trendoialumrochphamhuuthua

Trên Đồi Alum Rock

(Trích trong: Nhớ về ĐH/QGNT2003)

Đại hội QGNT năm 2003 tại hải ngoại mang tên Đại Hội Tương Phùng được tổ chức tại thành phố San Jose, phía bắc tiểu bang California vào ba ngày: 8, 9 & 10 tháng 8 năm 2003. Buổi họp mặt chính thức vào chiều ngày thứ bảy 9 tháng 8 tại nhà hàng Thành Được. Chiều hôm trước sẽ có một buổi họp mặt tại nhà của chị Lê thị Minh Nguyệt (Q72) do ca’c ACE/Q Bắc Cali đài thọ.

Chị Minh Nguyệt thì đã quá quen, học cùng với chị năm Đệ Nhất (12B),và sau đó thỉnh thoảng vẫn gặp chị tại Giảng đường 2 Sư Phạm khi chúng tôi cùng theo học chứng chỉ dự bị SPCN ở Đại học Khoa Học Sài Gòn. Chị cùng gia đình rời khỏi nước năm 1975; năm 1981, khi vừa chân ướt chân ráo định cư tại Long Beach, tôi đã liên lạc được lại với chị.Một thời gian sau,gia đình chị dời lên thành phố San Jose sinh sống; sau một thời gian khá lâu, qua tin tức từ các bạn bè, chu’ng tôi mới nối lại mối giây liên lạc trong thời gian gần đâỵ Được Ban Tổ Chức cho biết nhà của chị rất rộng rãi và nằm biệt lập trên một ngọn đồi,thuận tiện cho những cuộc họp mặt đông đảo vì sự ồn ào sẽ không làm phiền hàng xóm chung quanh.

Đúng như chương trình đã dự liệu,chúng tôi đến San Jose khoảng 3 giờ chiều ngày thư’ sáu, sau khi đưa hai vợ chồng ông anh đến nhà một người trong họ; chúng tôi thẳng đường đến khách sạn đã được giữ phòng trước để gặp các bạn bè cùng từ miền Nam Cali lên. Tại đây, lại gặp thêm một số ACE từ các nơi khác về dự Đại Hội như: anh Phạm văn Đức (Q73 Dallas, Texas),anh Trịnh ngọc Cẩn (Q70 Seatle, Wahsington),anh Tăng a Nhì (Q70 Louisiana),chị Vũ thị Lý (Minnesota),anh Mai an Toàn (Q70 Houston, Texas)...

Bắt đầu từ đây đã là những tiếng cười đùa ròn rã, tiếng chào hỏi và gọi nhau vang dội các hành lang của khách sạn. Khoảng 5 giờ hơn, nhóm chúng tôi rời khỏi khách sạn trực chỉ đến nhà chị Minh Nguyệt. Đường đến địa điểm hẹn khởi đầu tương đối dễ nhưng càng gần chân núi thì bắt đầu rắc rối vì các đường nhỏ đâm ngang; mặc dù đã có bản đồ nhưng chúng tôi cũng không tránh khỏi bối rốị Đang loay hoay vừa lái xe vừa tìm tên đường thì thấy có một chiếc motocycle đậu ngay tại ngã ba đường với tấm bảng treo trên tay lái có hàng chữ: ĐH/QGNT.

Vì người lái xe đội nón an toàn có kính che hết cả mặt nên chúng tôi không biết là ai, có điều chắc chắn là “phe ta” rồi, cứ việc chạy theo cho chắc ăn. Anh hướng dẫn chúng tôi đi thêm một quãng ngắn, ra dấu chỉ cho chúng tôi đậu sát ngay bên vệ đường rồi vội vã quay đầu xe chạy về hướng cũ, chắc là trở lại để hướng dẫn những xe khác.

Ngay sau chỗ tôi đậu xe là tấm bảng nhỏ ghi đúng số nhà của chị Nguyệt, cạnh bên là con đường tráng nhựa thẳng dốc lên, đứng dưới đường nhìn lên không thấy được gì. Đi bộ hết đoạn đường dốc ngược, chúng tôi nhìn thấy một khoảng sân khá rộng lúc đó đã có vài chiếc xe đậu sẵn. Từ xa, thấy có hai người đứng cạnh chiếc xe đậu ngoài cùng đang nhìn về hướng tôi cười, có lẽ là quen đây nhưng nhất thời chưa nhớ ra được. Một trong hai người tiế’n về phía tôi giơ tay ra bắt và nói: “Nhớ ai không? Đồng sỹ Hinh đây!” đồng thời xoay qua phía người bên cạnh: ”còn đây là Vũ khắc Thông”.

À, thì ra tôi và hai bạn này đã có mấy tháng thực tập với nhau trong nhóm xin đi Du học ở Đài Loan năm 1974. Tay bắt mặt mừng được một chút rồi kéo nhau vào sân sau qua cánh cửa bên hông nhà. Khoảng sân sau rộng lớn bao quanh cái hồ bơi ở giữa, dọc theo hàng rào sắt là từng khoảng đất có sẵn bàn, ghê’, dù che nắng và mấy cái xích đu; từ đây ta có thể nhìn thấy một phần của thành phố phía dưới kiạ. Tôi sà ngay vào chiếc bàn lớn đầu tiên nơi đã có sẵn vài người bạn học cùng năm: Trần quô’c Toản (Q72), Nguyễn Hà (Q72), và các bạn đã từng quen biết lâu nay: Trịnh hoài Nam (Q73), Phạm đình Chiến (Q73), Tăng lý Công (Q73)... Nhìn quanh lúc đó chỉ khoảng 10 người rải rác đứng tụm lại từng nhóm nhỏ, chưa tìm thấy những khuôn mặt quen thuộc cũ; tôi đành phải tạm ngồi một chỗ mặc dù rất muốn dạo một vòng xem có biết ai thêm không.

Cũng chưa gặp được chủ nhà (chị Minh Nguyệt),có lẽ chị còn đang bận rộn với bạn bè ở phía trong. Lần lượt từng nhóm xuất hiện,thoáng chốc đã gần đầy khoảng sân trống,bắt đầu tràn xuống vòng quanh hồ bơị Bàn chúng tôi có thêm vài khuôn mặt “lạ”: “Đây là Hoàng Hậu ...” Một người trong nhóm mới tham gia giới thiệu về một phụ nữ. Tia sáng chợt loé lên: “co’ phải là Nam Phương không?”. “Dạ đúng, xin lỗi anh tên gì?”... Thực ra tôi không học cùng năm – và cũng không nhớ rõ Nam Phương học năm nào – nhưng vì có cái tên khá lạ nên có biết hồi còn học ở trường.

Đang đấu láo loạn lên với các bạn, thoáng thấy anh Phạm văn Đức đang tiến đến gần, máu tinh nghịch nổi lên, tôi gọi anh lại và hỏi Trần quô’c Toản: “có nhớ ai đây không?”, cả hai hơi khựng lại một chút vì chưa kịp nhận ra nhaụ Tôi vội tiếp: ”Toản còn nhớ năm tụi mình học lớp 12B, Hoàng việt Tuấn và bạn ra ứng cử Ban Đại Diện Học Sinh nhưng bị Liên danh lớp 11 đánh bại không? Đây là Phạm văn Đức, địch thủ của bạn năm xưa”.

Đến khi các bạn cư ngụ ở San Jose kéo đến - những: Trần quảng Nam, Mai viết Khánh, Huỳnh khương Trung, Lưu văn Phúc ...- thì tôi không còn nhớ đã tiếp chuyện với ai, nói những gì. Vì là “người điạ phương”, các bạn này đã tự nguyện cùng nhau đóng góp công sức lo cho Đại Hội, hầu hết đều phải lo hoàn tất các phần vụ của mình nên không thể đến sớm hơn được. Tôi cũng được gặp lại chị Kim Dung và chị Huyền Thanh (chị của Trần quốc Toản), chị Hoàng việt Thu (chị của Hoàng việt Tuấn), chị Kim Thành (chị của Trịnh dương Chính, Kim Ngân, Kim Nga), chị Minh Châu và anh Mai đức Phú (đã gặp anh chị ở đảo Paulo Bidong), …và rất nhiều

người không quen biết khi còn học ở trường.

Trời đã bắt đầu sụp tối, tiếng ồn ào cười đùa vẫn còn vang vọng, những ánh đèn “flash” chớp tắt khắp mọi chỗ. Hình như Ban Tổ Chức không có một chương trình nhất định gì cho buổi họp mặt ngày hôm nay, mục đích chỉ là tạo điều kiện cho bạn bè cũ gặp lại nhau, nhận ra nhau hoặc quen thêm các bạn khác nên mạnh ai nấy vui chơi theo kiểu “tự biên tự diễn.” Một số Thầy Cô sau khi họp mặt riêng ở một chỗ khác, trên đường về ghé ngang qua thăm tất cả các học sinh. Vì mọi người đều xúm xít vây quanh chào hỏi nên từ ngoài xa, tôi chỉ thấy được: Thầy Hoàng xuân Thiệu, Thầy Trương thế Khôi (đã mất), Thầy Bùi quốc Tường,....

Bây giờ thì tôi đã có dịp vào trong nhà xuyên qua cánh cửa bên hông, khắp nơi: từ phòng khách ngang qua phòng gia đình, xuống phòng ăn, qua nhà bếp chỗ nào cũng có các ACEQ tụ nhau từng nhóm vui vẻ trò chuyện, cười đùa, ca hát và cả tâm sự nhỏ to chung quanh quầy rượụ. Có lẽ người bạn đến trễ nhất là Phạm văn Oanh (Q73), anh từ tiểu bang Minnesota bay xuống, nhờ người quen chở thẳng đến để còn kịp gặp bạn bè cũ.Anh Oanh cũng là một trong nhóm các bạn đi du học Đài Loan năm 1974, qua điện thư liên lạc trước, anh có đùa với tôi là sẽ “hổng say hổng dzìa”.Gặp lại nhau sau gần ba mươi năm, chúng tôi cũng không có nhiều thời gian vì còn có các bạn bè khác. Đến khi có dịp mời anh một ly, anh từ chối, tôi nhắc lại lời hứa hẹn trong điện thư; anh cười cười nói: “khả năng chỉ uống được một ly, và đã uống, bây giờ thì dzìa vì đã say”.

Có lẽ chúng tôi là nhóm người cuối cùng rời khỏi nhà chị Nguyệt. Lúc đó đã gần 1 giờ sáng ngày thứ bảy, vài mạng chúng tôi vẫn còn lưu luyến đứng rải rác trước cửa nhà trò chuyện. Huỳnh khương Trung lái chiếc xe “van to đùng” trở lại sau khi đã đưa một số người về khách sạn, anh cẩn thận cùng tôi đi thêm một vòng chung quanh nhà để chắc chắn không còn ai cần đưa về nữạ Với dáng điệu mệt mỏi, Trung ngồi bệt xuống nền xi măng và mồi một điếu thuốc, thở ra một hơi dài khoan khoái; anh nói: “nãy giờ mới dám hút vì phải lái xe không muốn làm phiền người khác”. Qua anh, tôi hiểu và thông cảm được những nỗ lực của Ban Tổ Chức đã cố gắng bằng mọi cách lo lắng chu đáo cho tất cả mọi người ở xa về dự Đại Hộị Xin được gởi một đoá hoa đến các bạn.

Vừa lái xe ra khỏi khu nhà chị Nguyệt, đang tìm lối vào xa lộ để trở về khách sạn, nhìn vào kính chiếu hậu thấy ngay sau xe mình là một “ông bạn dân” (Cảnh Sát); tôi hơi lo lắng vì thực ra cũng đã “chén chú chén anh” khá nhiều, bèn tìm cách quẹo vào trạm xăng ở một ngã tư ngay gần đó với lời giải thích cho người đi chung là xe cần đổ thêm xăng (tránh voi chẳng xấu mặt... này,) mặc dù thật ra tôi mới đổ đầy xăng khi vừa đến San Jose chiều naỵ Rời khỏi tiệm với ly cà phê nóng trên tay, tôi cảm thấy yên tâm hơn và thẳng đường về đến nơi an toàn; nghỉ ngơi dưỡng sức để chuẩn bị cho ngày hôm sau với một lịch trình đầy kín: thảo luận bầu Ban Đại Diện chính thức đầu tiên ở hải ngoại của GDQGNT, thăm viếng vùng Vịnh San Francisco và những danh lam thắng cảnh của Thung lũng Hoa Vàng.., và buổi chiều sẽ là Đại Hội QGNT/2003. Thế là chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa tôi lại được gặp các Thầy Cô và bạn bè thân quý.

Phạm hữu Thừa (Q72)

(*) Mượn ý và lời của anh Phan nhật Tân trong bài viêt: “Đêm hội ngộ những vì sao”.

Trân trọng giới thiệu

đến Ban Bè cùngThân Hữu

Sanjose,01/2009

Ban Biên Tập -Gia Đình QGNT 2009