Cach che bien va su dung ba dau nanh bon cay

Ở bài viết trước, Chế phẩm vi sinh đã hướng dẫn 3 cách ủ đậu nành thành phân bón hữu cơ cho cây trồng. Vậy bã đậu nành thì sao, có thể ủ thành phân bón hữu cơ cho cây trồng không? Mời các bạn theo dõi chi tiết bài viết “ Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cho cây trồng hiệu quả bất ngờ!”


Trong bài viết này, Trung tâm phân phối chế phẩm sinh học hướng dẫn 2 cách ủ bã đậu nành thành phân hữu cơ chất lượng cao – loại thịt không xương rất giàu đạm cho cây trồng.

Cách 1: Ủ khô bã đậu nành với nấm trichoderma làm phân bón dạng bột bón gốc

Cách 2: Ủ bã đậu nành với chế phẩm sinh học EM dạng bột – EMZEO thành dịch đạm sinh học phun hoặc tưới cho cây trồng.

Đây là 2 cách ủ bã đậu nành bón cây hiệu quả nhất hiện nay, vừa không có mùi hôi, vừa nhanh phân giải dinh dưỡng có trong bã đậu nành giúp cây trồng dễ dàng ăn được. Đây chính là 2 Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cây hiệu quả bất ngờ! Tùy từng mục đích sử dụng mà các bạn lựa chọn cách ủ bã đậu nành phù hợp với mình nhé!

Trong bã đậu nành có gì?

Bã đậu nành chính là một loại phế phẩm sau quá trình làm đậu phụ hay sữa đậu nành. Bã thường có màu trắng sữa hoặc hơi ngà và có độ mịn nhất định. Thời gian trước đây, bã đậu nành thường được dùng để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Đến hiện tại, bã đậu nành còn có công dụng khác là làm phân bón cho cây trồng.

Bã đậu nành bón cây có công dụng đặc biệt hiệu quả. Nhiều người cho rằng, các chất dinh dưỡng đã được vắt kiệt để làm đậu nành và làm sữa. Tuy nhiên, bạn không biết rằng, ở trong bã vẫn còn rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của cây trồng và cải tạo nguồn đất.

Ở trong bã đậu nành có chứa khoảng 50% protein so với hàm lượng protein có ở trong hạt đậu nành. Giá trị đạm protein có ở trong bã đậu so sánh tương đương với thịt gà và thịt lợn loại ngon. Ngoài ra, một số những chất khoáng, chất xơ và chất béo, … cũng được tìm thấy ở trong bã đậu.

Cụ thể:

  • Chất khô: 89% (chất béo thực vật, protein, acid amin, fiber và khoáng chất)

  • Protein thô: 48%

  • Chất xơ thô: 0.3%

  • Khoáng chất đa lượng, vi lượng, …

Như vậy, ở trong bã đậu nành có chứa rất nhiều đạm, chất xơ và các khoáng chất, … Đây là một nguyên liệu rất tốt để làm thành phân bón hữu cơ vi sinh dành cho cây trồng, mang lại hiệu quả dinh dưỡng cao.

Cách ủ bã đậu nành với nấm Trichoderma

Sử dụng chế phẩm sinh học để ủ bã đậu nành là biện pháp hữu hiệu nhất để chế phẩm bã đậu nành thành thức ăn cho cây trồng hiệu quả tốt nhất.

Chế phẩm nấm trichoderma có khả năng phân giải chất hữu cơ rất tốt, đặc biệt là cellulose, chất xơ. Nấm Trichoderma làm mùn hóa bã đậu nành rất nhanh đồng thời tiêu diệt các nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Sử dụng nấm trichoderma để ủ bã đậu nành là cách tạo ra dòng phân bón hữu cơ hữu hiệu dạng bột cải tạo đất, bảo vệ và hỗ trợ bộ rễ phát triển mạnh.

Chế phẩm EMZEO là dòng men vi sinh chuyên ủ đậu tương, bã đậu nành … có chức năng phân giải chất béo, chất xơ, gluxit, thủy phân protein thành acid amin, peptide … đồng thời khử mùi hôi ủ bã đậu nành

Có thể nói Nấm trichoderma và chế phẩm EMZEO là bộ đôi không thể thiếu khi chế biến bã đậu nành thành phân bón cho cây trồng

Chuẩn bị nguyên liệu ủ

– Bã đậu nành (phơi khô, nghiền thành bột): 50kg

– Lân: 10kg

– Nấm Trichoderma Bacillus: 2 gói 200gr

– Chế phẩm EMZEO: 2 gói 200gr

Cách chế biến ủ bã đậu nành với trichoderma

Đảo trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên. Cho vào bao tải có lớp nilon ở trong. Buộc chặt kín, cho vào nơi khô mát để ủ trong thời gian 55 – 60 ngày là sử dụng được.

Cách sử dụng phân bón ủ khô từ bã đậu nành

Sử dụng để bón gốc, cải tạo đất … có thể dùng phân hữu cơ bã đậu nành cho mọi loại cây trồng.

Đối với hoa, cây cảnh: Sử dụng phân hữu cơ bã đậu nành trộn trực tiếp với đất để trồng hoặc bón vào gốc cho cây hoa. Tỉ lệ trộn với đất để trồng cây: 1kg phân bã đậu nành trộn với 5 – 7kg đất. Định kỳ 1 tháng bón 0,5kg phân bã đậu/1 gốc cây cảnh, hoa hồng

Đối với rau màu: 1kg bột bã đậu đã ủ rắc đều trên mặt luống cho 3 – 5m^2. Định kỳ 7 – 10 ngày rắc 1 lần. Sau khi rắc xong, tưới thêm nước cho luống rau ( tưới nước đủ ẩm, ướt vừa phải). Khi thu hoặc rau màu, nhớ ngừng sử dụng phân bã đậu trước 3 – 4 ngày.

– Đối với cây ăn trái, cây trông nghiệp: bón 1 – 2kg cho từng gốc, tùy cây to nhỏ. Có thể xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc rồi rải đều phân bã đậu xuống, lấp đất trở lại. Tưới nước và giữ ẩm cho gốc cây bằng bèo tây, rơm rạ, xơ dừa … Định kỳ 1 – 2 tháng bón 1 lần

Cách chế biến bã đậu nành thành dịch đạm đậu nành

Bạn có thể thông qua các chế phẩm EMZEO để tiến hành thủy phân protein (tức phân giải protein thô thành các peptide, acid amin – dạng đạm thực vật), các loại khoáng chất và dinh dưỡng có ở trong bã đậu thành dịch đạm sinh học. Dịch đạm có thể sử dụng để tưới hoặc phun cho cây trồng.

Dịch đạm sinh học được ủ từ bã đậu nành là một loại phân hữu cơ có chất lượng cao và mang lại hiệu quả tốt cho vườn rau của nhà bạn. Bất cứ những ai đang quan tâm đến ngành nông nghiệp hữu cơ thì không nên bỏ qua loại đạm sinh học đặc biệt này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bã đậu nành được phơi khô hoặc được nghiền nhỏ: 10kg

  • Chế phẩm ủ và khử mùi hôi EMZEO: Sử dụng 1 gói 200g

  • Mật rỉ đường (loại đường phên hoặc đường mía): 600 – 800ml

  • Thùng hoặc chai lớn có nắp đậy kín: Loại từ 30 lít

  • Nước sạch 20 lít (trong trường hợp sử dụng nước máy thì nên bơm ra chậu và để lắng từ 2 đến 3 ngày)


Mời các bạn xem chi tiết tại: https://chephamvisinh.vn/cach-che-bien-va-su-dung-ba-dau-nanh-bon-cay/