Công nghệ xử lý nước thải thực phẩm

Là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam hiện nay, trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn chiếm tỉ trọng cao so với các ngành công nghiệp khác và có nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước.

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm, nâng cao giá trị của nông phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng và có ý nghĩa lớn trong thúc đẩy phát triền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngoài ra, ngành công nghiệp thực phẩm còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo cho một bộ phận dân cư tại các vùng nông thôn và dân nhập cư ở các đô thị.

Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế và xã hội, ngành công nghiệp thực phẩm cũng tạo ra không ít vấn đề tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người, trong đó có vấn nạn từ nước thải thực phẩm.

Mặc dù nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất đã chú ý tới việc bảo vệ môi trường, đã xây dựng trạm xử lý nước thải chế biến thực phẩm, nhưng hoạt động không đúng quy cách hoặc không hiệu quả.

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm một số ngành sau:

  • Chế biến thịt, thủy hải sản

  • Đường và các sản phẩm từ đường

  • Rượu - bia - nước giải khát

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa

  • Dầu thực vật

  • Sản xuất bánh kẹo

  • Chế biến thực phẩm ăn nhanh, ...

NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Lưu lượng nước thải phát sinh của một số ngành chế biến thực phẩm được ước tính như sau:

Thành phần, tính chất nước thải chế biến thực phẩm

Tùy theo từng loại hình chế biến thực phẩm và quy trình sản xuất mà nước thải phát sinh có thành phần và tính chất ô nhiễm riêng. Từ góc độ xử lý và bảo vệ môi trường, nước thải ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có thể phân thành 2 nhóm:

    • Nước thải giàu các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, photpho;

    • Nước thải có hàm lượng nitơ, photpho không cao.

Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành chế biến thực phẩm

+ Ngành Chế biến sữa và thịt hộp:

+ Ngành sản xuất bia

=> Hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia

+ Ngành chế biến thủy sản

Xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm

Với đặc tính ô nhiễm hữu cơ cao, nước thải ngành thực phẩm phù hợp với công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Các phương pháp xử lý sinh học thường áp dụng như:

  • Xử lý nước thải thực phẩm bằng phương pháp sinh học hiếu khí

  • Xử lý nước thải thực phẩm bằng phương pháp sinh học kỵ khí

  • Xử lý nước thải thực phẩm bằng phương pháp lọc sinh học

Ngoài ra, ở một số ngành chế biến thực phẩm, nước thải có các thông số ô nhiễm cao như: giết mổ gia xúc, chế biến thủy hải sản, chế biến nước mắm, ... công trình xử lý nước thải có thể kết hợp phương pháp xử lý sinh học với phương pháp xử lý hóa lý như: keo tụ tạo bông, tuyển nổi, tiền xử lý cơ học như: song chắn rác tinh, bể lắng cát, ...

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành môi trường, chuyên tư vấn môi trường, xử lý nước thải và đã tham gia nhiều dự án trên cả nước, Công ty TNHH XD DV Môi trường Nguồn Sống Xanh xin nêu một số quy trình xử lý nước thải ngành công nghiệp thực phẩm được sử dụng hiện nay.

+ Quy trình 1:

+ Quy trình 2:

+ Quy trình 3:

Để biết thêm thông tin về phương pháp và công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH

ĐỊA CHỈ CÔNG TY VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC:

53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline : Ms Hải 0909 773 264

Email: greenlife@nguonsongxanh.vn

Website: nguonsongxanh.vn