Bấm Huyệt Chữa Đau Đầu Và Nhức Đầu Hiệu Quả

Đau, nhức đầu là một chứng bệnh phổ biến mà ai cũng đã từng gặp phải. Khi gặp tình trạng này bạn không cần sử dụng tới các liều thuốc giảm đau gây hại mà có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt có thể giải quyết nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Vậy bấm huyệt chữa đau đầu có thực sự hiệu quả? cách thực hiện như thế nào mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Điều trị đau đầu như thế nào?

Đau đầu là một trong những chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Chứng bệnh này có biểu hiện đau nhói ở đầu và một số biểu hiện khác như buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt

Đau đầu là căn bệnh thường gặp gây tình trạng đau nhức khó chịu cho người bệnh

Có rất nhiều phương thức trị đau đầu được áp dụng như sử dụng thuốc giảm đau, chườm nóng hoặc lạnh và một số biện pháp điều trị, phòng ngừa như ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao, uống đủ nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó phương pháp bấm huyệt chữa bệnh đau đầu cũng được nhiều người thực hiện bởi cách thức thực hiện đơn giản mà vẫn hiệu quả. Đây là phương pháp trị liệu rất an toàn, không gây tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc, hiệu quả mang lại lâu dài.

2. Bấm huyệt trị đau đầu hiệu quả không?

Đã có rất nhiều nghiên cứu để đánh giá về mức độ hiệu quả của liệu pháp bấm huyệt với cơn đau nhức đầu. Cụ thể vào năm 2002 có một cuộc nghiên cứu nhỏ của các nhà khoa học thực hiện bấm huyệt từ 2-3 lần một tuần cho 4 người trong suốt 6 tháng. Kết quả thu được thời gian kéo dài cơn đau đã giảm đi một nửa và số lần đau đầu trung bình giảm đáng kể từ 7 xuống còn 2 lần/tuần.

Kết quả thực nghiệm cho thấy bấm huyệt chữa đau đầu mang lại hiệu quả tích cực

Cũng theo một nghiên cứu khác ở quy mô lớn hơn diễn ra trong khoảng 2 tuần thực hiện với 21 người phụ nữ mắc chứng đau đầu mãn tính. Trong khoảng thời gian này các nhà khoa học sẽ thực hiện 10 phương pháp massage trị liệu trong vòng 1 giờ. Sau khi kết thúc thời gian thử nghiệm đã thu về kết quả tích cực rõ rệt giảm sự xuất hiện, thời gian và cường độ đau đầu.

Như vậy có thể thấy phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu mang hiệu quả tốt với những người đang bị cơn đau nhức đầu hành hạ. Khi thực hiện bấm huyệt sẽ tác động vào các huyệt đạo giúp giảm đau nhức đầu nhanh chóng, loại bỏ tình trạng căng thẳng, lo âu, rối loạn giấc ngủ. Vậy đau đầu bấm huyệt nào? Cách thực hiện bấm huyệt ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Xem bài viết huyệt đạo là gì, xoa bóp bấm huyệt có tác dụng gì để hiểu rõ hơn về phương pháp này

3. Cách bấm huyệt trị đau đầu và nhức đầu

3.1. Cách bấm huyệt Hợp Cốc chữa đau đầu

Vị trí của huyệt Hợp Cốc nằm ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái. Khi bấm huyệt này cơ thể người dùng sẽ nhanh chóng loại bỏ những căng thẳng mệt mỏi trong cơ thể, giảm đau vùng đầu và cổ. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng trị mất ngủ, sốt cao, mồ hôi, đau răng hàm trên,..

Bấm huyệt hợp cốc chữa đau đầu bằng ngón tay cái

Bạn có thể nhanh chóng thực hiện bấm huyệt chữa nhức đầu với huyệt Hợp Cốc theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ bấm mạnh vào huyệt Hợp Cốc ở bàn tay phải giữ trong khoảng 10 giây.

  • Bước 2: Bạn dùng ngón tay cái tiến hành day nhẹ huyệt theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi lần day trong 10 giây.

  • Bước 3: Thực hiện các thao tác tương tự với huyệt Hợp Cốc ở bàn tay trái.

Bạn duy trì bấm huyệt Hợp Cốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày ít nhất khoảng 2-3 lần một ngày. Khi cơn đau đầu ập tới bạn có thể bấm huyệt này để giảm đau nhanh chóng.

3.2. Bấm huyệt Toàn Trúc chữa đau đầu hiệu quả

Toàn Trúc là huyệt nằm đối xứng hai bên đầu sống mũi ngay dưới mép của lông mày. Huyệt đạo này có tác dụng giảm các cơn đau đầu do áp lực, viêm xoang gây ra và giảm nhức mỏi mắt hiệu quả. Vì vậy khi bấm huyệt Toàn Trúc sẽ có hiệu quả lưu thống máu trong xoang mặt và hỗ trợ điều trị hiệu quả một số bệnh về mắt.

Vị trí huyệt Toàn Trúc trên cơ thể

Cách bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả trên huyệt Toàn Trúc rất đơn giản. Trước tiên bạn dùng hai ngón tay trỏ ấn mạnh vào hai huyệt Toàn Trúc cùng một lúc giữ nguyên trong khoảng 10 giây. Sau đó bạn tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi giảm đau nhức hẳn.

3.3. Bấm huyệt chữa đau đầu với huyệt Thiên Trụ

Huyệt Thiên Trụ nằm ở vị trí sau gáy gồm hai huyệt song song với nhau ngay đáy hộp sọ nằm giữa tai và đầu cột sống. Khi tác động bấm huyệt này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, từ đó nhanh chóng giảm ngay các cơn đau nhức đầu hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn giúp giảm đau tai, đau mắt, nghẹt mũi.

Dùng ngón tay trỏ ấn vào huyệt Thiên Trụ

Để bấm huyệt Thiên Trụ chữa đau đầu bạn hãy thực hiện tuần tự theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Sử dụng hai ngón tay trỏ ấn mạnh vào hai huyệt Thiên Trụ cùng một lúc hoặc bạn có thể kết hợp với cả ngón cái để có lực mạnh hơn.

  • Bước 2: Tiến hành tạo lức ân hướng lên phía trên giữ trong khoảng 10 giây.

  • Bước 3: Thực hiện lặp đi, lặp lại cho đến khi cảm thấy cơn đau được xoa dịu. Bạn có thể thực hiện 2- 3 lần trong một ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.4. Cách chữa đau đầu bằng bấm huyệt Ấn Đường

Bấm huyệt Ấn Đường có tác dụng chữa đau đầu cực kỳ hiệu quả, đồng thời còn làm giảm cơn nhức mỏi mắt, đau viêm xoang, trị sốt, chảy máu cam. Huyệt này nằm ở vị trí trung tâm giữa hai lông mày, giữa sống mũi và trán.

Bấm huyệt Ấn Đường giúp xua đi cơn đau nhức đầu

Khi đã xác định vị trí huyệt Ấn Đường ta bắt đầu tiến hành bấm huyệt:

Bước 1: Sử dụng ngón tay trỏ nhấn và day huyệt Ấn Đường với một lực nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút.

Bước 2: Thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi cảm thấy cơn đau đã thuyên giảm. Bạn có thể áp dụng cách bấm huyệt trị nhức đầu này từ 2-3 lần trong một ngày.

3.5. Bấm huyệt Kiên Tỉnh để giảm cơn đau nhức đầu

Huyệt Kiên Tỉnh cũng có tác dụng giảm đau đầu rất tốt khi nó có thể loại bỏ các áp lực ở cổ, vai từ đó ngăn ngừa các cơn đau đầu do mỏi cổ. Đồng thời khi bấm huyệt này còn giúp trị co cứng ở vùng cổ, bả vai, trị ho hiệu quả. Vị trí của huyệt Kiên Tỉnh nằm ở vị trí trung tâm bờ vai và phần cổ.

Huyệt Kiên Tỉnh nằm ở giữa bờ vai và cổ

Cách bấm huyệt chữa đau đầu này rất dễ thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Bạn dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day, ấn mạnh lên huyệt Kiên Tỉnh.

  • Bước 2: Tiến hành xoa bóp theo chuyển động tròn trong vòng 1 phút.

  • Bước 3: Bạn thực hiện lặp lại các động tác này cho đến khi giảm cơn đau nhức đầu. Một ngày có thể thực hiện từ 2-3 lần.

3.6. Bấm huyệt chữa đau đầu bằng ghế massage toàn thân

Một cách bấm huyệt chữa đau đầu đơn giản, tiện lợi mang lại hiệu quả cao chính là sử dụng ghế massage toàn thân. Với thiết bị này bạn chỉ cần thả lỏng cơ thể và nằm thư giãn mọi thao tác, kỹ thuật bấm huyệt, xoa bóp sẽ được thực hiện tự động.

Ghế massage được trang bị hệ thống con lăn có thể mô phỏng các kỹ thuật massage chân thật như bàn tay của chuyển gia ấn, đấm, bấm huyệt, xoa bóp chuyên sâu vào từng huyệt đạo. Từ đó những cơn đau nhức mỏi sẽ nhanh chóng tan biến giúp người dùng có những phút giây thư giãn thăng hoa, xua tan mọi căng thẳng mệt mỏi.

Ghế massage có khả năng chăm sóc cơ thể toàn diện

Bên cạnh đó những chiếc ghế massage toàn thân còn được trang bị hệ thống túi khí dày đặc tại các vùng cơ bắp thường xuyên nhức mỏi nhẹ nhàng. Nhờ vậy cơ bắp sẽ được nới lỏng, giảm căng cứng, kích thích lưu thông máu đến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là não hạn chế tối đa tình trạng đau đầu do thiếu máu lên não.

Việc sở hữu một chiếc ghế massage toàn thân giá rẻ còn mang lại sự tiện dụng tối ưu khi bạn có thể sử dụng vào bất cứ thời điểm nào ngay tại nhà, không phải học các kỹ thuật massage phức tạp. Vì vậy có thể thấy đây là cách xoa bóp chữa đau đầu và chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm được phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu nhanh chóng, hiệu quả tại nhà. Bạn hãy áp dụng một trong những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ trên khi gặp tình trạng đau đầu nhé. Đặc biệt bạn có thể sử dụng ghế massage để phòng và cải thiện tình trạng đau đầu nhé. Nếu có nhu cầu mua ghế massage bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0833.305.555 - (024) 6666 36 36 ngay hôm nay nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Xem thêm:

Blogspot

Google Site View

Weebly

Wixsite

Tumblr

Twitter

Pinterest

Linkedin

Flickr