Nguyên nhân và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển chủ yếu

Có rất nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường, có thể xuất phát từ các yếu tố tự nhiên (mưa gió, lốc xoáy, núi lửa phun trào, băng tan …) nhưng chủ yếu vẫn là do các hoạt động phát thải của con người gây ra. Cụ thể, dưới đây là những nguyên nhân ô nhiễm môi trường chính:

Do nguồn thải từ các hoạt động của dân cư ven biển

Đầu tiên, phải kể đến các hoạt động của dân cư ven biển. Đó có thể là quá trình xả thải trực tiếp nước thải sinh hoạt hàng ngày, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi … ra biển. Hoặc quá trình xả thải bừa bãi, ném trực tiếp các loại rác thải sau khi sử dụng xuống biển thay vì đem tập kết về điểm quy định.

Do nguồn thải từ các phương tiện giao thông đường biển

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho hay, Việt Nam là một trong những nước của khu vực Đông Nam Á có dòng hải lưu thay đổi theo mùa, tập trung lượng tàu bè đông đảo nhất thế giới nên thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm, chủ yếu do khí thải từ phương tiện giao thông vận tải đường biển.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển

Do nguồn thải từ hoạt động du lịch ven biển

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển do hoạt động du lịch ven biển chủ yếu là do các chất thải và nước thải sinh hoạt của du khách đổ về đây. Đồng thời, việc các chủ đầu tư khai thác nguồn nước quá mức để phục vụ cho nhu cầu du lịch cũng là yếu tố nguy cơ.

Do nguồn thải của hoạt động nuôi trồng thủy hải sản

Có hơn 30 nghìn cơ sở nuôi trồng thủy thủy hải sản ven biển tính đến năm 2008, bao gồm cả cơ sở của nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với sự phát triển kinh tế biển thì cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm nặng từ các các chất thải của hoạt động này gây ra.

Ô nhiễm môi trường nước do nuôi trồng thủy sản

Do nguồn thải từ hoạt động khai thác khoáng sản

Nước thải từ các mỏ khai thác than sẽ làm suy giảm chất lượng nước. Trong khi đó, với trên 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí vùng biển Việt Nam cũng dễ dẫn đến nguy cơ tràn dầu và phát sinh các chất thải rắn nguy hại cho tài nguyên biển.

Ngoài những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển ở trên, hiện tượng này còn có mối liên hệ mật thiết với ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường đất. Tất cả các con sông đều đổ ra biển, mang theo cả những chất thải từ đất liền.

> > Xem thêm: Thông cống nghẹt Tiến Phát

Những hậu quả của ô nhiễm môi trường biển gây ra

Ô nhiễm môi trường biển và đại dương gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, hệ sinh thái và nền kinh tế của Việt Nam. Sau đây là những hậu quả của việc ô nhiễm môi trường biển điển hình nhất:

Làm giảm các nguồn lợi từ biển

Đầu tiên là nguồn lợi từ hải sản, bởi vì hậu quả của ô nhiễm môi trường biển đã khiến trữ lượng hải sản giảm 16%, năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn hiện nay chỉ còn 80kg/ha/vụ (trong khi đó năm 1980 là 200kg/ha/vụ), thủy sản khai thác từ hệ thống rừng ngập mặn cũng chỉ thu được bằng 1/20 so với trước đây.

Mặt khác, môi trường biển bị ô nhiễm còn ảnh hưởng đến nguồn thu nhập từ ngành du lịch biển do giảm sức hút đối với khách quốc tế. Năm 2008, một nghiên cứu của ngân hàng thế giới đã dự báo, mỗi năm Việt Nam sẽ mất đi ít nhất khoảng 69 triệu USD từ hoạt động du lịch biển.

Đe dọa hệ sinh thái biển

Hậu quả ô nhiễm môi trường biển tiếp theo là những tác động trực tiếp đến hệ sinh thái vùng biển. Cụ thể, nước ta mất khoảng 15 nghìn ha diện tích rừng ngập mặn mỗi năm, 80% rạn san hô ở vùng biển Việt Nam được xếp vào tình trạng rủi ro.

Ô nhiễm đe dọa tới hệ sinh thái

Không những thế, hiện nay có tới hơn 100 loài hải sản trong vùng biển của nước ta có nguy cơ tuyệt chủng dưới tác hại của ô nhiễm môi trường biển gây ra và đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.

Tác động xấu đến sinh kế của hàng triệu ngư dân

Sinh kế của hàng triệu ngư dân bị ảnh hưởng cũng là một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc ô nhiễm môi trường biển gây ra. Bởi vì, tài nguyên biển và ven biển giảm sút sẽ tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập từ người dân, làm mất đi công ăn việc làm của hàng triệu nhân công. Hiện nay dân số ở 26 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có biển chiếm tới 49.5% tổng dân số cả nước năm 2018.

> > Xem thêm: Các phương pháp thông cống nghẹt tại nhà đơn giản

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

Trước tình hình trên, chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển hiệu quả. Thanh Bình xin được gợi ý một số biện pháp như sau:

  • Tuyên truyền, cổ động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên vùng biển, tổ chức các hoạt động cộng động dọn sạch vùng biển.

  • Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản (than, dầu mỏ …), thủy hải sản. Nghiêm cấm hành vi sử dụng chất nổ, hóa chất độc hại trong khai thác.

  • Xử phạt nặng đối với những hành vi khai thác bừa bãi, tràn lan.

  • Xây dựng thêm các hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt chuẩn.

  • Cần có sự phối hợp liên tỉnh, liên vùng, liên ngành, thậm chí liên kết giữa các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường biển triệt để.

  • Đầu tư thích đáng cho ngành khoa học nghiên cứu về hệ sinh thái biển.

  • Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để kịp thời xử lý.

  • Đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải, lệ phí ô nhiễm, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác …