Phân loại và phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y

VTGREEN với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết đã nghiên cứu và sẵn sàng “Chuyển giao công nghệ sản xuất THUỐC,

SÁT KHUẨN, DINH DƯỠNG THÚ Y THỦY SẢN, NHƯỢNG CÔNG THỨC GỐC, HƯỚNG DẪN PHA CHẾ,

PHỐI TRỘN..” với các dịch vụ như sau:

§ Chuyển giao công thức: Nguyên liệu, Tỉ lệ, Chức năng và công dụng của nguyên liệu,

Đơn giá nguyên liệu và giá thành sản phẩm.

§ Tư vấn sản xuất: Quy trình sản xuất, Diện tích

nhà xưởng, Thiết bị – dây chuyền sản xuất,..

§ Tư vấn giấy phép: Giấy phép kinh doanh, Chứng nhận cơ sở đủ điều

kiện An toàn thực phẩm, Kiểm định thực phẩm,..

§ Hướng dẫn áp dụng công nghệ tại cơ sở, nhà máy sản xuất.

Bằng tâm huyết và kinh nghiệm của

mình, VTGREEN cam kết mang đến sự hài lòng cho Quý khách hàng từ chất lượng

công nghệ, chế độ bảo hành cho đến tiến độ thực hiện cũng như tối ưu chi phí

đầu tư. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ chuyển

giao sản phẩm của VTG.

Nguyên tắt chung khi sử dụng kháng sinh:

-

Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Trong trường hợp sử

dụng kháng sinh để phòng bệnh, bà con

cần sử dụng đúng liều phòng mà nhà sản xuất tư vấn để tránh dẫn đến tình trạng

lờn kháng sinh sau này.

-

Phải chọn đúng loại kháng sinh phù hợp. Việc lựa chọn kháng sinh dựa vào kháng

sinh đồ, trong trường hợp cấp bách hoặc trong khi chờ đợi kết quả kháng sinh đồ

có thể dựa vào kinh nghiệm.

-

Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng

cách. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy

theo loại bệnh và tình trạng bệnh mà thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi

ngắn nhưng thông thường là từ 3 đến 5 ngày.

-

Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết.

Kháng

sinh được sắp xếp thành 2 nhóm:

-

Nhóm kìm khuẩn còn được gọi là trụ khuẩn (bacteriostatic) là kháng sinh chỉ ức

chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt.

-

Nhóm diệt khuẩn (bactericidal) là kháng sinh có khả

năng tiêu diệt vi khuẩn.

Chỉ

dùng kháng sinh kìm khuẩn trong trường hợp cơ thể còn sức đề kháng, vì thuốc

chỉ làm vi khuẩn ngưng phát triển, yếu đi và hệ thống đề kháng của cơ thể sẽ

làm nhiệm vụ tiêu diệt chúng. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, cơ thể bị suy yếu, bắt

buộc phải dùng kháng sinh diệt khuẩn.

Một số

loại kháng sinh tiêu biểu trong các NHÓM KHÁNG SINH:

Kháng

sinh diệt khuẩn:

1. Nhóm

β-lactam: Penicillin; Ampicillin; Amoxicillin; các

Cephalosporin như Cefotaxim, Cefubentaxim, Ceftiofur

2. Nhóm

Aminoglycosides: Treptomycin; Kanamycin; Gentamycin

3. Nhóm

polypeptides: Colistin

4. Nhóm Quinolones: Norfloxacin; Enrofloxacin, Ciprofoxacine, Levofloxacine

Kháng sinh kìm khuẩn:

5. Nhóm Macrolides: Tylosin; Spiramycin; Rifampicin,

Erythromycine, Azithromycine

6. Nhóm Pleuromutilins: Tiamulin

7. Nhóm

Lincosamides: Lincomycin

8. Nhóm

Tetracyclines: Oxytetracycline, Doxycylline;

Chlotetracyclin

9. Nhóm

Phenicol: Chloramphenicol; Thiamfenicol; Flofenicol, Tullaphenicol

10.

Nhóm Sulfonamides: Sulfaguanidin, Sulfadiazine, Sulfamethoxazone

Base,Sulfadimidine, Trimethoprim

Nguyên

tắc phối hợp kháng sinh:

Hai kháng sinh phối hợp nên cùng nhóm tác dụng, hoặc cùng có tác dụng

kìm khuẩn hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn.

Phối hợp hai kháng sinh cùng tác dụng diệt khuẩn tạo ra tác dụng tăng

cường.

Phối hợp hai kháng sinh cùng tác dụng kiềm khuẩn tạo ra tác

dụng cộng gộp

Phối hợp kháng sinh thuộc 2 nhóm tác dụng khác nhau (kìm khuẩn với diệt

khuẩn và ngược lại) sẽ tạo ra sự đối kháng.

Dung môi hòa tan, tá dược phù hợp,... sẽ giúp việc sử dụng

kháng sinh được hiệu quả hơn.

Nguyên

nhân sử dụng Kháng sinh không hiệu quả:

Chẩn đoán bệnh sai.

Sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn (liều lượng, liệu trình,…)

Có phụ nhiễm thêm (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…)

Thuốc không có khả năng vào chỗ nhiễm bệnh (nơi ít mạch máu…)

Chưa đủ thời gian để thấy tác dụng của thuốc.

Chưa áp dụng biện pháp điều trị tổng hợp:

+

Điều trị nguyên nhân.

+

Điều trị triệu chứng.

+

Điều trị hỗ trợ.

Một

số ví dụ phối hợp kháng sinh thường gặp:

Nhiều người nuôi vẫn đang phối hợp Kháng sinh diệt khuẩn

Cefotaxim với kháng sinh diệt khuẩn Gentamycine để phòng trị bệnh phân

trắng trên tôm. Bà con lưu ý là ngoài Gentamycine, chúng ta vẫn có thể

phối Cefotaxim với Streptomycine để phòng trị bệnh đường ruột cho tôm

cũng rất hiệu quả.

Có thể sử dụng kết hợp Doxycilline và Florphenicol để trị phân trắng,

trống ruột, gan thận mủ, xuất huyết vây, ruột.

Hợp lực

của 2 loại kháng sinh Doxycilline và Florphenicol mở phổ hoạt động và tăng dược

lực lên đáng kể, giúp diệt khuẩn đã kháng Cefotaxime điển hình như khuẩn Vibrio

Harveyi và Vibrio Parahaemolyticus gây teo gan, vàng gan, rớt đáy trên tôm thẻ.

2. Lĩnh

vực Chăn nuôi thú y mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về sản phẩm thuốc

kháng sinh điều trị bệnh nhiễm khuẩn, vaccine, hormone, sản phẩm phòng

trị bệnh ký sinh trùng, sản phẩm môi trường (thuốc sát trùng, thuốc diệt chuột,

ruồi, kiến gián…), các sản phẩm phòng chống rối loạn trao đổi chất, tăng sức đề

kháng và thuốc bổ. Trong đó, rất nhiều sản phẩm được người chăn nuôi trên cả

nước tin dùng như Baytril, Baycox, Catosal,…

Các sản

phẩm phụ gia bổ sung thức ăn chăn nuôi rất đa dạng như axit hữu cơ, enzyme, sắc

tố, chất hấp phụ độc tố nấm mốc, chiết xuất từ thực vật, lợi khuẩn, khoáng hữu

cơ… giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức, tăng thành tích vật nuôi và tối

ưu hóa lợi nhuận cho khách hàng.

Bên

cạnh đó các sản phẩm premix vitamin và khoáng của Bayer có chứa đầy đủ các

vitamin và khoáng cho nhu cầu theo từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng thời kỳ

khác nhau của vật nuôi.

Ngoài

ra, Lĩnh vực Chăn nuôi cũng đang đồng hành cùng người chăn nuôi Việt Nam với

dịch vụ hỗ trợ như chẩn đoán bệnh (Phòng xét nghiệm và dụng cụ kiểm tra cầu

trùng tại trại, Mini Lab) và tư vấn các giải pháp hiệu quả (chương trình Bác sĩ

Bayer).

3. Lĩnh

vực kinh doanh sản phẩm dành cho Thú cưng ra mắt tại Việt Nam năm 2007.

Từ đó đến nay, hiệu quả kinh doanh của bộ phận không ngừng nâng cao với các sản

phẩm chủ lực trong việc điều trị ký sinh trùng và chăm sóc thú cưng như:

Advocate, Kiltix, Drontal, Dermaleen…

Bayer

đã, đang và sẽ mang lại cho khách hàng những giải pháp an toàn và hiệu

quả trong việc phòng trị ký sinh trùng và chăm sóc thú cưng. Đặc biệt, bộ phận

sản phẩm Thú cưng luôn cố gắng trang bị những kiến thức cần thiết cho khách

hàng trong việc chăm sóc sức khỏe thú cưng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng qua các

buổi hội thảo và các hoạt động thiết thực khác dành cho bác sĩ thú y và người

nuôi thú cưng. Bộ phận sản phẩm thú cưng luôn hoạt động với phương châm “Sức

khỏe thú cưng – Niềm Vui của bạn – Hạnh phúc của chúng tôi”.