Hướng dẫn sơ đồ đấu aptomat cho gia đình

Trong bài viết này, BTB Electric sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thiết kế sơ đồ hệ thống điện dân dụng cho hệ tổng và các phòng.

Sơ đồ điện tổng

Trong hệ thống điện gia đình cơ bản, aptomat tổng thường được chọn là loại 63A, tương ứng với dòng điện 220V, có công suất chịu tải là 13860W. Nếu thêm aptomat nhánh, khi có sự cố tại một điểm, aptomat nhánh sẽ nhảy trước, ngăn chặn ảnh hưởng đến các khu vực khác. Trường hợp không có aptomat nhánh và aptomat tổng có công suất chịu tải thấp, việc sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc trong sơ đồ đấu aptomat có thể khiến aptomat nhảy mà không cần có sự cố.

Do đó, khi thiết kế hệ thống điện gia đình, cần phân chia các lộ theo tầng và mỗi tầng được điều khiển bởi một aptomat nhánh, nhằm tăng tính bảo vệ hệ thống, giúp phân chia và sửa chữa sự cố nhanh chóng hơn. Trong quá trình lắp đặt, cần lưu ý lắp CB chống sét trước aptomat tổng, sau đó là CB chống giật.

Lưu ý rằng cọc tiếp đất vào các thiết bị điện cần tách riêng cọc tiếp đất chống sét. Các thông số của aptomat và chi tiết sơ đồ có thể điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Sơ đồ điện tầng và phòng

Aptomat cho từng tầng có thể được lắp đặt trong tủ điện của từng tầng, sử dụng dây cáp điện để kết nối giữa các tầng. Tuy nhiên, nếu muốn lắp đặt aptomat tập trung ở tầng 1, vẫn cần phải có một aptomat tổng tại tủ điện của mỗi tầng.

Tiết diện dây dẫn từ tủ tổng đến các tầng thường là cáp 2x10mm, còn từ các tầng về các phòng thường sử dụng cáp 2x6mm.

Hệ thống chống giật cần đảm bảo tiếp đất, để ngăn chặn sự cố trước khi có nguy cơ bị điện giật do có rò điện. Việc sử dụng aptomat chống điện giật là cách phòng ngừa trong trường hợp có rò điện từ cáp nối từ tủ tổng đến các tầng, hoặc khi RCBO của các tầng không nhảy khi gặp sự cố.