Mentor hỏi

Đối với tác động của Mentor với Mentee, có 3 từ đó chính là: 1 thay đổi họ, 2 là chia sẻ với họ và 3 là định hướng với họ, vậy thì cái nào là quan trọng nhất?

Thay đổi, hãy nhớ rằng thay đổi là tự bản thân họ, tức là Mentor tạo ra cho Mentee động lực để Mentee muốn thay đổi cái khó khăn nhất, biết mình cần phải làm gì nhưng đã chưa làm.

Thứ hai là định hướng, hoàn toàn nên chuẩn bị sớm, bởi vì Mentor và Mentee chỉ gặp nhau từ 6 đến 9 tháng, cho nên khi Mentee trình bày ra thì Mentor nên hỏi “cái này trong 6 đến 9 tháng mình có thể làm được không?” để cố gắng lôi kéo vào cái gì mà Mentee có thể.

Thứ 3 là chia sẻ, mỗi buổi Mentoring đều cần phải biết rõ điều này, đó chính là có thể ghi âm được hay không? Không được thì thôi. Nhưng mà ghi âm trong những buổi Mentoring, Mentor sẽ nói trên 50% trong khi mục tiêu của anh là Mentee phải nói trên 50%, để khi Mentee viết recap, Mentee có thể nói ra việc sau buổi Mentoring họ đã “ngộ” ra những điều gì, chứ không phải những gì Mentor đã nói.

Mentor có nên nói ít để Mentee nói nhiều?

Trong mentoring, Mentor là vô giảng, tại vì Mentee đã có thầy dạy, vì họ đã có ý tưởng, có thể tự đọc sách, có thể tự thu gom ở xung quanh. Cái mà họ cần nhất ở Mentor đó chính là sự thông cảm, họ cần mình hiểu tại vì nhiều khi họ nói cha mẹ không hiểu, thầy không nghe, bạn bè cùng lứa thì cũng ít có ai hiểu cho họ, mình là những người lớn hơn tầm 7 đến 10 năm thì mình hiểu chứ. Cứ gật đầu trước tiên nhưng đừng để họ nói nhiều quá để Mentor có thể hướng họ đến những điều cần đối với Mentee trong lúc họ nói, để Mentor hiểu nhu cầu thật của Mentee vì đôi khi cái Mentee muốn lại là những điều rất là nhỏ nhặt. Giúp cho Mentee điều đó không phải là Mentor bảo cho Mentee cách làm mà là giúp cho Mentee tự lên đường, tự giải quyết cái vấn đề ấy. Thành ra, trong Mentoring động lực là cái quan trọng hơn “how to do” – đấy là thử thách của cả Mentor và Mentee.

Mentee cũng được coi như là khách hàng, làm sao để đến cuối buổi thì họ cảm thấy hài lòng, buổi đầu tiên nên lên mục tiêu nhưng bao nhiêu mục tiêu thì là đủ cho cả quá trình?

Nên chọn 2 mục tiêu về kinh doanh (business) và 2 mục tiêu về hoàn thiện bản thân (personal development), 3 mục tiêu là quá nhiều vì trong 6-9 tháng hay 1 năm thì sẽ không thực hiện hết. Lên mục tiêu cái mà họ muốn thay đổi, làm cho họ nhận thức lý do và tầm quan trọng của việc thay đổi cũng đã mất hết 3 đến 4 buổi bởi vì trong thời gian này Mentor và Mentee dùng để biết nhau và tạo mối quan hệ, tạo sự thông cảm. Nên chọn mục tiêu càng ngắn càng tốt, nhiều khi 3 tháng đã hoàn thành thì sẽ xây dựng mục tiêu khác, nếu chọn mục tiêu dài sẽ nghĩ đến tương lai mà quên mất việc phải hành động.

Trong mối quan hệ mentoring thì chắc chắn Mentor cũng muốn nói nhiều, vậy thì có khoảnh khắc nào mình có thể tự nhắc bản thân là tập trung vào Mentee?

Luôn tự ý thức ĐỪNG nói chuyện về mình, về công ty, gia đình hay công việc. Xoay cái đấy lại, ngược lại hãy cố biết tất cả những gì về Mentee.

Nếu hạn chế nói về mình, trong những buổi gặp đầu tiên chỉ chú trọng đến thông tin cá nhân, mục tiêu, sở thích của các Mentee thì có vô tình tạo ra cảm giác cho các em là mình không muốn chia sẻ hay không?

Sẽ có, nhưng Mentor phải ứng biến, nếu có nói về bản thân mình, nên nói trong trường hợp chia sẻ của mình có liên quan đến chủ đề đang thảo luận, có thể dùng để cho các bạn tham khảo cũng như thư giản đôi chút tầm không quá 5 phút. Cách nói chuyện của Mentor cần làm cho Mentee có ý thức để họ thay đổi, và khi tỷ lệ Mentor nói chuyện trong buổi gặp được kéo xuống 50% thì quá tuyệt vời.

Có sự khác biệt rất lớn giữa sinh viên năm thứ 1 và sinh viên năm thứ 3, thứ 4. Cách mentoring như thế nào đối với sinh năm năm thứ 1 – người chưa có kinh nghiệm và sinh viên năm thứ 3, thứ 4 – người đã có nhiều kinh nghiệm?

Đừng bận tâm đến chuyện đấy, đối với Mentee năm thứ 1, có nhiều nỗi băn khoăn, hãy cố tóm lấy nỗi băn khoăn quan trọng nhất rồi giải quyết nó đi. Sinh viên năm 3, năm 4 cũng vậy, cũng sẽ có nhiều nỗi băn khoăn khác, và nhiệm vụ của Mentor là tóm gọn 1 đến 2 nỗi băn khoăn quan trọng với Mentee nhất và giải quyết nó. Đừng đóng khung những cái đấy, thành ra Mentor thường chọn Mentee có cùng lĩnh vực.

Nên chia topic của các buổi gặp mặt Mentee như thế nào?

Chúng ta có tới 6 đến 9 buổi gặp Mentee trong 9 tháng. Trong 1 đến 2 buổi đầu tiên, Mentee có thể có rất nhiều câu hỏi. Nhưng vấn đề chính vẫn là phải tập trung vào người Mentee đó. Mentor phải luôn hỏi lại rằng điều này có quan trọng đối với Mentee hay không, Mentee có muốn thay đổi hay không sau mỗi câu hỏi? Mentor phải lái người Mentee trở về chính bản thân họ, phải làm sao để thấy được động lực muốn được thay đổi của Mentee và chỉ tập trung vào vấn đề đó. Và để cho mỗi buổi gặp mặt về sau luôn trở nên hứng thú, Mentor phải tạo được mối quan hệ với Mentee. Mỗi buổi gặp không chỉ đơn thuần là nói chuyện triết lý cao siêu.

Sau 1 năm, Mentee thay đổi suy nghĩ chỉ là điều kiện cần thiết chứ chưa phải điều kiện đủ, cái quan trọng là phải thay đổi hành động, hành vi và thói quen dù chỉ là nhỏ nhặt thôi cũng được.

Cách thức liên lạc?

Để biết thêm thông tin hoặc bạn có câu hỏi cần giải đáp, đừng chần chừ gửi email đến EMAIL EMAIL hoặc tìm hiểu thêm về chương trình tại URL URL URL