cầu hoàn thành các chú thích còn trống trên một hình ảnh liên quan đến nội dung bài reading. Hình có thể là một số loại máy móc, hoặc các bộ phận của tòa nhà hoặc của bất kỳ cấu trúc nào khác có thể được biểu diễn bằng hình ảnh. Các câu trả lời sẽ không nhất thiết điền theo thứ tự như trong văn bản nhưng thường sẽ nằm chung ở một đoạn của bài đọc. Với phần này, kiến thức về ngữ pháp rất quan trọng vì các bạn cần xác định được loại từ trong câu để điền vào một cách chính xác. Và các bạn cần chú ý là từ cần điền phải là từ trong bài chứ không phải là từ do chính các bạn nghĩ ra, dù cho từ đúng nghĩa và đúng ngữ pháp.

  11. Short-answer questions: Đề bài IELTS Reading Practice sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến thông tin trong bài đọc và người thi phải trả lời sử dụng từ nằm trong bài đọc. Trật tự của những câu hỏi trả lời ngắn luôn luôn theo đúng trật tự của bài đọc. Và các bạn cần chú ý là từ cần điền phải là từ trong bài chứ không phải là từ do chính các bạn nghĩ ra, dù cho từ đúng nghĩa và đúng ngữ pháp.

  12. List selection & Categorization: Câu hỏi sẽ cung cấp list những phát biểu hay thông tin, và yêu cầu thí sinh bắt cặp với ý của một list khác sao cho phù hợp. Ví dụ, nối kết quả nghiên cứu với tên người nghiên cứu, nối nhóm tuổi với đặc điểm tính cách, nối sự kiện với năm nó đã diễn ra trong lịch sử. Tuy nhiên, số lượng đáp án trong list chọn luôn dư ra, và đôi khi sẽ có bài một đáp án có thể được dùng nhiều hơn một lần vì vậy đây có thể được xem là những “cái bẫy" mà bạn cần phải cẩn thận.

  13. Choose a title: thí sinh được yêu cầu tìm tựa đề cho cả bài đọc. Dạng câu hỏi này thường là câu thứ 40, sau khi thí sinh đã hoàn thành hết những dạng bài trước đó. Với dạng đề này, thí sinh phải nắm được nội dung chính của cả bài văn thì mới có thể làm đúng được.

Các đề IELTS Reading Practice tests trên dol.vn đều được mô phỏng với cấu trúc đề cùng các dạng câu hỏi tương tự như đề thi thật để giúp các bạn dễ dàng tự ôn luyện online. Chúc các bạn sẽ đạt được band điểm mong muốn của mình nhé.