Gỗ thủy tùng việt

TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ GỖ CÂY THỦY TÙNG

Thủy tùng được xếp vào loại cổ thực vật sắp tuyệt chủng, tại Việt Nam chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk. Giá loại gỗ này cũng được dân buôn đánh giá là “vô cùng”. Thủy tùng có tên khoa học Glyptostrobus pensilis là loài thực vật cổ hiện nằm trong sách đỏ tại Việt Nam. Hiện trên thế giới chỉ có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Tại Việt Nam, thủy tùng cũng chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk với 162 cây tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ.

Cây có đặc điểm thân gỗ lớn, cao trên 30 m, đường kính thân 0,6-1 m, vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc quanh gốc tới 6–7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp.

Về giá trị kinh tế, gỗ thủy tùng đắt vì có màu viền đẹp, không bị mối mọt nên được dùng làm tượng, đồ mỹ nghệ cao cấp. Loại gỗ này cũng có nhiều màu như xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ… Vân cũng được chia ra vân chỉ, chuối hoặc không vân (hàng gốc). Đặc biệt, gỗ mùi thơm nhẹ tựa như gỗ sưa, lúc nào cũng tiết ra nhựa dù đã làm ra sản phẩm.

Cây thủy tùng:

  • Cây thủy tùng còn gọi là thông nước.
  • Tên khoa học : Glyptostrobus pensilis.
  • Cây thủy tùng là cây gỗ trung bình đến to, có thân cao đến 30m hoặc hơn, đường kính thân 0,6 – 1m hay hơn. . Vỏ cây dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc lan xa cách gốc tới 6–7 m.
  • Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp. Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành.
  • Hạt chính tháng 11 – 12, rất ít gặp cây thủy tùng con tái sinh dưới tán rừng.
  • Cây thủy tùng ưu tiên mọc trong một số rừng đầm lầy rậm nhiệt đới nửa rụng lá trên đất sình lầy đọng nước thường xuyên, màu nâu đỏ và đất feralit nâu đỏm, nâu vàng, tầng dày, độ phì nhiêu cao, ở độ cao 700m cùng với một sống loại cây lá rộng.
  • Đây là loại cây đặc hữu ở vùng cận nhiệt đới Đông Nam Trung Quốc, từ Tây Phúc Kiến tới Đông Nam Vân Nam, và cũng hiện diện ở miền nam Việt Nam.

Cây thủy tùng thuộc nhóm mấy

  • Thủy tùng là một loại gỗ quý thuộc nhóm IA ( trong danh nhóm gỗ Việt Nam).
  • Thủy tùng hay còn gọi là Thông nước, là giống cây đứng bên bờ tuyệt chủng . Ở các vùng Tây nguyên là nơi duy nhất tìm thấy loại này . Hiện giờ trọng tự nhiên chỉ còn lại vài trăm cá thể sống cằn cỗi và không phát triển nhân giống được . Chính bởi vì vậy Thủy tùng chở lên ngày càng đắt đỏ hơn.
  • So với gỗ mun và gỗ trắc thủy tùng có giá trị hơn rất nhiều.

Các loại Gỗ thủy tùng:

  • Gỗ thủy tùng là loại gỗ tốt, có mùi thơm, tớ mịn, và không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh, gỗ thủy tùng dễ gia công, xốp và nhẹ nên được dùng làm mũ, nút chai và phích, phao cứu sinh…
  • Gỗ thủy tùng tồn tại trong thị trường gồm hai dạng: thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau.
  • Gỗ thủy tùng xanh: là những khối gỗ Thủy Tùng ngâm sâu dưới bùn đất trong hàng trăm năm. Môi trường ẩm đã khiến cho khối gỗ chuyển sang màu xanh đen tự nhiên vô cùng đẹp mắt. thường vùi sâu dưới lòng đất giữa đại ngàn Tây Nguyên, hoặc thậm chí có những khối còn nằm sâu dưới lòng hồ Thủy Điện. Chính vì vậy mà tìm kiếm và khai thác được một khối gỗ tùng xanh tốn rất nhiều nhiều thời gian và công sức.

Những khối gỗ Thủy Tùng Xanh thường có đường vân đậm và màu sắc đẹp hơn so với Thủy Tùng Đỏ. Đường vân đậm và sắc nét, uốn lượn mềm mại tạo thành những đường tròn vô cùng đẹp mắt.

Gỗ Thủy tùng xanh thường có niên đại lâu hơn khá nhiều so với Thủy Tùng Đỏ, nhưng khối Thủy Tùng Xanh vùi mình trong lòng đất hàng trăm năm đã tự chuyển mình thành màu sắc xanh đen như những khối cẩm thạch, vô cùng đặc trưng và tự nhiên.

Gỗ Thủy tùng xanh có độ thẩm mĩ cao cũng như độ độc và hiếm nên có giá rát cao, những đại gia sẵn sàng trả giá hàng trăm triệu cho những bức tượng Di Lạc hay những đôi Lục Bình từ gỗ tùng xanh.

Gỗ Thủy tùng đỏ: Tùng Đỏ là loại sống trong môi trường khô ráo. Hiện nay, tùng Xanh là loại được ưa chuộng và có giá trị cao hơn. Tùng đỏ có màu đỏ, nâu sẫm. Vân của tùng đỏ thường nhỏ và thỉnh thoảng điểm những đốm sẫm màu trên thân của khối gỗ.

Tùng đỏ chủ yếu được chế tác thành Lục Bình, một số ít là tượng Di Lặc và sập gỗ. Giá của những sản phẩm từ Thủy Tùng Đỏ tương đối cao, từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu, Riêng những bộ Sập Gỗ Thủy Tùng thì luôn luôn là vài trăm triệu đồng.

Cách đây vài năm số lượng gỗ thủy tùng nhiều, người ta mua được khúc gỗ rất lớn, tao nên tác phẩm tuyệt đẹp. Vào thời điểm này lượng gỗ thủy tùng ngày càng khan hiếm và những tính chất đặc trưng có một không hai của thủy tùng nên giá của gỗ thủy tùng cũng cao hơn so với các loại gỗ quý khác.

Gỗ thủy tùng rất tốt không bị mối mọt, không bị cong vênh, có mùi thơm nhẹ, có màu và vân rất đẹp. Được dùng làm vật trang trí, đồ mỹ nghệ và nội thất cao cấp.

Ứng dụng

  • Theo nghiên cứu khoa học trong phong thủy, gỗ thủy tùng có tác dụng vượng, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng loại gỗ này làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia chủ.
  • Cành lá và nón chín dùng làm thuốc chữa phong thấp, giảm đau, làm săn da, cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh hoặc trồng vena o hồ để giữ đất chống xói lở.
  • Cây thủy tùng đang trong một tình trạng nguy cấp vì đang bị tuyệt chủng do môi trường sống bị phá hủy hoàn toàn để làm ruộng nước, hiện còn không quá 100 cá thể các gỗ.
  • Những sản phẩm làm từ gỗ thủy tùng có giá trị rất cao, có thể lên tới hàng tỉ đồng.

HƯỚNG DẪN NHẬN BIẾT GỖ THỦY TÙNG VIỆT – ĐƯỢC TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK

https://gophongthuy.org/huong-dan-nhan-biet-go-thuy-tung-viet-duoc-trong-tai-dak-lak/

Vào những năm 80 của thế kỷ trước thì huyện Krông Năng và Ea H’leo thuộc tỉnh Đắk Lắk được xem là thủ phủ của loài cây thủy tùng. Ở những khu vực đầm lầy thì loài cây Thủy Tùng này nhiều vô kể. Thậm chí, thời điểm đó người ta sẵn sàng đốn hạ, vùi lấp hàng chục ha thủy tùng để phục vụ cho việc xây dựng đập thủy lợi Ea Ral (xã Ea Ral, huyện Ea H’leo). Điều này cũng rất dễ hiểu vì thời gian đó cây thủy tùng được xếp vào loại gỗ tạp. Năm 2008, nhiều tin đồn đoán loài cây này có khả năng chữa bệnh ung thư, mang lại sinh khí cho ngôi nhà nên từ đó cây Thủy Tùng được săn lùng, mỗi ngày có hàng trăm người chen nhau đào bới tìm kiếm thủy tùng bị vùi lấp dưới đập thủy lợi Ea Ral. Đầu nậu gỗ khắp nơi kéo về để mua gỗ thủy tùng, đẩy giá lên cao ngất ngưỡng khiến loài cây này bị săn lùng ráo riết.

Trước thực trạng trên, năm 2010 tại Trường Đại học Tây Nguyên đã lập dự án điều tra hiện trạng để làm cơ sở cho công tác bảo tồn cây thủy tùng. Qua công tác kiểm đếm, vào thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 256 cây, trong đó quần thể ở xã Ea Ral có 219 cây, quần thể xã Trấp K’sor (huyện Krông Năng) có 31 cây, 5 cây ở xã Cư Né (huyện Krông Búk) và 1 cây ở huyện Buôn Đôn. Tháng 1-2011, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án để bảo tồn loài sinh cảnh thông nước và thành lập khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước Đắk Lắk. Tuy lực lượng chức năng tích cực bảo vệ trong những năm qua nhưng cây thủy tùng đã chết hoặc bị kẻ gian chặt hạ 94 cây, hiện chỉ còn lại 162 cây. TS Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết rằng quần thể thủy tùng ở xã Ea Ral, số cây có chất lượng loại A chiếm 39,7%, số cây loại B chiếm 42,5% và loại C là 17,8%. Tại xã Trấp K’sor, số cây loại A chỉ chiếm 20%, loại B chiếm 46,7% và loại C là 33,3%. Còn các cây đơn lẻ khác chủ yếu là loại C. Như vậy, số cây thủy tùng còn sót lại trên địa bàn thuộc tỉnh Đắk Lắk không những bị hạn chế về mặt số lượng mà còn giảm sút về mặt chất lượng.

Việc nhân giống cây Thủy Tùng như thế nào ?

Những năm qua, để bảo tồn loài thực vật quý hiếm này thì các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều phương pháp nhân giống. Một trong những phương pháp mà bước đầu cho tỉ lệ sống cao là dùng nhánh của thủy tùng ghép vào gốc của cây bụt mọc (một loài cây cùng họ với thủy tùng). Tuy nhiên, khi đưa 260 cây con vào trồng thử nghiệm tại 2 quần thể thủy tùng Ea Ral và Trấp K’sor nơi mà cây thủy tùng còn sót lại thì kết quả không như mong đợi. Theo ông Phước, mặc dù đã trồng được 2 năm nhưng gần 300 cây thủy tùng ghép phát triển rất chậm, nhiều cây héo dần rồi chết. PGS-TS Bảo Huy cho biết cây thủy tùng là loài cổ thực vật, xuất hiện cách đây hàng triệu năm, những cây cùng thời với cây thủy tùng đa số đã bị tuyệt chủng. Do đó, xét theo góc độ quy luật tiến hóa tự nhiên thì việc thủy tùng biến mất dần cũng là điều bình thường.

Riêng về nghiên cứu ghép thủy tùng vào cây bụt mọc, bước đầu tuy cho kết quả khả quan nhưng cần phải có thời gian để xem cây có phát triển phù hợp với môi trường thực tại không . Xét về nguồn gen, một khi đã ghép thủy tùng trên gốc cây mẹ, cho dù cùng họ, cây phát triển tốt thì đó vẫn không phải là thủy tùng đích thực. “Vấn đề nan giải nhất hiện nay là sinh cảnh nơi thủy tùng sống đã thay đổi nhiều, nếu thành công trong việc lai tạo giống thì cũng chưa chắc đã bảo tồn tốt được loài cây này”PGS-TS Bảo Huy lo ngại.

Cách phân biệt gỗ thủy tùng như thế nào ?

Gỗ thủy tùng rất tốt, không bị mối mọt, có màu với vân rất đẹp nên được ưa chuộng để xây đền đài, nhà cửa, làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp. Gỗ thủy tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau:

  • Về màu sắc: xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ.
  • Về vân: vân chỉ, chuối, nhiều khi không vân (hay còn gọi là chun)

Hướng dẫn nhận biết gỗ thủy tùng Việt – được trồng tại Đắk Lắk

Như tên gọi của nó, thủy tùng hay thông nước là loài mọc dưới nước hay ven nước, có quan hệ họ hàng khá gần với nhiều loài cây dạng thông khác, do đó nhiều người bị nhầm lẫn hay bị lừa khi mua nhầm phải sản phẩm từ gỗ thông Lào – hay còn được gọi Thủy Tùng Lào (giá rẻ hơn rất nhiều). Nhưng nếu đã tiếp xúc nhiều thì rất dễ nhận biết do gỗ thủy tùng có mùi thơm nhè nhẹ, lúc nào cũng tiết ra nhựa, mặc dù đã ra thành phẩm (do vậy những sản phẩm Thủy Tùng bán tại Phong Thủy G.O đều để dưới đấy không PU để người dùng có thể thấy được nhựa ứ ra và mùi thơm thoang thoảng dễ chịu). Giá trị tùy thuộc vào chất lượng khúc gỗ và vân trên khúc gỗ như thế nào.

Gỗ phải có độ nặng (gỗ không được nhẹ như xốp).Gỗ có vân đẹp thường là vân chỉ hoặc vân chuối rõ nét. Được ưa chuộng hiện nay là loại vân chuối thường được gọi là Thủy Tùng Chuối.

Gỗ thủy tùng là loài quý hiếm bậc nhất bỡi độ đẹp và giá trị phong thủy. Tuy nhiên trên thị trường nhiều hàng giả. Vì vậy để phân biệt được, phải dựa vào mùi hương, trọng lượng của gỗ. Hiện nay trên thị trường có một vài loại gỗ được làm giả gỗ thủy tùng, trong đó có gỗ thông lào. Gỗ thông lào sau khi xử lý ngâm bùn và một số hình thức khác như phun PU tạo màu, tạo vân thì giống y hệt thủy tùng nên rất dễ nhầm lẫn, nhưng có một điểm nhận dạng:

  • Gỗ thủy tùng Việt khi phun PU bao giờ cũng để lại phần chân đáy, tinh dầu tiết ra ở phần chân đáy. Hầu hết sản phẩm Gỗ Thông Lào phần chân đáy sẽ bị phủ kín bởi PU và cân nặng cũng sẽ không bao giờ được bằng gỗ thủy tùng thật.
  • Gỗ Thủy Tùng Việt để mộc có màu xanh đen xẫm, đường vân đậm và rõ nét còn Gỗ Thông Lào sẽ có màu trắng và đường vân thì nhạt nhòa hơn, điều quan trọng là ta cần phải quan sát được sản phẩm gỗ mộc khi chưa phun sơn hoặc qua xử lý. Gỗ Thủy Tùng được phủ một màu xanh đen gần như toàn bộ kể vả bề mặt bên ngoài lẫn bên trong khối gỗ, Những mẩu gỗ nhỏ hoặc thậm chí cả mùn cưa cũng phải có màu xanh đen như bên ngoài.
  • Hai khúc gỗ Thủy Tùng Việt và gỗ Thông Lào để mộc, ta có thể ngửi được mùi hương của hai loại là khác nhau hoàn toàn. Gỗ Thông Lào có mùi hắc, khá sóck và có phần hơi khó chịu. Thủy Tùng Việt sẽ có mùi thơm ngọt nhẹ nhưng lưu hương được cực lâu. Hương thơm nhẹ, dễ chịu và tạo cảm giác khoan khoái, thanh tịnh khi ngửi.
  • Hoặc để cảm nhận rõ hơn, ta có thể lấy 2 mẩu gỗ nhỏ và đốt. Thứ nhất gỗ Thủy Tùng Việt bén rất nhanh và cháy lâu, còn gỗ Thông Lào rất khó cháy và không cháy lâu được. Gỗ Thủy Tùng thật có lượng tinh dầu nhiều, chính vì vậy mà giúp cho mẩu gỗ cháy được tốt. Thứ hai, khi đốt, ta có thể ngửi được 2 mùi khác nhau, khói của Thủy Tùng Việt có mùi thơm gần như khi ta đốt hương hoặc trầm, còn gỗ Thông Lào sẽ có mùi khét.

Những sản phẩm mỹ nghệ được chế tác từ Gỗ Thủy Tùng Việt – Đắk Lắk. Link https://gophongthuy.org/product-tag/go-thuy-tung/