GIỚI THIỆU

Cách phân biệt ốc nhồi với ốc bươu vàng là điều cần thiết đối với mọi người bởi sự phổ biến của hai loại ốc này. Ngoài việc lựa chọn chính xác ốc nhồi cho mỗi bữa ăn hàng ngày thì cần phân biệt ốc bươu vàng để hạn chế sự xuất hiện của nó bởi khả năng phá hoại mùa màng.

Ốc nhồi hay còn gọi là ốc bươu ta, ốc bươu đen là một loại ốc sống ở các vùng ao hồ nước ngọt, đồng ruộng có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng trong việc chế biến thành các món ăn hàng ngày được sử dụng trong mỗi bữa ăn Xem Thêm

Trại Ốc Nhồi Hải Dương Lưu Luyến chuyên cung cấp ốc nhồi giống - trứng ốc nhồi - ốc nhồi thương phẩm - Ốc Rạ, cho các quán ăn, nhà hàng. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp Dê giống - Dê Thịt. Nhận giao hàng trên toàn quốc. Hotline: 0988.216.686 – 0932.255.689 - 0789 80 3636

Địa Chỉ - Cơ Sở 1 : Thôn Đa Nghi - Xã Nghĩa An - H. Ninh Giang - Hải Dương

Cơ Sở 2 : Trung Tâm Thị Tứ Quán Phe - X. Hồng Hưng - H. Gia Lộc - Hải Dương


Chúng ta đều biết ốc nhồi là một trong số động vật rất dễ nuôi, mặt khác hiệu quả kinh tế từ mô hình này cũng đánh giá rất cao. Là một loại vật nuôi có sức đề kháng tốt sống hoàn toàn vào môi trường tự nhiên, ít dịch bênh. Tuy nhiên trong những năm gần đây không những bị thu hẹp diện tích sinh sống mà một số loại dịch bệnh cũng xuất hiện khá nhiều

Cho đến thời điểm hiện tại thì tất các các dấu hiệu, các loại bệnh xảy ra ở ốc nhồi đều xuất phát từ nguyên nhân nguồn nước, môi trường sống của ốc bị ô nhiễm ngày một nghiêm trọng hơn.

Chúng ta nên phòng bệnh cho ốc từ bé bắt đầu từ khi nở - Trại Ốc Nhồi Hải Dương Lưu Luyến có cung cấp thuốc phòng bệnh cho ốc

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các dấu hiệu bệnh lý và cách phòng bệnh cho ốc. Xin mời quý bà con tham khảo

3 Dấu hiệu bệnh lý xuất hiện ở ốc nhồi

1. Ốc nhồi bị nhiễm ký sinh trùng

Rất dễ để dễ dàng quan sát bệnh lý này ở ốc nhồi bằng cách quan sát phần miệng (nắp) của ốc hoặc phần đít sau cùng của ốc. Hiện tượng vỏ ốc bị ăn mòn thành các đường rảnh nhỏ như đường chỉ kim, ăn đục vào bên trong phần thân của ốc. Hoặc tình trạng nắp, miệng ốc bị ăn mòn làm mỏng mài ốc diễn ra ngay ở nắm miệng (nắp) của ốc.

*Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là môi trường nước bị ô nhiễm hoặc chật chội, khiến cho ốc nhồi không có nhiều không gian để di chuyển, hoặc nguồn nước lâu ngày quá bị ô nhiễm, tình trạng ốc chỉ nằm 1 chỗ, ít hoặc không chịu di chuyển sẽ là cơ hội để các loại ký sinh trùng dễ dàng tất công và gây hại cho ốc

2.Các loại rêu xanh bám vào thân ốc quá nhiều

Ở những ao hồ thiếu lượng nước vào ra thường xuyên, nếu không được cải tạo tốt hàng năm sẽ làm cho các loại rong, rêu xanh phát triển ngày càng dày đặc, không chỉ làm cản trở việc di chuyển, chiếm không di chuyển của ốc mà còn khiến cho rêu xanh bám ngày một nhiều vào vỏ của ốc. Một khi các loại rêu xanh, mảng bám bám vào thân ốc thì đó lại là một hạn chế cực kỳ nguy hiểm đối với ốc nhồi. Đây cũng là cơ hội để các loại ký sinh trùng có hại thường xuyên hiện diện trong các loại rêu xanh có cơ hội tấn công ốc nhồi

Tất cả 2 vấn đề ốc nhồi bị nhiễm ký sinh trùng, các loại rêu xanh bám quá nhiều vào thân ốc nếu không xử lý kịp thời dẫn đến vấn đề sức đề kháng của ốc nhồi ngày càng suy giảm, khả năng tìm kiếm thức ăn hạn chế, ít di chuyển lâu dần dẫn đến còi cọt, chậm phát triển và có thể bị ch.ết

3. Bệnh xưng vòi ở ốc nhồi

Bệnh sưng vòi ở ốc bươu đen giống là gì ?

Do ốc bươu đen hút thức ăn bằng vòi. Khi hút trúng các thức ăn bị ô nhiễm vòi của ốc sẽ sưng lên, lở loét, khiến ốc không thể ăn được. Nên sau 5-7 ngày ốc sẽ chết đói, sau vài ngày bệnh ốc sẽ kiệt sức. Biểu hiện ít ở đấy bể nuôi mà thường ở trên mặt nước. Di chuyển không thăng bằng, vòi nhả ra nhiều nhớt trắng, sau đó gây chết hàng loạt do truyền bệnh.

  1. Nguyên nhân ốc bươu đen bị bệnh sưng vòi

Khi bỏ thức ăn quá nhiều, ốc ăn không hết, thức ăn tồn động gây ô nhiễm nước. Khi nước quá ô nhiễm mà không thay nước, thức ăn phân huỷ, xác sinh vật, phân ốc, các ký sinh trùng, nấm lắng động xuống đấy bể gây bệnh cho ốc. Không chỉ là bệnh sưng vòi, khi ốc không ăn được sức đề kháng sẽ suy yếu tạo điều kiện cho các bệnh khác tấn công.

  1. Cách phòng bệnh

Bệnh này thường là do môi trường nước ô nhiễm gây ra. Nếu nguồn nước quá đen, bốc mùi hôi thì phải thay nước. Hoặc mỗi 7 ngày thay 1 lần, thay khoảng 20-50 % lượng nước rồi xịt vôi sát trùng (mua ở các tiệm đồ dùng nuôi thuỷ sinh uy tín) và điều chỉnh độ pH (6,5 đến 8,0 là an toàn) để đảm bảo môi trường sạch.

Không nên nuôi quá nhiều con cũng một bể (khoảng 90-120 con/m2). Nếu không ốc phải cạnh tranh giành thức ăn, gây tốn năng lượng giảm sức đề kháng, tạo ra nhiều chất thải hơn mau gây ô nhiễm môi trường.

Nên dùng thêm thuốc vitamin và khoáng chất. Cho ốc bươu đen giống ăn để tăng sức đề kháng cho ốc

Ngoài ra người nuôi nên mua con giống khoẻ mạnh ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng sức khoẻ của ốc bươu đen được tốt nhất.

  1. Cách chữa bệnh sưng vòi ở ốc bươu đen giống

Nên kiểm tra ốc mỗi ngày để phát hiện nhanh chóng các con bị bệnh. Nếu thấy các triệu chứng nhanh chóng đem các con ốc đó ở bể khác để cách ly. Hiện tại Bên Trại Ốc chúng tôi có thuốc phòng bệnh cho Ốc từ bé (nhỏ). Dùng thêm các vitamin và khoáng chất để ốc tự bình phục. Sau khi hết mới thả lại vào bể chính

  • Hiện Nay Trang Trại Ốc Nhồi Hải Dương Lưu Luyến, nhận bao tiêu đầu ra cũng như tư vấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi các loại Ốc cho quý bà con, khách hàng trên cả nước, Trại chúng tôi có thuốc phòng bệnh cho ốc từ nhỏ. Mọi chi tiết quý khách trực tiếp liên hệ qua số điện thoại sau : 0988.216.686 – 0932.255.689 - 0789 80 3636 gặp chị Luyến


ỐC NHỒI GIỐNG

ỐC NHỒI THƯƠNG PHẨM

ỐC RẠ

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở DÊ

  1. Bệnh viêm ruột hoại tử

Gây ra do độc tố của trực trùng hiếm khí Clostridium perfringens nên mầm bệnh có thể tồn tại trong thiên nhiên rất lâu và lan truyền theo thức ăn, nước uống. Dê bệnh bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy có lẫn dịch nhờn hay máu và rất thối. Dê hay nằm, sốt cao sau cùng có triệu chứng thần kinh và chết.

Phòng ngừa bằng vaccine. Có thể điều trị bằng kháng sinh như terramycine hay neomycine kết hợp với, tiêm truyền glucose, caffein. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể hạn chế bớt tử số.

  1. Bệnh tụ huyết trùng

Xảy ra ở mọi lứa tuổi ở dê. Nguyên nhân chính do Pastuerella multocida, nhưng thường kếât hợp với một số vi trùng cơ hội như streptococcus, staphylococcus, myco-plasma… lan truyền theo thức ăn, nước uống. Vi trùng Pastuerella thường tiềm sinh trong vùng thanh, khí quản nên khi dê bị stress như thời tiết thay đổi, vận chuyển đường dài, bị ký sinh trùng… bệnh sẽ phát triển. Triệu chứng điển hình là bỏ ăn, sốt cao, chảy nước bọt, nước mũi, khó thở, kết mạc sung huyết, vùng hầu, họng sưng to, tiêu chảy với phân có máu. Thể cấp tính làm dê chết rất nhanh. Do đó, phải tiêm phòng đầy đủ cho đàn dê. Nếu phát hiện kịp có thể điều trị bằng kháng sinh liều cao như oxytetracycline hay sulfamide.

3.Bệnh lở mồm, long móng

Trên dê mức độ lây lan vừa phải, cục bộ. Dê con mẫn cảm với bệnh nên dễ chết. Bệnh tích là các nốt loét ở bên trong miệng, lưỡi và các khe nứt giữa phần móng và phần mềm của bàn chân. Do đi lại, ăn uống khó khăn nên dê giảm sức tăng trọng, hay sản lượng sữa. Bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị mà chỉ sát trùng vết thương và tăng cường sức đề kháng và chống phụ nhiễm. Tốt nhất là chủng ngừa.

4. Bệnh ký sinh trùng

- Bệnh cầu trùng

Do một loài nguyên sinh động vật Eimeria kết hợp với một số vi khuẩn đường ruột gây ra. Thường xảy ra trên dê con và dê hậu bị, lan truyền do ăn phải noãn nang cầu trùng đã nở ra trong môi trường kém vệ sinh, gây bệnh bên trong niêm mạc ruột. Triệu chứng là tiêu chảy có hay không có máu. Do thiếu máu nên dê xù lông, còi cọc, uể oải, biếng ăn, đau vùng bụng. Thuốc thường dùng là sulfamid. Phòng ngừa bằng cách nuôi dê trên sàn, vệ sinh môi trường.

- Bệnh giun đũa

Dê non dễ cảm nhiễm hơn dê lớn. Lan truyền bằng ấu trùng thải ra ngoài theo đường thức ăn và nước uống. Mức độ nhiễm thể hiện qua thể lực yếu kém thiếu máu, lông xù, tiêu chảy. Nên nuôi nhốt và vệ sinh môi trường, tẩy giun định kỳ bằng levamisol, niclosamide, tetrasol, benzomidazole.

- Bệnh sán dây

Do ăn phải ký chủ trung gian của sán dây. Triệu chứng tương tự như trên giun tròn. Điều trị bằng niclo-samide.

- Bệnh sán lá gan

Thường do ăn cỏ ở các vùng đầm lầy. Do hai lòai Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra. Niêm mạc mũi, mắt, miệng có màu nhợt nhạt, thường tích nước ở dưới phần bụng, hàm dưới do sán phát triển ở gan, ống dẫn mật. Thuốc phòng và trị là Dertin - B.

- Bệnh giun phổi

Do giun Dictyocaulus ký sinh trong các đường phế quản, phế nang của phổi. Dê bị còi cọc, xù lông, hay ho và chảy nước mũi vào buổi sáng sớm và chiều tối.

- Ve

Hai loài ve chuyên bám trên da dê để hút máu là Damalina và Linognathus. Lây lan do tuyền trực tiếp hay gián tiếp qua môi trường. Do mất máu nên dê ốm còm, xù lông, ngứa ngáy. Thường xuyên chải lông để phát hiện kịp thời. Dùng một số thuốc sát trùng như asumtol, chlor-fervinfos…

- Ghẻ

Có hai giống ghẻ là Psoroptes và Sarcoptes ký sinh trên da, lan truyền trực tiếp hay gián tiếp từ dê bệnh. Dê ngứa ngáy, rụng lông và đóng vẩy. Có thể dùng ivermectin hay cythion.

5. Bệnh đậu ở Dê

Bệnh đậu dê là một bệnh truyền nhiễm chung cho cả dê và cừu, bệnh lây lan nhanh với các mụn đậu xuất hiện ở nhiều chỗ trên da mặt và niêm mạc miệng, mũi... Dê, cừu non bị bệnh nặng và chết với tỷ lệ cao (30-40%), gây thiệt hại về kinh tế.

1. Nguyên nhân

Bệnh do vi rút Capripoxvirus gây ra. Vi rút bệnh đậu dê có thể tồn tại nhiều tháng trong môi trường và có sức đề kháng cao với các loại hóa chất thông thường.

Đường truyền lây chủ yếu của bệnh là thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa gia súc mẫn cảm với gia súc bệnh hoặc gián tiếp thông qua phương tiện hoặc vật dụng nhiễm vi rút.

2. Triệu chứng

Bệnh thường phát sinh vào mùa xuân, mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thời gian ủ bệnh ở dê, cừu là 5-7 ngày.

Biểu hiện bệnh sốt cao 40-41°C, kéo dài 3-5 ngày, chảy nước mắt và dịch mũi, kém ăn, nằm một chỗ, trên da mặt, quanh miệng xuất hiện các mụn nhỏ như hạt đỗ, hạt ngô, lúc đầu nhỏ, sau mọng trắng vỡ loét ra, chảy dịch, đóng vảy nâu đen, vảy bong ra để lại vết sẹo đỏ.

Biến chứng thường gặp như: Các mụn đậu mọc ở kết mạc mắt khi vỡ ra có thể làm cho dê, cừu bị mù; mụn đậu mọc ở niêm mạc miệng, mũi và khí quản, gây viêm màng giả, có thể làm cho dê, cừu thở khó, suy hô hấp; mụn đậu mọc ở quanh núm vú, gây lở loét quanh núm vú.

Các mụn đậu xuất hiện quanh miệng dê nhỏ như hạt ngô

Khi bị nhiễm trùng kế phát do các loại tạp khuẩn thì các mụn loét mưng mủ, vỡ loét thành vết thương lâu lành.

Dê cừu mang thai thường sảy thai khi bị bệnh đậu. Một số dê, cừu non mắc bệnh còn thấy ỉa chảy nặng, chết nhanh, khi vi rút đậu tác động đến niêm mạc ruột.

3. Bệnh tích

Có mụn đậu ở ngoài da và trong niêm mạc mũi, miệng quanh mắt và núm vú ở dê cái.

4. Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng điển hình như các mụn đậu trên da mặt, quanh miệng, mắt, vùng vú hoặc niêm mạc miệng, mũi và khí quản.

Có thể nhầm với bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Phân lập vi rút đậu.

5. Xử lý khi dê mắc bệnh

Cách ly triệt để dàn dê mắc bệnh.

Không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh đậu dê.

Bôi các dụng dịch sát trùng lên các mụn đậu, thường dùng dung dịch xanh methylen hoặc dung dịch Iodin 1% bôi lên vết mụn loét, các dung dịch này diệt được vi rút và vi khuẩn ở mụn đậu, làm cho mụn đậu đóng vảy nhanh, bong ra và liền sẹo nhanh.

Khi có hiện tượng viêm nhiễm kế phát ở mũi, miệng và viêm khí quản thì điều trị bằng kháng sinh như AmpiKana hoặc Gentamicin - Doxycyclin, Lincospecto, liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất, kết hợp với sử dụng các loại thuốc trợ sức, trợ lực như Urotropin, Vitamin B1, Vitamin C và Cafein.

Trong thời gian điều trị giữ chuồng khô, sạch sẽ, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để dê nhanh bình phục.

Khi dịch xảy ra: Phải thực hiện ngay các biện pháp cấp bách để phòng chống dịch như khoanh vùng có dịch, giám sát theo dõi diễn biến của dịch, thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, các triệu chứng lâm sàng để nhanh chóng xử lý, dùng hóa chất để phun tiêu độc chuồng trại cho các hộ chăn nuôi dê, xử lý xác dê đã bị chết hoặc quá yếu. Ngừng mua bán, trao đổi và vận chuyển dê sang các địa phương khác để phòng tránh bệnh lây lan ra diện rộng, tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch.

Luân phiên trống chuồng, bãi chăn thả, vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh.

6. Phòng bệnh

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho dê, cừu.

Giữ chuồng luôn khô sạch, ấm về mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, phát hiện sớm dê, cừu bệnh để cách ly, xử lý và khẩn trương báo cáo lên cơ quan thú y cấp trên.


DÊ GIỐNG - DÊ THỊT

***TIN TỨC ***

Hiện nay, ốc bươu đen lượng tiêu thụ trong nước ta rất lớn. Ốc bươu đen chủ yếu được các nhà hàng và quán nhậu tiêu thụ vì sự độc đáo của hương vị thịt ốc.

Trong tự nhiên, trứng ốc nở chỉ có 10%. Thấy vậy chúng tôi tiến hành lấy trứng ốc vào nơi mát và đem ấp để tạo nguồn giống.


Người nuôi có thể tận dụng được diện tích chật hẹp xây lên thành bờ bê tông xung quanh kiên cố.

BẢN ĐỒ FANPAGE FACEBOOK