Mentee hỏi

NuMen Mentoring là tổ chức như thế nào?

NuMen Mentoring được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp, có những kinh nghiệm cần thiết để phát triển bản thân. Qua đó tạo ra một môi trường tích cực gồm các Mentors – Nhà cố vấn và các Mentees – Người được cố vấn với các hoạt động góp phần giúp cung cấp kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết đến các bạn sinh viên. Đồng thời, tạo cơ hội giúp các anh chị cựu sinh viên thực hiện được ý nguyện kết nối, giúp đỡ sinh viên.

Tại sao nên tham gia NuMen Mentoring?

Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý một năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó, 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên.

Trong khi đó, quý một năm 2018, con số này lên đến 142.300 người. Thực tế, vài năm trở lại đây, số lượng người có trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp ngày càng giảm, nhưng mức giảm không đáng kể. Đây vẫn là nhóm trình độ có số lượng người không tìm được việc làm cao nhất.

Điều đó cũng có nghĩa hàng năm, hơn 100.000 tấm bằng đại học "bỏ không". Số lượng cử nhân, kỹ sư lãng phí 4 năm cùng số lượng lớn tiền bạc nhưng không thể áp dụng kiến thức học được vào thực tế.

Nhiều sinh viên muốn thay đổi bản thân, cải thiện tình trạng hiện tại nhưng không biết bắt đầu từ đâu. NuMen Mentoring sẽ giúp đỡ bạn.

Những hoạt động chính của NuMen Mentoring dành cho Mentee?

  • Gặp gỡ chuyên gia 1-1 trong lĩnh vực mà mình mong muốn, định kỳ đều đặn.

  • Tổ chức đào tạo kỹ năng mềm bởi các chuyên gia.

  • Tổ chức hằng tháng các hoạt động hướng dẫn, hướng nghiệp với số lượng giới hạn cùng các chuyên gia theo từng chuyên ngành (10 – 20 Mentee / nhóm) như: Ngân hàng, kiểm toán, tài chính, tư vấn, bảo hiểm, đầu tư, sale, marketing, supply chain.

  • Tổ chức các chuyến Company vVisit cho Mentee, để Mentee có dịp hiểu hơn về thực tế công việc các ngành.

  • Đem đến cho Mentee với những học bổng cực kỳ hấp dẫn đến từ đối tác của NuMen Mentoring.


Thời gian hoạt động của học kỳ mentoring

Bắt đầu từ khoảng tháng 9, thàng 10 hằng năm và kết thúc tầm khoảng tháng 5 năm sau.

Thời gian, quy trình và cách thức tổ chức tuyển sinh Mentee

Thời gian: Tầm khoảng tháng 9 – tháng 10 hằng năm

Quy trình và cách thức tổ chức tuyển sinh:

  1. Thông báo mở đơn đăng ký và các bài truyền thông liên quan

  2. Tổ chức Mentee Orientation để các bạn hiểu hơn về Vietnam Alumni Mentoring cũng như trả lời trực tiếp các các câu hỏi đến từ sinh viên.

  3. Thông báo xác nhận đơn đăng ký của sinh viên.

  4. Phỏng vấn trực tiếp (có thể chọn tiếng Anh / tiếng Việt)

  5. Thông báo danh sách Mentee của chương trình NuMen Mentoring mùa X

  6. Thông báo kết quả matching (bạn sẽ được Mentoring 1 on 1 với Mentor mà chương trình kết nối cho bạn – dựa trên các tiêu chí về ngành nghề; sở thích; điểm mạnh, điểm yếu cũng như định hướng nghề nghiệp của bạn…)

  7. Tham dự buổi Kick Off được tổ chức hằng năm dành riêng cho New Mentee.

Quy trình và cách thức hoạt động

Gặp gỡ -> kết nối -> lĩnh hội -> chia sẻ -> lan toả -> góp ý -> hội thảo -> khảo sát

Những điều cần phải làm khi trở thành Mentee của NuMen Mentoring?

Mentee phải tham gia ngay vào group và fanpage dành cho Mentee (có riêng group và fanpage cho các trường trong hệ thống Mentoring của NuMen Mentoring), link sẽ được gửi qua mail khi bạn trở thành Mentee của chương trình.

Mentee được yêu cầu phải bắt buộc tham dự buổi Kick Off khi có thông báo.

Mentee được khuyến khích chủ động liên hệ ngay với Mentor của mình qua email hoặc điện thoại khi nhận được email thông báo.

  • Đọc kỹ các nguyên tắc của NuMen Mentoring.

Khi là thành viên của đại gia đình NuMen Mentoring, những nguyên tắc nào Mentee cần phải tuân thủ?

  • Thời gian gặp mặt Mentor tối thiểu 1 giờ một tháng. Tuy nhiên, hãy “khai thác” Mentor của mình ở mức tối đa có thể.

  • Việc chuẩn bị là cực kỳ quan trọng, hãy chuẩn bị kỹ càng trước khi gặp Mentor bằng những mục tiêu, những trăn trở cụ thể để Mentor có thể hỗ trợ hiệu quả.

  • Chủ động hỏi họ bất cứ điều gì bạn muốn, hãy chia sẻ với họ bất cứ điều gì bạn thấy băn khoăn.

  • Hãy post recap lên Group Mentee về nội dung tóm tắt buổi gặp, lần gặp tiếp theo và hình chụp selfie chung với nhau trong vòng 24h.

  • Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo, Company visit, Mentee gathering trong khuôn khổ chương trình. Đây là yêu cầu bắt buộc với Mentee.

  • Mentee sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình để tích lũy điểm rèn luyện nếu hoàn thành ít nhất 6 buổi gặp.

  • Khi gặp khó khăn trong quá trình Mentoring, hãy liên hệ ngay với chương trình để chúng tôi có thể hỗ trợ kịp thời.

  • Cuối cùng, hãy đọc kỹ lại 7 điều phía trên, và ghi nhớ thật kỹ nhé!!!

Tại sao Mentee phải viết recap và cách thức trình bày recap thế nào là đúng quy định?

Việc viết recap trong vòng 24 giờ sau buổi gặp là quy định bắt buộc mà mỗi Mentee cần phải thực hiện. Đây là phương thức hữu ích để Mentor biết rằng bạn đã lĩnh hội được gì từ buổi mentoring cũng như là một cách để bản thân ghi nhớ khá hiệu quả. Bên cạnh đó, những bạn Mentee khác có thể tìm được câu trả lời cho vấn đề mình đang gặp phải, đúng với thông điệp “Kết nối – Sẻ chia – Lan tỏa” mà chương trình đang theo đuổi.

*Trong buổi mentoring, nếu có một số vấn đề riêng tư bạn trao đổi với Mentor của mình. Bạn được quyền bỏ những vấn đề này ra khỏi bài recap, chỉ viết những điều bạn không cảm thấy khó chịu.

Tiêu chuẩn của bài recap bao gồm:

(1) #mssv (ví dụ: 31183891298)

(2) #thểloại (ví dụ: Mentoring, crossMentoring, trainning, companyvisit,…)

(3) [RECAP BUỔI X – dd/mm/yyyy]

(4) Mentor: Họ và tên

(5) Mentee: Họ và tên

(6) Nội dung

(7) Ngày hẹn cho buổi gặp tiếp theo

Và đây là một số lưu ý các bạn cần nhớ thật kỹ trong quá trình viết Recap:

  • Hãy cẩn trọng viết tên của Mentor mình thật đầy đủ. Không nên tag tên facebook trong mục “Họ và tên” hoặc chỉ viết tên riêng hay ghi tên của Mentee khác trong mục này. Chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng qua từng hành động nhỏ nhất của mình, đúng không nào?

  • Luôn viết và đăng tải recap trong vòng 24 giờ kể từ sau buổi gặp và đính kèm hình chụp cùng Mentor. Nhiều năm qua đi, bạn sẽ có cho mình một album những kỉ niệm được viết lại cẩn thận và những bức hình thật đẹp đó.

  • Mentee phải gặp gỡ Mentor của mình hoặc cross Mentoring ít nhất 1 lần / tháng. Duy trì quá trình Mentoring liên tục là yếu tố quan trọng để có một mùa Mentoring thành công đấy!

  • Mỗi bạn Mentee dù gặp riêng hay gặp chung cũng không viết recap thay cho nhau. Vì mỗi người là duy nhất và cảm nhận của chúng ta là riêng biệt.

  • Cuối cùng, trong bài recap luôn cần có ngày hẹn cho buổi gặp kế tiếp. Lên lịch hẹn tiếp theo ngay trong buổi gặp chính là cách tốt nhất để duy trì các buổi gặp thật thường xuyên và hiệu quả.

Cách thức liên lạc

Để biết thêm thông tin hoặc bạn có câu hỏi cần giải đáp, đừng chần chừ gửi email đến ABCD hoặc tìm hiểu thêm về chương trình tại XYZ.