Ôn thi giữa kì 1 môn Lý 10

Sắp đến thời điểm thi giữa kì 1, các em đừng bỏ qua đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Lý 10 mà vuihoc đã tổng hợp. Các kiến thức trong bài viết bám sát chương trình học và giúp các em dễ dàng ghi nhớ trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi của mình.


1. Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10: Tìm hiểu chung về môn vật lý 

1.1 Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu môn Vật Lý

- Vật lý là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Các lĩnh vực mà vật lý nghiên cứu rất đa dạng từ cơ học, điện từ học, quang học, âm học đến nhiệt học, vật lý nguyên tử hạt nhân, thuyết tương đối... 

- Mục tiêu học tập môn vật lý là giúp các em học sinh hình thành và phát triển các kiến thức, kĩ năng về vật lý để vận dụng và khám phá giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 

- Quá trình phát triển của môn Vật lí có 3 mốc thời gian quan trọng là giai đoạn tiền vật lý, vật lý cổ điển và vật lý hiện đại. 

- Phương pháp nghiên cứu môn Vật lí: Thực nghiệm và mô hình

+ Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp quan trọng khi nghiên cứu, bao gồm 5 bước là xác định vấn đề nghiên cứu quan sát thu thập thông tin đưa ra dự đoán thí nghiệm kiểm tra dự đoán kết luận. 

+ Phương pháp mô hình: Được sử dụng để giải thích các tính chất của vật chất trong hiện thực và tìm ra cơ chế hoạt động của nó. Một số loại phương pháp mô hình thường gặp như mô hình vật chất, mô hình lý thuyết, mô hình toán học... Xây dựng phương pháp mô hình thực hiện theo các bước như sau: 

 

1.2 Vai trò của Vật Lý

- Vật lý có quan hệ mật thiết và là nền tảng của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Những thành tựu về nghiên cứu vật lý chính là tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới. 

- Vật lý có vai trò quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thông tin liên lạc, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học... 

.3 Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lý 

a. Quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm 

- Sử dụng thiết bị điện: Cần quan sát kỹ các kí hiệu và dán nhãn thông số trên các thiết bị để sử dụng đúng cách và yêu cầu kĩ thuật. Một số kí hiệu trên thiết bị điện cần lưu ý: 

 

- Sử dụng thiết bị nhiệt và thủy tinh: Chú ý bị bỏng khi đung nóng hoặc bị vỡ khi sử dụng. 

- Sử dụng thiết bị quang học: Dễ bị xước, mốc, bụi bẩn trong quá trình sử dụng, sẽ gây ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả thí nghiệm. 

b. Các nguy cơ có thể gặp trong phòng thí nghiệm

- Thao tác thực hiện thí nghiệm sai có thể gây ra nguy hiểm với người sử dụng. Chính vì vậy khi tiến thành thực nghiệm cần phải tuân thủ đúng các quy định trong phòng và hướng dẫn của giáo viên. 

- Khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm phải thực hiện đúng chức năng của thiết bị, thực hiện sai có thể làm hỏng thiết bị. 

- Thực hành thí nghiệm liên quan đến hóa chất, thiết bị điện, chất dễ gây chát nổ cần tuân thủ đúng các quy tắc an toàn, nhất là quy tắc về phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng chất dễ gây cháy, nổ. 

c. Quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm 

- Chỉ thực hiện thí nghiệm khi có sự cho phép của giáo viên hoặc có giáo viên hướng dẫn

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các thiết bị, hóa chất trong phòng thí nghiệm

- Giữ khoảng cách an toàn khi thực hiện các thí nghiệm có nhiệt độ cao

- Không để các dụng cụ dẫn điện, nước, hóa chất dễ cháy gần thiết bị điện

- Sau khi thực hành xong phải vệ sinh khu vực của mình, cất gọn các thiết bị và bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định. 

1.4 Sai số

Đối với môn vật lý, các phép đo chỉ mang độ chính xác nhất định, ngoài ra sẽ có độ không chính xác và được gọi là sai số. Sai số là phép đo không thể tránh khỏi đối với hầu hết các phép đo. Người làm thí nghiệm phải đảm bảo được sai số càng nhỏ thì càng tốt. 

a. Sai số ngẫu nhiên: 

- Là sai số có giá trị khác nhau trong các lần đo. Sai số ngẫu nhiên xảy ra do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên xảy ra. 

- Sai số ngẫu nhiên không thể loại bỏ được, khi thực hiện phép đo nhiều lần, sai số này có thể sẽ giảm đi.

b. Sai số hệ thống  

- Sai số hệ thống là sai số có giá trị không đổi khi thực hiện các phép đo với một dụng cụ và phương pháp đo. 

- Sai số hệ thống không thể giảm khi thực hiện lặp lại các phép đo. Để làm giảm sai số này, chúng ta phải thay đổi dụng cụ hoặc phương pháp đo. 

c. Giá trị trung bình:

- Giá trị trung bình của đại lượng A sau n lần đo được tính như sau:

d. Sai số tuyệt đối

- Giá trị tuyệt đối ứng với lần đo được tính bằng giá trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo. 

- Sai số tuyệt đối trung bình được tính như sau: 

- Sai số tuyệt đối của phép đo là: ( là sai số hệ thống) 

e. Sai số tỉ đối: 

2. Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10: Lý thuyết động học

2.1 Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

2.2 Tốc độ và vận tốc

2.3 Chuyển động biến đổi gia tốc

2.4 Chuyển động thẳng biến đổi đều:

2.5 Rơi tự do

3. Ôn thi giữa kỳ 1 môn Lý 10: Phần luyện tập

3.1 Bài tập xác định vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động thẳng đều, chuyển động biến đổi đều

3.2 Dạng bài viết phương trình chuyển động thẳng đều, chuyển động biến đổi đều

3.3 Dạng bài tìm quãng đường vật đi được trong thời gian xác định

3.4 Tính quãng đường, vận tốc rơi tự do

Xem chi tiết tại:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-1-mon-ly-10-chi-tiet-2164.html

Đừng quên truy cập vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức ôn tập các môn học khác nhé!