Các loại chất liệu da thường được bọc trên ghế massage

Chất liệu của ghế massage cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Hiện nay ghế massage được làm từ rất nhiều loại da khác nhau như da PU, da tổng hợp simili, da công nghiệp,...Vậy các chất liệu da này có ưu nhược điểm gì, nên chọn loại nào bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Các loại chất liệu da thường được bọc trên ghế massage: https://queencrown.vn/cac-loai-chat-lieu-da-thuong-duoc-boc-tren-ghe-massage/

1. Chất liệu bọc ghế massage thường thấy

1.1. Da Pu

Đây là chất liệu cực kỳ phổ biến hiện nay được dùng để thay thế cho da thật. Chất liệu này có đặc tính rất dẻo nên khi kéo ta sẽ thấy nó hơi giãn ra nhưng sẽ nhanh chóng đàn hồi trở lại. Bên cạnh đó, da PU còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác như chống thấm nước tuyệt đối tạo cảm giác thông thoáng, không lo dính mồ hôi trong quá trình sử dụng.

Nhờ vậy mà chất liệu của ghế massage da PU có thể đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng khắt khe, độ bền lên tới 10 năm và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất may mặc, nệm ghế của các thiết bị công nghệ,...

Hơn nữa, chất liệu da PU đem đến sự đa dạng trong lựa chọn màu sắc giúp thỏa mãn sở thích của người dùng. Đặc biệt chất liệu của ghế massage này còn có giá thành “hạt dẻ” hơn rất nhiều so với da thật nên người dùng có thể tiết kiệm được chi phí mà chất lượng vẫn đảm bảo.

1.2. Da tổng hợp Simili

Simili là một loại da được làm từ các lớp lót dệt từ sợi polyester và lớp nhựa PVC. Trên bề mặt của chất liệu này có đặc điểm khá khác biệt để người dùng có thể dễ dàng phân biệt đó là có các đường vân, họa tiết giống với da thật. Đường vân, họa tiết khiến bề mặt da Simili trở nên sần sùi, không nhẵn, không trơn tạo độ bám cho sản phẩm nhưng nó lại gây khó chịu cho da người dùng.

Đặc tính của da Simili khá cứng nên không mang lại cảm giác thoải mái, êm ái khi ngồi vào. Hơn nữa do chất liệu của ghế massage này được làm từ nhựa PVC và sợi polyester nên chúng bị ám mùi nhựa khá nồng phải mất một thời gian dài sử dụng thì mùi khó chịu mới bay dần.

1.3. Da EPU

EPU còn được biết đến với tên gọi da PU tổng hợp không dung môi hay da PU không dung môi. Chất liệu này được thiết kế thân thiện với môi trường với cấu trúc ổn định, có khả năng chống thủy phân từ 7 đến 15 năm.

Da EPU sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: không gây mùi khó chịu, thân thiện với môi trường và con người đáp ứng các tiêu chuẩn REACH và RoHS, chịu được nhiệt độ cao. Tuy nhiên giá thành chất liệu của ghế massage này khá cao nên nó chưa được sử dụng rộng rãi.

1.4. Da tổng hợp cao cấp synthetic leather

Synthetic Leather là một loại da nhân tạo gần giống với da thật tổng hợp các nguyên liệu nhựa PVC, polyurethane cùng các vật liệu khác làm từ PVC thông qua phản ứng trùng hợp phân tử. Chất liệu của ghế massage này có độ mềm mịn, sáng bóng, màu sắc đa dạng dễ nhuộm thành các màu khác nhau để đáp ứng nhu cầu, sở thích cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên da Synthetic Leather còn tồn tại một số nhược điểm như bề mặt dễ bị bong tróc, sờn, rộp, rách da và màu sắc của da không thật sự tự nhiên.

2. Loại da trên ghế massage tốt nhất

Qua những đánh giá về ưu nhược điểm về các loại da thường làm ghế massage có thể thấy da PU và EPU chiếm ưu thế về chất lượng hơn cả. Đây là hai chất liệu của ghế massage có thể đáp ứng đầy đủ tiêu chí về độ thân thiện với da người, môi trường, thẩm mỹ và độ bền.

Tuy nhiên để phù hợp với thị trường Việt Nam thì da PU sẽ được các nhà sản xuất ưu tiên lựa chọn bởi nó có giá thành phải chăng giúp tối ưu chi phí cho người tiêu dùng lại đảm bảo chất lượng. Vì vậy hầu hết các sản phẩm ghế massage Queen Crown đều sử dụng chất liệu da này.

3. Tại sao ghế massage không bọc da thật?

Da thật thường không được sử dụng bọc ghế massage bởi các lý do sau:

- Không đảm bảo số lượng để sản xuất đồng loạt: Hiện nay nguồn cung da thật trên thị trường rất khan hiếm trong khi đó nhu cầu sử dụng ghế massage tăng cao. Vì vậy để sản xuất ghế massage bọc da thật sẽ không đảm bảo được số lượng da, không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất . Bên cạnh đó da thật cần phải xử lý nghiêm ngặt về bảo quản và chế biến nên không thể sản xuất hàng loạt, số lượng lớn.

- Giá thành cao: Da thật có giá thành cao gấp đôi thậm chí gấp 3 lần da công nghiệp. Điều này dẫn đến giá ghế massage cao hơn rất nhiều khiến người tiêu dùng khó có thể đầu tư sử dụng. Hơn nữa việc bảo hành ghế massage làm từ da thật sẽ khó khăn hơn vì rất khó để thay thế.

- Chất liệu da thật rất dày và cứng: Điều này là điểm trừ lớn của da thật bởi chất liệu quá dày và cứng khiến các tác động của con lăn và nhiệt hồng ngoại bị giảm đáng kể không vào được sâu. Từ đó hiệu quả massage cũng bị thuyên giảm.

- Chất liệu da thật thấm nước, đồ đàn hồi kém: với đặc điểm này khiến cho việc bảo quản và vệ sinh bề mặt da gặp rất nhiều khó khăn. Bởi khí hậu Việt Nam có độ ẩm cao nên nếu không chăm sóc, bảo quản tốt phần da thật dễ bị nấm mốc tấn công gây ngứa ngáy, khó chịu cho người dùng khi ngồi vào.

- Sử dụng da thật bọc ghế massage cũng đồng nghĩa với việc giết chết các động vật: Việc sử dụng da thật để sản xuất các vật dụng, thiết bị trong gia đình đang bị lên án gay gắt bởi nó mang tính phi nhân đạo, gây hại cho môi trường sống.

Trên đây là các chất liệu của ghế massage thường được sử dụng mà bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Mỗi loại chất liệu có những ưu nhược điểm nhất định, tuy nhiên chất liệu da PU được đánh giá cao hơn cả về chất lượng, giá thành cũng như thẩm mỹ.

Vì vậy bạn có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm ghế massage làm từ da PU để đảm bảo chất lượng. Bạn hãy gọi ngay tới số hotline: 0833.305.555 - (024) 6666 36 36 để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn sản phẩm ghế massage làm từ da PU chất lượng tốt, giá thành rẻ nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Xem thêm tại:

Weebly

Wixsite

Tumblr

Twitter

Pinterest

Linkedin

Flickr

Blogspot