Ốc Giống

ỐC NHỒI GIỐNG

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm

Hotline: 0988.216.686 – 0932.255.689 - 0789 80 3636

Chúng ta đều biết ốc nhồi là một trong số động vật rất dễ nuôi, mặt khác hiệu quả kinh tế từ mô hình này cũng đánh giá rất cao. Là một loại vật nuôi có sức đề kháng tốt sống hoàn toàn vào môi trường tự nhiên, ít dịch bênh. Tuy nhiên trong những năm gần đây không những bị thu hẹp diện tích sinh sống mà một số loại dịch bệnh cũng xuất hiện khá nhiều

Cho đến thời điểm hiện tại thì tất các các dấu hiệu, các loại bệnh xảy ra ở ốc nhồi đều xuất phát từ nguyên nhân nguồn nước, môi trường sống của ốc bị ô nhiễm ngày một nghiêm trọng hơn.

Chúng ta nên phòng bệnh cho ốc từ bé bắt đầu từ khi nở - Trại Ốc Nhồi Hải Dương Lưu Luyến có cung cấp thuốc phòng bệnh cho ốc

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các dấu hiệu bệnh lý và cách phòng bệnh cho ốc. Xin mời quý bà con tham khảo

3 Dấu hiệu bệnh lý xuất hiện ở ốc nhồi

1. Ốc nhồi bị nhiễm ký sinh trùng

Rất dễ để dễ dàng quan sát bệnh lý này ở ốc nhồi bằng cách quan sát phần miệng (nắp) của ốc hoặc phần đít sau cùng của ốc. Hiện tượng vỏ ốc bị ăn mòn thành các đường rảnh nhỏ như đường chỉ kim, ăn đục vào bên trong phần thân của ốc. Hoặc tình trạng nắp, miệng ốc bị ăn mòn làm mỏng mài ốc diễn ra ngay ở nắm miệng (nắp) của ốc.

*Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là môi trường nước bị ô nhiễm hoặc chật chội, khiến cho ốc nhồi không có nhiều không gian để di chuyển, hoặc nguồn nước lâu ngày quá bị ô nhiễm, tình trạng ốc chỉ nằm 1 chỗ, ít hoặc không chịu di chuyển sẽ là cơ hội để các loại ký sinh trùng dễ dàng tất công và gây hại cho ốc

2.Các loại rêu xanh bám vào thân ốc quá nhiều

Ở những ao hồ thiếu lượng nước vào ra thường xuyên, nếu không được cải tạo tốt hàng năm sẽ làm cho các loại rong, rêu xanh phát triển ngày càng dày đặc, không chỉ làm cản trở việc di chuyển, chiếm không di chuyển của ốc mà còn khiến cho rêu xanh bám ngày một nhiều vào vỏ của ốc. Một khi các loại rêu xanh, mảng bám bám vào thân ốc thì đó lại là một hạn chế cực kỳ nguy hiểm đối với ốc nhồi. Đây cũng là cơ hội để các loại ký sinh trùng có hại thường xuyên hiện diện trong các loại rêu xanh có cơ hội tấn công ốc nhồi

Tất cả 2 vấn đề ốc nhồi bị nhiễm ký sinh trùng, các loại rêu xanh bám quá nhiều vào thân ốc nếu không xử lý kịp thời dẫn đến vấn đề sức đề kháng của ốc nhồi ngày càng suy giảm, khả năng tìm kiếm thức ăn hạn chế, ít di chuyển lâu dần dẫn đến còi cọt, chậm phát triển và có thể bị ch.ết

3. Bệnh xưng vòi ở ốc nhồi

Bệnh sưng vòi ở ốc bươu đen giống là gì ?

Do ốc bươu đen hút thức ăn bằng vòi. Khi hút trúng các thức ăn bị ô nhiễm vòi của ốc sẽ sưng lên, lở loét, khiến ốc không thể ăn được. Nên sau 5-7 ngày ốc sẽ chết đói, sau vài ngày bệnh ốc sẽ kiệt sức. Biểu hiện ít ở đấy bể nuôi mà thường ở trên mặt nước. Di chuyển không thăng bằng, vòi nhả ra nhiều nhớt trắng, sau đó gây chết hàng loạt do truyền bệnh.

  1. Nguyên nhân ốc bươu đen bị bệnh sưng vòi

Khi bỏ thức ăn quá nhiều, ốc ăn không hết, thức ăn tồn động gây ô nhiễm nước. Khi nước quá ô nhiễm mà không thay nước, thức ăn phân huỷ, xác sinh vật, phân ốc, các ký sinh trùng, nấm lắng động xuống đấy bể gây bệnh cho ốc. Không chỉ là bệnh sưng vòi, khi ốc không ăn được sức đề kháng sẽ suy yếu tạo điều kiện cho các bệnh khác tấn công.

  1. Cách phòng bệnh

Bệnh này thường là do môi trường nước ô nhiễm gây ra. Nếu nguồn nước quá đen, bốc mùi hôi thì phải thay nước. Hoặc mỗi 7 ngày thay 1 lần, thay khoảng 20-50 % lượng nước rồi xịt vôi sát trùng (mua ở các tiệm đồ dùng nuôi thuỷ sinh uy tín) và điều chỉnh độ pH (6,5 đến 8,0 là an toàn) để đảm bảo môi trường sạch.

Không nên nuôi quá nhiều con cũng một bể (khoảng 90-120 con/m2). Nếu không ốc phải cạnh tranh giành thức ăn, gây tốn năng lượng giảm sức đề kháng, tạo ra nhiều chất thải hơn mau gây ô nhiễm môi trường.

Nên dùng thêm thuốc vitamin và khoáng chất. Cho ốc bươu đen giống ăn để tăng sức đề kháng cho ốc

Ngoài ra người nuôi nên mua con giống khoẻ mạnh ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng sức khoẻ của ốc bươu đen được tốt nhất.

  1. Cách chữa bệnh sưng vòi ở ốc bươu đen giống

Nên kiểm tra ốc mỗi ngày để phát hiện nhanh chóng các con bị bệnh. Nếu thấy các triệu chứng nhanh chóng đem các con ốc đó ở bể khác để cách ly.Hiện tại Bên Trại Ốc chúng tôi có thuốc phòng bệnh cho Ốc từ bé (nhỏ). Dùng thêm các vitamin và khoáng chất để ốc tự bình phục. Sau khi hết mới thả lại vào bể chính.

  • Hiện Nay Trang Trại Ốc Nhồi Hải Dương Lưu Luyến, nhận bao tiêu đầu ra cũng như tư vấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi các loại Ốc cho quý bà con, khách hàng trên cả nước, Trại chúng tôi có thuốc phòng bệnh cho ốc từ nhỏ. Mọi chi tiết quý khách trực tiếp liên hệ qua số điện thoại sau : 0988.216.686 – 0932.255.689 - 0789 80 3636 gặp chị Luyến