Cách khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do những khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào trong không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây lên biến đổi khí hậu, mang mầm bệnh cho con người và đồng thời gây hại đến sinh vật khác như động vật, loại cây lương thực, có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng.

Ô nhiễm môi trường không khí trên thới giới

Hiện nay, tỷ lệ ô nhiễm trong không khí nói chúng ngày càng gia tăng đến mức báo động, bằng chứng là những hình ảnh ô nhiễm xuất hiện ở khắp mọi nơi trên các phương tiện truyền thông. Ví dụ về ô nhiễm môi trường không khí hiện nay tại Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc … Hay cụ thể là ở Hà Nội (Việt Nam) vào lúc 6 giờ sáng ngày 12/01/2020, chỉ số AQI tăng lên đến 338, chạm mức nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và các nước trên thế giới

Thực trạng mức độ ô nhiễm môi trường không khí trên thế đang vượt ngưỡng an toàn, trở thành nỗi lo chung của toàn cầu. Ô nhiễm không khí hiện nay xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trong nhà, tại các khu công nghiệp, ở các thành phố lớn, rộng hơn là ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa, đới nóng và đới lạnh. Trong đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!

Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Trong năm 2019, ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam hiện nay có chuyển biến rất xấu so với thời điểm cùng kỳ ở các năm trước. Đây là thông tin được Tiến sĩ Kidong Park – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định trên báo VnExpress.

Đồng thời, ông cũng một lần nữa nhấn mạnh về mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cụ thể, trong năm 2016 có tới 60.000 ca tử vong do đột quỵ, đau tim và các bệnh về phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí tại Việt Nam

> > Xem thêm: Thông cầu cống nghẹt Tiến Phát

Thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Ô nhiễm môi trường không khí hiện nay ở Hà Nội đang là nỗi quan tâm chung của mọi người dân sống trên địa bàn này, cũng như các cơ quan chức năng. Bởi vì, ô nhiễm không khí ở Hà Nội thường xuyên rơi vào mức cảnh báo nguy hiểm.

Không chỉ là nơi ô nhiễm không khí nhất tại Việt Nam, Hà Nội còn luôn lọt trong danh sách đen các thủ đô có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới, vượt quá mức nguy hại cho sức khỏe.

Gần đây nhất là ngày 14/1/2020, Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới (Air Visual) đã đo ô nhiễm không khí Hà Nội theo cách tính AQI của Mỹ thì rơi vào ngưỡng màu tím. Điều này chứng tỏ mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội liên tục xấu đi.

Ngoài ra, theo đại diện WHO tại Việt Nam, chỉ số ô nhiễm không khí bụi mịn (PM2.5) ở mức an toàn là 10 μg/m3. Thế nhưng, trong năm 2016 ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội là 48 μg/m3, cao gấp nhiều lần so với quy định.

Thực trạng ô nhiễm không khí tại TPHCM

Xét về mặt bằng chung, so với ô nhiễm không khí tại Hà Nội, ô nhiễm môi trường không khí ở TPHCM có mức độ nhẹ hơn một chút. Tuy nhiên, cũng có nhiều thời điểm trong năm 2019, ô nhiễm không khí tại TPHCM “vượt mặt” Hà Nội và lọt vào TOP 11 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu, cụ thể là ngày 22/12/2019.

Cũng theo WHO, ô nhiễm không khí ở Sài Gòn có chỉ số PM2.5 là 42 μg/m3, thấp hơn 6 đơn vị so với Hà Nội, cao gấp hơn 4 lần so với mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trong hôm nay, ngày 18/1, TPHCM ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn Hà Nội với giá trị AQI là 153 – tương ứng với ngưỡng cảnh báo màu đỏ. Với chỉ số này, ô nhiễm môi trường không khí ở TPHCM xếp thứ 19 trong bảng xếp hạng ô nhiễm không khí toàn cầu.

Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới

Ngoài Việt Nam thì tình trạng ô nhiễm không khí cũng xảy ra trên toàn thế gới, đặc biệt là tại các quốc gia, thành phố đông dân cư và đang phát triển như: Bắc Kinh (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Ấn Độ, Hàn Quốc,...Trong đó, Ấn Độ là nước có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất trên thế giới.

Ô nhiễm không khí tại Hàn Quốc

Theo thông tin mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm môi trường không khí gây ra cái chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế giới vào năm 2016. Trong đó, 91% tỉ lệ thuộc về các nước nghèo và đông dân ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm môi trường, chiếm 50% số ca tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Riêng tại nước Trung Quốc đã ghi nhận 1,1 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong năm 2016.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí

Thông thường, việc ô nhiễm có thể gây ra do tự nhiên hoặc do con người. Chất lượng không khí chủ yếu bị ảnh hưởng do con người. Việc xác định được những nguyên nhân gây ô nhiễm sẽ giúp phần nào chúng ta loại bỏ được vấn đề ô nhiễm môi trường một cách tối ưu triệt để và tránh sai lầm ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người. Các nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:

Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông

Nguyên nhân đầu tiên trong số 12 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là từ phương tiện giao thông, điển hình là xe máy và các loại xe ô tô. Bởi vì, xe máy là nguồn thải ra các loại khí như CO, VOC; còn xe khách, xe tải lại là tác nhân xả khí NO2, SO2. Những chất này sẽ khiến không khí trở nên bụi và đục hơn, không còn sạch sẽ.

Ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông

Ô nhiễm do đun bếp than tổ ong, đốt củi

Khi đun nấu bằng than tổ ong và đốt củi sẽ sản sinh ra rất nhiều các khí như CO, CO2, NOx, SOx …các chất này được lan tỏa ra môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu không khí, khiến môi trường sống nhiễm bẩn.

Ô nhiễm do xây dựng, phá dỡ các công trình

Một trong số các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tiếp theo là do quá trình xây dựng, phá dỡ các công trình đã tạo ra một số lượng lớn bụi nói chung, bụi mịn và các loại bụi nhỏ hơn nói riêng. Trong khí đó, các chủ đầu tư lại chưa chú trọng vào việc tìm ra phương pháp giảm thiểu bụi và các khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm do vận chuyển vật liệu

Trong quá trình vận chuyển vật liệu cũng làm tăng lượng khí thải ra môi trường, bên cạnh đó nếu vật liệu không được che chắn cẩn thận thì sẽ bị rơi vãi trên đường gây mất thẩm mỹ, mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sự an toàn của những người đang tham gia giao thông. Do đó, nếu vận chuyển vật liệu không đúng cách thì đừng hỏi tại sao ô nhiễm không khí tăng cao.

Ô nhiễm do hệ thống thoát nước chưa được xử lý

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí thứ 5 là do hệ thống thoát nước chưa được xử lý an toàn, triệt để. Dẫn đến, nguồn nước bị tắc nghẽn hoặc bị tràn ra bên ngoài gây nên mùi hôi thối khó chịu, cùng với đó là các khí độc như CH4, HS2 … được sản sinh trong quá trình phân hủy chất thải cũng chính là kẻ thù của bầu khí quyển.

Ô nhiễm do các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí tiếp theo là bắt nguồn từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo nguồn thông tin từ Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), được biết các chất thải gia súc gia cầm sản sinh ra 65% lượng N2O (Nitơ oxit). So với CO2 thì N2O có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao cấp 296 lần và cũng là một trong những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí do chăn nuôi

Ô nhiễm môi trường không khí do đốt rơm rạ, rác

Nhắc đến các nguồn gây ô nhiễm không khí không thể không kể đến hoạt động đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa và đốt rác bởi việc làm này cũng tạo ra các loại khí như CO, CO2, NO2, SO2, H2O và các loại bụi mịn, bụi nano.

Thế nhưng điều đáng nói là, nhiều người (nhất là bà con vùng nông thôn) vẫn không biết đây là hành động gây ô nhiễm, họ còn cho rằng điều này sẽ làm sạch khuôn viên sống, giúp tiêu hủy những loại rác thải không dùng đến.

Ngoài gây ô nhiễm bầu không khí, đốt rơm rạ trên chính cánh đồng còn là tác nhân khiến các chất hữu cơ trong rơm rạ đều biến thành chất vô cơ dưới tác động của nhiệt độ, dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, gây hại cho cây trồng.

Ô nhiễm do vứt rác bừa bãi, thu gom rác thải chưa tốt

Các bãi rác tự phát không được quản lý, thu gom hoặc xử lý theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật sau một thời gian sẽ là nơi phát tán dịch bệnh, mùi hôi khó chịu và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí phổ biến.

Ô nhiễm không khí do ô nhiễm ao hồ lâu năm

Việc ao hồ bị ô nhiều năm không được xử lý cũng được xem là 1 trong 12 nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí được người phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội khẳng định. Bời vì ao hồ bị ô nhiễm không chỉ gây mùi hôi mà còn sinh ra nhiều chất khí độc hại.

Ô nhiễm do bùn thải bể tự hoại chưa được xử lý

Trung bình khoảng 2 – 3 năm thì bùn thải bể tự hoại sẽ đầy và người dân, các cơ quan, đơn vị cần gọi dịch vụ thông hút bể phốt để nạo vét khơi thông. Tuy nhiên, nhiều công ty sau khi hút bể phốt lại đổ trực tiếp ra môi trường thay vì đem đi xử lý triệt để, điều này đã gây nên gánh nặng rất lớn cho bầu không khí.

Ô nhiễm không khí từ các nhà máy

Khí thải từ các nhà máy sản xuất hóa chất, than, dầu, khí đốt, luyện kim … được xem là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chính. Bởi trong khí thải từ nhà mắt chứa rất nhiều khí CO2, bụi bẩn, mùi khói … chúng sẽ khiến không khí mờ ảo như màn sương do bị nhiễm bẩn.

Ô nhiễm không khí từ nhà máy

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Đó có thể là những tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa, ô nhiễm không khí từ gió, do núi lửa phun trào, cháy rừng tự phát, phân hủy các chân hữu cơ trong tự nhiên, bão cát …

Ngoài 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí kể trên thì việc sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật … vượt quá liều lượng khuyến cáo cũng góp phần hủy diệt môi trường không khí bao quanh Trái Đất. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí trong nhà còn do khói thuốc lá, các chất tẩy rửa, sơn, bếp lò, thiết bị điện tử …

Hậu quả của việc ô nhiễm không khí gây ra

Ô nhiễm không khí để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến hệ sinh thái trên Trái Đất, một số hậu quả ô nhiễm môi trường không khí điển hình như sau:

Ảnh hưởng đến con người

Ô nhiễm trong không khí gây ra nhiều triệu chứng bệnh tật có mức độ nguy hiểm khác nhau từ nhẹ đến nặng tùy theo tình trạng ô nhiễm tại khu vực đó. Nếu nhẹ thì hậu quả sẽ có các hiện tượng như bị dị ứng da tay, đau mắt đỏ, chóng mặt, đau đầu, tức ngực, buồn nôn,...

Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội

Sẽ làm tăng lên các chi phí cho việc khám chữa bệnh tật, chi phí xử lý tình trạng ô nhiễm bầu không khí, giảm sút nguồn thu từ các hoạt động vui chơi du lịch, các công trình bị phá hủy do sắt thép bị ăn mòn,...

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Thêm một tác hại của việc ô nhiễm môi trường không khí nữa, đó là những ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Không riêng gì ở con người mà toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất đều bị héo mòn, dần cạn kiệt, bị chết hoặc tuyệt chủng do tiếp xúc trực tiếp với bầu không khí ô nhiễm, hoặc qua nguồn thức ăn.

Không những như thế, mức độ ô nhiễm không khí nếu không được kiểm soát ngây, các chất gây ô nhiễm môi trường không khí ngày càng gia tăng và phá hủy tầng ozon, tạo ra những cơn mưa axit độc hại, những hiện tượng thời tiết xấu cực đoan.

Một số cách khắc phục ô nhiễm không khí

Đứng trước những hậu quả nghiêm trọng của việc ô nhiễm không khí mang lại, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ không gian sống hơn nữa. Vậy đâu là những biện pháp khắc phục bảo vệ môi trường không khí hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số cách xử lý ô nhiễm môi trường không khí dưới đây.

Làm sạch không khí trong phòng

Chúng ta có thể kiểm soát việc ô nhiễm không khí trong nhà của mình bằng một số cách như sau:

Làm sạch không khí trong phòng

  • Thường xuyên lau chùi dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh toilet.

  • Mua thiết bị lọc không khí chất lượng để xử lý bụi bẩn hiệu quả

  • Giảm hút thuốc lá trong môi trường sống.

  • Trong nhiều cây xanh để tạo lên bầu không khí trong lành.

  • Lắp thêm quạt thông gió để xử lý ô nhiễm không khí.

  • Sử dụng hệ thống phun sương.

Khắc phục ô nhiễm không khí bên ngoài

Để xử lý được nguồn ô nhiễm môi trường không khí bên ngoài ta cần thực hiện một số cách như sau:

  • Nâng cấp đường xá, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

  • Sử dụng các phương tiện ít gây ra các khí thải như xe đạp.

  • Tích tực trồng nhiều cây xanh, trồng cây gây rừng.

  • Sử dụng xe phun nước tưới cây, rửa đường mỗi ngày.


> > Xem thêm: Các phương pháp thông cống nghẹt tại nhà đơn giản

Bảo vệ môi trường không khí tại vùng nông thôn

Sự hiểu biết về tác hại việc ô nhiễm không khí ở vùng nông thôn còn kém, hạn chế. Vì thế ta cần tuyên truyền giáo dục là điều cần thiết, và áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Ứng dụng công nghệ xanh trong hoạt động về chăn nuôi sản xuất.

  • Hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.

  • Không vứt bao bì đựng hóa chất bừa bãi mà hãy đem đến các điểm xử lý chất thải.

  • Chăn nuôi khép kín và xây các hầm cầu tự hoại, hầm biogas.