Kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất hiện nay

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong những hồ sơ về môi trường của cho 01 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo Luật quy định thì phải thực hiện đăng ký với cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường trước khi dự án đầu tư đi vào hoạt động.

Công ty tư vấn môi trường tại Bình Dương với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn môi trường, chuyên thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... đảm bảo đúng tiến độ và luôn làm hài lòng khách hàng.

Căn cứ pháp lý

Kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất được thực hiện theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.

I. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

- Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019.

- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019.

+ Phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày đến dưới 500 m3/ngày.

+ Phát sinh chất thải rắn từ 01 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày.

+ Phát sinh khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ.

1. Cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

+ Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Phụ lục IV Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 và dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019.

2. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

- 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu ố 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019.

- 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019.

3. Cấu trúc và nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường

Cấu trúc và nội dung cụ thể của Kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019.

4. Thời gian giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án.

Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

II. Trường hợp đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường

- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai thực hiện dự án, phương án quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 là việc chủ dự án, chủ cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Việc đăng ký lại, trách nhiệm và thời hạn xác nhận đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng biết thực hiện như thế nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0909 773 264 để được tư vấn miễn phí.