Ưu nhược điểm các loại mô hình nuôi ốc bươu đen

Ưu nhược điểm của các mô hình nuôi ốc bươu đen hiện nay

Nghề nuôi ốc bươu đen đang ngày càng có nhiều người tham gia. Một phần có thể giúp sự thiếu hụt ốc do khai thác quá mức. Phần lớn là nuôi ốc này đem lại lợi nhuận cao. Đã có nhiều bài báo nói về các tay nuôi ốc kiếm về tiền triệu. Sau đây là các loại mô hình nuôi ốc bươu đen thường được dùng nếu bạn muốn tham gia.

1. Mô hình nuôi ốc bươu đen trong bể lót bạt

Cấu tạo: được tạo ra bằng cách đóng các cộc xung quanh vị trí cần xây để làm thành bể. Các cộc có thể dùng thanh sắt, tre, gỗ, hoặc các loại thanh dài cứng. Cộc nên dài từ 1.5 mét trở lên. Đóng xuống đất sao cho từ đất lên đỉnh cộc dài 1 mét. Sau đó lót bạt vào và cố định lại. Bỏ bèo và thực vật để lọc sạch nước trong 2-3 ngày. Sau đó mới thả nuôi ốc bươu đen.

Các bạn có thể xem bài viết chi tiết về mô hình này:

Mô hình nuôi ốc bươu đen trong bể lót bạt

Ưu điểm:

– Dễ di dời nếu không muốn đặt ở nơi dự định ban đầu nữa.

Nhược điểm:

– Không thể xây trên đất mềm hoặc nơi thường xuyên mưa nhiều, sạt lở. Do cộc được đóng xuống đất, nếu đất mềm không thể giữ được cộc.

– Bạt dễ rách nếu bị tác động mạnh bởi các vật thể sắc bén.


2. Mô hình nuôi ốc bươu đen trong ao

Cấu tạo: Chọn nơi nguồn nước không bị ô nhiễm. Kiểm tra độ pH trong khoảng 6.5 đến 8 độ. Dùng máy đo độ pH để đo. Nếu trên lệch ít có thể điều chỉnh bằng thuốc mua ở các tiệm thuỷ sinh. Nhưng nếu trên lệch cao thì không thể dùng nguồn nước đó được. Dùng thuốc loại bỏ các sinh vật ăn ốc. Đào lắp để điều chỉnh cho mực nước khoảng 0,5 mét. Nuôi bèo và các loại thực vật khác đến khi lắp đầy 2/3 hồ. Sau đó mới nuôi thả ốc bươu đen.

Ưu điểm:

– Là mô hình có giá thành rẻ nhất, chỉ cần máy bơm rút nước để thay nước.

– Có đất điều hoà nước nên nếu mưa cũng không bị chết ốc do độ pH tăng

– Ít bị hư hại nếu bị thời tiết xấu.

Nhược điểm:

– Nhược điểm lớn nhất là cần nguồn nước bảo đảm sạch kể cả nước sông hoặc mạch nước ngầm.

– Khó di dời nếu không muốn nuôi ở vị trí đó nữa.

– Khó vớt, bắt ốc lên nếu bạn xây ao có diện tích lớn.


3. Mô hình nuôi ốc bươu đen trong bể xi măng

Cấu tạo: Dùng gạch và xi măng xây thành bể cao khoảng 1m. Có thể xây 1 bể lớn hoặc nhiều bể nhỏ trong cùng diện tích. Để khô xi măng trong 1 ngày rồi rửa trôi các xi măng dư. Thả bèo và thực vật 2/3 diện tích bể để lọc sạch nước. Sau đó thả ốc bươu đen nuôi.

Ưu điểm:

– Có độ bền cao nhất trong các loại mô hình.

– Dễ dàng xây dựng

Nhược điểm:

– Không thể di dời khi đã xây

– Chi phí vật liệu cao: gạch, xi măng, cát.


Lưu ý cho tất cả loại mô hình

– Khi thay nước có thể lấy nước thủ công. Hoặc dùng máy bơm nước. Dùng máy bơm tốt hơn ở chỗ có thể hút được các chất thải bên dưới đáy. Nên thay nước 7 ngày một lần và thay 20 – 30% lượng nước

– Nếu dùng nước máy phải để lắng trong 2-3 ngày mới được sử dụng. Vì trong nước máy có chất sát trùng có thể gây hại ốc.

– Thả bèo trước khi thả ốc để bèo lọc sạch và điều chỉnh độ pH của nước.