Natri tetraborac pentahydrate

Natri borac.5H2O - Na2B4O7.5H2O - Mỹ - CN - 25kg

http://vietnamchemtech.com.vn/chitietSP.asp?id_pro=2306

Borac hay trong dân gian còn gọi là hàn the là tên gọi để chỉ các khoáng chất hay hợp chất hóa học có quan hệ gần nhau:

Borac khan hay têtraborat natri khan (Na2B4O7)

Borac pentahiđrat (Na2B4O7.5H2O)

borac đềcahiđrat (Na2B4O7.10H2O)

Thuật ngữ borac thông thường được dùng để chỉ borac đềcahiđrat. Từ đây trở đi thuật ngữ này được dùng để chỉ borac đềcahiđrat.

Borac cũng được gọi là borat natri ngậm 10 phân tử nước hay têtraborat natri ngậm 10 phân tử nước, là một hợp chất hóa học quan trọng của bo. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, nhiều cạnh dễ dàng hòa tan trong nước. Khi để ra ngoài không khí khô, nó bị mất nước dần và trở thành khoáng chất tincalconit màu trắng như phấn (Na2B4O7.5 H2O). Borac thương phẩm được bán ra thông thường bị mất nước một phần.

Sử dụng

Borac được sử dụng rộng rãi trong các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm nước, xà phòng, chất khử trùngthuốc trừ sâu. Một trong các ứng dụng được quảng cáo nhiều nhất là sử dụng làm nước rửa tay cho công nhân trong công nghiệp. Nó cũng được sử dụng làm men thủy tinh men gốm, thủy tinh và làm cứng đồ gốm sứ. Nó cũng rất dễ dàng chuyển thành axít boric hay các borat khác, và chúng có nhiều ứng dụng.

Một lượng lớn borac pentahiđrat được sử dụng trong sản xuất sợi thủy tinhxelulôza cách nhiệt như là chất làm chậm cháy và hợp chất chống nấm. Một lượng lớn sử dụng trong sản xuất peborat natri mônôhiđrat để sử dụng trong bột giặt.

Hỗn hợp của borac và clorua amôni (NH4Cl) được sử dụng như là chất trợ chảy khi hàn các hợp kim chứa sắt như thép. Nó hạ thấp điểm nóng chảy của các ôxít sắt không mong muốn, cho phép nó chảy ra. Borac cũng được trộn với nước làm chất trợ chảy khi hàn các kim loại quý như vàng hay bạc. Nó cho phép que hàn nóng chảy chảy tràn lên các mối nối cần thiết.

Khi sử dụng trong hỗn hợp, borac cũng có thể dùng để giết kiến đục gỗbọ chét. Borac là một thành phần trong chất lỏng nhớt slime.

Nguồn gốc của tên gọi borac có lẽ bắt nguồn từ tiếng Ba Tư bürah. Từ này được sử dụng một cách khinh miệt trong thập niên 1940 để chỉ các đồ nội thất hiện đại thiết kế lòe loẹt và các sản phẩm sản xuất công nghiệp khác. Một số khác cho rằng cách nói này có nguồn gốc từ các quảng cáo đối với những người lau dọn trong gia đình, mặc dù có thể nó có nguồn gốc từ tiếng Yiddish "borachs", có nghĩa là các đồ nội thất được thuê mượn.

Borac cũng là một phụ gia thực phẩm tại một số quốc gia (nó bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ, Việt Nam), với số EE285. Nó sử dụng tương tự như muối ăn, và nó có trong món trứng cá muối của PhápIran. Mặc dù nó được sử dụng như là thuốc trừ sâu và có độc tính, nhưng liều gây chết 50% (LD50) của borac là tương tự như của muối ăn (cả hai đều khoảng 3.000 mg/kg thể trọng).

Sử dụng để tạo ra chất lỏng bôi trơn slime: trộn 2,5 ly nước, 2 ly keo PVA và 4 thìa trà borac.

Sử dụng tại Việt Nam

Hàn the có tính sát khuẩn nhẹ, lại làm cho sản phẩm tinh bột, cá, thịt,... trở nên dai nên hay được các nhà sản xuất ở Việt Nam cho vào thực phẩm để sản phẩm chế biến ra dai và kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng.

Tuy nhiên hàn the có thể gây ngộ độc. Liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Dùng với liều lượng thấp có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, gây biếng ăn và suy nhược cơ thể. Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ trong gan, đến khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây tác hại mạn tính.

Mặc dù hàn the là chất bị Bộ Y tế Việt Nam liệt kê vào danh sách các hóa chất cấm sử dụng trong vai trò của phụ gia thực phẩm, nhưng nó vẫn được sử dụng trong các loại thực phẩm như giò, chả, nem chua, bún, bánh phở, bánh cuốn, bánh su sê, bánh đúc với hàm lượng không có cơ quan nào kiểm soát. Vì thế, việc sử dụng giò, chả cần hết sức cẩn thận. Một biểu quyết gần đây trên VnExpress.net cho thấy người sử dụng vẫn chưa ý thức hết nguy hiểm của borac. Trong số 1.003 kết quả biểu quyết cho thấy có 67,8% người được hỏi cho rằng biết là hàn the độc hại nhưng không có lựa chọn nào khác, 22,6% trả lời là không để ý. 6,7% cho rằng ít nên không sao và 2,9% cho rằng hàn the chẳng ảnh hưởng gì.

Hiện nay các nhà khoa học của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã sản xuất được một loại phụ gia thực phẩm có tên là PDP từ nguyên liệu tự nhiên như vỏ tôm, cua, mai, mực, có thể thay thế hàn the trong sản phẩm chế biến.