Nhà xưởng cho thuê ở Hồ Chí Minh

thue-nha-xuong-o-ho-chi-minh

Liên hệ:

- Đơn vị chủ quản KCN Lê Minh Xuân 3: Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG

- Gọi: (84) 946 070 437 gặp Mr. Quốc An (Chuyên viên Tiếp thị và Đầu tư)

- Email: quocan@saigonvrg.com.vn

1. Sơ lược về thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị loại đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.

2. Kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh

a. Nền kinh tế đầu tàu của cả nước

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong kinh tế của Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.966.400 lao động có độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc.

Năm 2008, lực lượng lao động có độ tuổi từ 15 trở lên trên địa bàn thành phố gồm có 3.856.500 người, năm 2009 là 3.868.500 người, năm 2010 đạt 3.909.100 người, đến 2011 con số này đạt 4.000.900 người. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2012, GDP đạt 404.720 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7%. Năm 2012, GDP đạt khoảng 9,2%, trong đó khu vực dịch vụ đạt khoảng 10,8%, công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 9,2%, nông lâm và thủy sản đạt 5%. GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD. Thu ngân sách năm 2012 ước đạt 215.975 tỷ đồng, nếu không tính ghi thu chi là 207.000 tỷ đồng, đạt 92,42% dự toán, bằng 105,40% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 109.500 tỷ đồng, bằng 88,81% dự toán, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 70.000 tỷ đồng, bằng 88,72% dự toán, v.v

b. Tình hình thu hút đầu tư

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2018, TP.HCM lại tiếp tục là địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước. Cụ thể, TP.HCM đã thu hút được 2,39 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Trong đó, các dự án đầu tư FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới là 330 dự án, tăng 16,6% về số dự án và tăng 14,7% về vốn đầu tư.

Các lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư như: Công nghiệp chế biến, chế tạo có vốn đầu tư nhiều nhất (chiếm 32,4%) với 127,79 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước; Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 31% với 121,66 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ; Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 20% với 78,47 triệu USD; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 8,7% với 34,27 triệu USD… Hàn Quốc là nước có vốn đầu tư vào TP.HCM chiếm tỷ trọng lớn nhất (28,2%) với 111 triệu USD; tiếp theo là Singapore chiếm 25,6% với 100,85 triệu USD, Na Uy chiếm 17,8% với 70,08 triệu USD; Nhật Bản chiếm 10% với 39,18 triệu USD; Hồng Kông chiếm 7,7% với 30,5 triệu USD

3. Sự thu hút của bất động sản công nghiệp và nhà xưởng cho thuê ở Hồ Chí Minh

Còn đối với thị trường TP. Hồ Chí Minh, tổng nguồn cung bất động sản khu công nghiệp không thay đổi so với quý trước cũng như so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng diện tích cho thuê là 2.480ha đến từ 19 khu công nghiệp đang hoạt động. Hiệu suất thị trường được cải thiện nhẹ với tỷ lệ lấp đầy tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 70,2%. Năm 2018, HEPZA tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp phụ trợ bằng cách tập trung vào cải cách thủ tục hành chính.

Quận 7 hiện đang tồn kho 195ha và tỷ lệ trống 2,7% và không có dự án nào đang xây dựng. Huyện Nhà Bè đang tồn kho 506ha, tỷ lệ trống là 37,6% và đang xây dựng thêm 500ha, huyện Bình Chánh đang tồn kho 409ha và tỷ lệ trống là 55,3% và đang xây dựng 1.517ha….

Các dự án Khu công nghiệp đang xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh như Hòa Phú giai đoạn 2 tại huyện Củ chi với diện tích 72ha và hoàn thành năm 2018, Tây bắc Củ Chi giai đoạn 2 rộng 173ha và hoàn thành năm 2020, Hiệp Phước giai đoạn 3 tại huyện Nhà Bè với diện tích 500ha đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và dự kiến hoàn thành năm 2020, Vĩnh Lộc 1 giai đoạn 3 huyện Bình Chánh với 200ha đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và dự kiến hoàn thành năm 2020.

b. Nhà xưởng cho thuê hút không kém

Mảng nhà xưởng cho thuê vẫn thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Thường các doanh nghiệp thuê nhà xưởng hoạt động với quy mô nhỏ hoặc các doanh nghiệp cần thuê xưởng ở Hồ Chí Minh để sản xuất các lĩnh vực công nghệ cao. Hầu hết nguồn cung nhà xưởng cho thuê tại các Khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp là rất lớn do nhu cầu từ hoạt động sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp hoặc để kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là Logistics.

Diện tích xưởng cho thuê ở Hồ Chí Minh được các nhà đầu tư ưa chuộng thường là ở mức 4.000m2, 2.000m2, 1.000 m2, 500m2, 250m2 vì các diện tích này phù hợp với quy mô sản xuất của các doanh nghiệp này. Và ở những khu công nghiệp khác nhau, giá thuê cũng đa dạng với tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng nhà xưởng tương ứng.