vxmt 49

Hoàng hữu Quyết

Audio : Thanh Phong

1. Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương

Nhớ trước hết và hơn cả vì không có Tết nếu không có Ly Rượu Mừng. Khởi đầu cho chương trình bao giờ cũng bằng ca khúc này. Không có lời chúc tụng nào đầy đủ cho mọi ngành mọi giới bằng sáng tác bất hủ này. Nếu Tây Phương có bài Auld Lang Syne được Pháp hóa thành Ce n est qu un au revoir là biểu tượng của giờ phút giao mùa của một năm thì Ly Rượu Mừng đánh dấu một thời khắc đầu đầy hy vọng của năm mới với nét nhạc cung Fa trưởng tươi sáng rộn rã.

Ly Rượu Mừng

Ban hợp ca Thăng Long trinh bầy

Trong số các ca khúc của ông, Ly Rượu Mừng là bài được hát được nhiều người biết đến.

Năm 1955, tại Sài Gòn, theo đề nghị của cụ Trần Văn Ân và nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, Phạm Đình Chương đã viết bản nhạc này và đã được đăng trên số Tết báo Đời Mới.

Ban Hợp Ca Thăng Long

Khi còn đủ cả năm người trình bày ca khúc Ban Hợp Ca Thăng Long là một kết hợp tuyệt diệu. Ba giọng nữ Thái Thanh Thái Hằng và Khánh Ngọc quyện nhau như một. Giọng cao nam của Hoài Trung vững vàng dũng mãnh hòa với giọng Hoài Bắc tức tác giả giữ bè ba rất điêu luyện.

Ðặc biệt hơn hết là lúc coda tức là đoạn kết Hoài Trung hát ad lib câu "ước mơ hạnh phúc nơi nơi..." thật sung mãn và nghệ thuật. Những giọng kim nam dù có mạnh và điêu luyện đến đâu cũng không địch nổi một Hoài Trung ở câu này như được viết cho riêng Hoài Trung. Cái chất giọng vang vang ngời ngời tỏa sáng đó thật hợp với lời chúc hạnh phúc gửi đến mọi người...

Phạm Ðình Chương còn một bài viết về Xuân vui tươi là Ðón Xuân nhịp Swing rất Mỹ. Lời ca trong bài là những ước vọng một mùa Xuân thái hòa tái dựng lại một cuộc sống vui tươi xóa đi những đau thương buồn khổ. Ngày nay chúng ta thường nghe bài này trong khiêu vũ trường.

Đón Xuân

Ca Sĩ Thanh Lan thể Hiện

Nhưng đã nhớ xuân xưa thì phải nhắc đến Xuân Tha Hương cũng của Phạm Ðình Chương.

Xuân Tha Hương

Ca Sĩ Trần Thái Hoà Thể Hiện

Ca khúc được viết trước di cư 54 mà đã mang tâm sự kẻ tha hương thấy khao khát trở về đón Xuân nơi quê mẹ. Ca khúc được viết trên nhịp Boston chậm buồn. Cung nhạc Ré trưởng làm nét buồn bâng khuâng luyến nhớ chứ không ủ ê như trên cung thứ. Phạm Ðình Chương viết bản nhạc rất công phu. Bình thường bản nhạc có một điệp khúc mà trong bài này ông viết hai điệp khúc. Như Dương Thiệu Tước khi viết Ngọc Lan vậy. Vì thế ca khúc khá dài ít khi được hát nguyên bài hai lần mà chỉ một lần rưỡi là tối đa. Xuân Tha Hương còn là nhạc đề của cuốn phim Người Mỹ Trầm Lặng (The Quiet American Man) từ cốt truyện của Graham Greene.

***

2. Nhạc sĩ Phạm Duy

Người nhạc sĩ đem cuộc đời mình hiến dâng cho âm nhạc và đem âm nhạc gắn liền với quê hương như một định mệnh là nhạc sĩ Phạm Duy. Ông có nhiều ca khúc rất tuyệt về Xuân. Phổ biến là Hoa Xuân viết năm 1953 trên nhịp Slow tha thiết. Lời ca xưng tụng mùa Xuân nơi thôn quê. Có đàn em bé ngoài đê có chàng trai ngắt bông hoa biếu người thiếu nữ tuổi xuân thì. Xuân trong hồn người tỏa hương với đất trời. Ðây là một trong những ca khúc hát dễ hay người dễ nghe. Bài hát nào của Phạm Duy hát nghe cũng thuận điều này dễ hiểu vì ngoài lãnh vực sáng tác ông là một ca sĩ.

Hoa Xuân

ca sĩ Hà Thanh thể hiện

Xuân Thì và bài Xuân ca đáng nhớ khác của Phạm Duy. Nhịp Luân Vũ 3/4 chầm chậm khoan thai dìu dặt rất thích hợp với cấu trúc lục bát của lời ca. Phạm Duy viết bài này năm 1952 có lẽ do chiến sự tạm lắng đọng trước khi kết thúc thảm khốc nên lời ca về Xuân mà vẫn nặng không khí chiến tranh với hình ảnh hoa đào nở trên vết mòn chiến xa và nét nhạc mang âm hưởng Nhật Bản man mác.

Xuân Thì

Ca sĩ Khánh Ly thể hiện

Khi viết Xuân Ca thì tâm trạng tác giả đã khác. Ca khúc là niềm vui trọn vẹn giữa đất trời. Xuân từ trong lòng mẹ cha và từ đó góp chung lời kêu gào thiết tha cho một mùa Xuân vĩnh cửu. Xuân ca soạn theo ngũ cung Việt Nam.

Nụ Tầm Xuân

Ca sĩ Ý Lan- Vũ Khanh thể hiện

Ngoài những ca khúc về xuân cũng cần nhắc đến ca khúc Nụ Tầm Xuân

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước uống vườn cà hái nụ tầm xuân...

(Ca dao)

Hai câu đầu cũng lục bát nhưng cách phổ nhạc khác hẳn Ngậm Ngùi. Thay vì theo sát tiết tấu và âm điệu của thể thơ Phạm Duy tận dụng những kỹ thuật của dân ca Việt Nam mà ông rất rành biến đổi tiết tấu bằng nhiều cách:

* Láy và lót: chỉ hai chữ trèo lên mà thành 10 vần:

Trèo lên lên trèo lên

Trèo lên lên trèo lên...

Tuy láy đi láy lại nhưng không tẻ chút nào vì giai điệu cũng trèo lên theo lời trong mười vần đó đã lên gần hai octaves.

* Melisma: một chữ mà kéo dài và uốn éo lên xuống qua nhiều cung:

Lên cây bưởi - i - í - i hái - i - í - i hoa

Câu bát cũng dùng những kỹ thuật đó

Bước ra ra vườn cà

Bước ra ra vườn cà

Hai - í nụ - ù - u - ú tầm - ừ - ư ứ xuân...

Sang những đoạn sau tiết tấu chậm dần và trở thành ngân nga:

Sao em không hỏi

Sao em không hỏi

Những ngày em còn không?

Rồi bỗng trở lại nhịp nhàng:

Giờ đây đây giờ đây

Giờ đây đây giờ đây

Ðây em đà - a - á - a có - o - ó - o chồng

v.v.

Những cách lót láy và melisma này Phạm Duy còn dùng trong nhiều bài dân ca khác như Ðố Ai:

Ðố ai biết lúa - ơ ớ ơ ờ lúa mấy-ơ cây

Biết sông biết sông mấy khúc ơ ớ ơ ơ ơ biết mây...

v.v. Ðó là về tiết tấu.

Về âm giai bài này dùng ngũ cung để hợp với dân ca nhưng có chút nào âm điệu Tây phương vì xử dụng nhiều những cung của hợp âm trưởng (Do major). Cách đi lên trong câu lục Trèo lên lên trèo lên rất giản dị mạnh mẽ và dễ nghe: dùng quãng 5 (fifth interval) của Do (Do - Sol) rồi quãng 5 của Fa (Fa - Do) rồi quãng 5 của Sol (Sol - Re) rồi quãng 5 của Do. Những người biết nhạc lý sẽ thấy ngay rằng quãng 5 là hợp âm căn bản nhất trong mọi loại nhạc (nó là harmonic đầu tiên sau octave) và Fa - Do - Sol - Re là tứ cung căn bản của dân nhạc lập bằng một chuỗi quãng năm. Nó làm cho âm điệu câu này đượm một vẻ rất mạnh và sáng sủa trước khi resolve bằng một câu có giai điệu rất êm ái (dùng quãng hai và ba):

Lên cây bưởi ơ ớ ơ hài ơ ớ ơ hoa ...

Sự tương phản từ mạnh mẽ sang êm ái này được các ca sĩ giỏi khai thác rất công hiệu đang crescendo bỗng chuyển sang piano - grazioso.

Sau khi cho ta leo cây ở câu lục câu bát kéo ta đi xuống nhưng thay vì về Do thấp (tonic) bỗng chuyển hệ sang La (relative minor).

Hái - í - nụ - ù - u - ú tầm - ừ - ư - ứ xuân...

Lối chuyển hệ (metabole) này cũng là một kỹ thuật dùng trong những bài dân ca để gây một sự bất ngờ kịch tính (dramatic).

Nói tóm lại Phạm Duy đã tận dụng những kỹ thuật của dân ca như láy lót melisma và metabole để xây một bản dân ca mới rất điêu luyện.

Tiếng Sáo Thiên Thai

(thơ Thế Lữ)

Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi

Bên rừng thổi sáo một hai Kim đồng

Tiếng đưa hiu hắt bên lòng

Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn...

Lại một bài lục bát. Nhưng lối phổ nhạc của Phạm Duy trong bài này hoàn toàn khác hẳn Ngậm Ngùi hay Nụ Tầm Xuân đến độ khó tưởng tượng là ba bài cùng một người làm ra!

Về ý thơ có một sự vừa tương phản vừa hòa hợp giữa cái vui của cảnh xuân tươi tiên đồng với cái buồn buồn của thi sĩ nhớ thiên thai không bao giờ tìm lại được. Sự đối xứng này sẽ được nhạc sĩ diễn tả bằng sự tương phản giữa nhạc đoạn A và đoạn B (mà ta hay gọi là điệp khúc ).

Phạm Duy viết bài này cho cặp song ca Thái Thanh - Thái Hằng nên nhạc có hai bè quan trọng ngang nhau. Ngoài ra ông còn viết nhạc đệm để nối tiếp các câu phần đệm này gắn rất chặt chẽ với điệu chính không thể tách rời. Phạm Duy nói là trong bài này ông đã bắt thơ phải theo nhạc tức là đặt quy tắc nhạc lên trên thơ và kết quả là một bản nhạc dìu dặt nghe không thể biết được là thơ phổ nhạc.

Tiếng sáo ThiênThai

Ca sĩ Khánh Hà- Lưu Bích thể hiện

Bốn câu lục bát trên của Thế Lữ được xào xáo sắp đặt lại để cho một âm điệu thích hợp:

Xuân tươi

Êm êm ánh xuân nồng

Nâng niu sáo bên rừng

Dăm ba chú Kim đồng

La lá la là

La la la la la la la

La la la la la la la

Hò xang xê tiếng sáo

Nhẹ nhàng lướt cỏ nắng

Nhạc lòng đưa hiu hắt

Và buồn xa buồn vắng

Mênh mông là buồn...

Tuy lời lẽ khác hẳn nhưng đọc kỹ thì lạ thay tất cả các từ trong nguyên bản cũng đều nằm trong bài ca gần như không thiếu chữ nào ! Thêm một vài chữ lót đệm như nâng niu hò xàng xê êm êm không thay đổi gì không khí của thơ. Tuy sắp đặt lại lời vẫn hoàn toàn tự nhiên không gượng ép.

Ðoạn hai tiếp tục theo kiểu đó:

Tiên Nga

Buông lơi tóc bên nguồn

Hiu hiu lũ cây tùng

Ru ru tiếng trên cồn

La lá la là

La la la la la la la

La la la la la la la

Hò ơi làn mây ơi

Ngập ngừng sau đèo vắng

Nhìn mình cây nhuộm nắng

Và chiều như chìm lắng

Bóng chiều không đi...

Thật là một kiểu phổ thơ rất độc đáo. Bây giờ ta hãy nhìn vào nét nhạc. Phạm Duy dùng nhịp Tango nhưng một thứ tango rất đặc sắc đã biến đổi theo cách của ông. Nhịp Tango thường rất nặng nay được làm nhẹ đi bằng những triplets tuôn ra liên miên bất tuyệt như những đợt sóng không bao giờ ngừng (đây ta phải kể cả nhạc đệm la la la là một phần không thể tách rời của điệu nhạc). Tổng cộng gần 60 vần nối tiếp nhau! Không có bản nhạc Việt Nam nào khác viết theo kiểu như vậy tuy kỹ thuật này dùng nhiều trong nhạc cổ điển Tây phương.

Về giai điệu (melody) Phạm Duy cũng xử dụng một kỹ thuật thường dùng nhạc cổ điển Tây phương là đi từ một motif (câu ngắn ý nhạc nhỏ) mà khai triển ra. Motif này gồm năm vần và cách lên xuống của nó được thấy rõ nếu ta dùng những dấu tiếng Việt (bỏ hai chữ đầu):

Ngang ngang sắc ngang huyền

Ngang ngang sắc ngang huyền

Ngang ngang sắc ngang huyền

Nặng huyền sắc huyền sắc

Nặng huyền ngang huyền sắc

Huyền huyền ngang huyền sắc

Người hát hay phải biết đưa vào một tương phản nào đó để cho những câu láy trở thành hấp dẫn; chẳng hạn họ có thể thay đổi dynamics hay ngắt hơi (staccato) ở cuối 2 lần dầu và ngân dài ở lần cuối:

Buông lơi tóc bên nguồn (NGẮT)

Hiu hiu lũ cây tùng (NGẮT)

Ru ru tiếng trên cồn (NGÂN)

Xử dụng một motif ngắn như vậy làm bản nhạc dễ cảm nhận nhưng muốn thực sự hay thì phải có một cái melodic contour (hình dáng lớn của giai điệu) đẹp để làm sườn trên đó đặt motif như những viên gạch. Melodic contour đoạn đầu bài này khởi từ trên cao đi xuống tùng đợt tới đáy ở chữ kim đồng rồi từ từ đi lên trở lại. Hình thể như chữ U hay như thung lũng. Cái contour này được nhắc lại một lần nữa trước khi đi vào đoạn giữa.

Hiệu quả của cấu trúc này là một điệu nhạc rất vui tươi rất dễ cảm nhận nhưng cũng rất mỹ thuật ở quy mô lớn và nhỏ. Ngoài ra cũng nên nhận thấy là đi qua gần 120 notes nhạc rồi mới nghỉ ở chủ âm khác với Ngậm Ngùi cứ 6 hay 8 chữ là về chủ âm. Sự dè sẻn chủ âm này làm cho ý nhạc chuyển động không ngừng.

Sang đoạn giữa (B) Phạm Duy tạo ra một sự tương phản tuyệt đẹp không những về tiết tấu (từ liên tục đổi thành chậm rãi ngắt quãng) mà còn bằng cách chuyển vào âm giai thứ của cung bậc 3 tức là từ Do major chuyển qua Mi minor. Ðây là một modulation rất đặc biệt (phần lớn nhạc sĩ khác sẽ chuyển qua Do minor hoặc La minor chứ không nghĩ tới chuyển qua Mi minor) nó cho điệu nhạc lúc này một màu sắc bất ngờ độc đáo mơ hồ lâng lâng buồn buồn... nói tóm lại là rất hợp với lời:

Trời cao xanh ngắt xanh ngắt

Ô ô ô kià

Hai con hạc trắng

Bay về nơi nao ?

Sự tương phản với đoạn A được nhấn mạnh bằng những melisma (uốn éo giọng) và appoggiatura rất duyên dáng uyển chuyển trong những chữ Ô hạc trắng bay về ...

Sau khi củng cố giọng Mi thứ bằng những hoà âm thường lệ (La thứ Si 7 Mi thứ) nhạc chuyển qua relative major (Sol trưởng) rồi dùng những dominant progressions (hợp âm Mi --> La --> Re --> Sol --> Do nối tiếp nhau từng quãng 4) rất tự nhiên hợp lý và cổ điển để trở lại giọng Do cũ:

Trời cao xanh ngắt

Ố ô ô kià

Ố ô ô kià

Hai con hạc trắng

Bay về về Bồng Lai...

Những modulations và chord progression liên miên này làm màu sắc nhạc trong đoạn B thay đổi không ngừng khiến ngưòi nghe có cảm tưởng như đi qua một cầu vồng âm thanh (rainbow of sound) khó tìm thấy trong bản nhạc Việt Nam nào khác. Ðiều kỳ diệu và lý thú là trong đoạn A sự chuyển động (movement) của nhạc nằm ở bề mặt ở tiết tấu rộn rã còn sang đoạn B sự chuyển động này lặn xuống chiều sâu của hoà âm còn bề mặt tiết tấu thì trở thành phẳng lặng.

Có lẽ mùa Xuân của Phạm Duy đẹp nhất là... về đêm. Một bài Xuân ca rất sớm viết từ năm 1948 tại chợ Neo Thanh Hóa là để tặng Thái Hằng người bạn trăm năm. Ðó là Ðêm Xuân một bài ca xưng tụng tình yêu. Bàng bạc trong toàn bài là một xúc cảm chân thành tha thiết và còn có ý vỗ về nữa. Từ hình ảnh đôi chim uyên đến báo tin Xuân đã về đến tiếng câu hát buồn và tiếng đàn ru hồn... tất cả đưa đến tình yêu và yêu rồi thì xin đừng nhạt phai...

Đêm Xuân

Ca sĩ - Sĩ Phú thể hiện

Không hiểu vì sao trong những ca khúc viết tặng vợ nhạc sĩ Phạm Duy hay đề cập đến cây đàn. Từ cây đàn trong Ðêm Xuân khiến lòng thiếu nữ xốn xang đến cây đàn dâng cho người yêu góa bơ vơ trong Tạ Ơn Ðời... Chính Phạm Duy cũng không ngờ "nàng" lại đi trước. Hình ảnh góa phụ ôm cây đàn bơ vơ là hình ảnh của chính mình. Ngậm ngùi biết bao.

Xuân chưa đến và còn dài sẽ còn dịp trở lại những bản Xuân ca đáng nhớ từ một thời đã qua...

Trở lại trang Mục Lục