Van bướm có thể bạn chưa biết

1. VAN BƯỚM LÀ GÌ?

Van bướm là van được sử dụng để điều tiết (hoặc dùng để đóng/mở) dòng chảy trong đường kính ống có kích thước lớn bằng cách cánh bướm xoay theo các góc độ khác nhau. Van bướm là dạng van dùng để đóng / mở hoặc dùng để điều tiết lưu lượng chất lỏng hoặc khí nén trên một hệ thống đường ống nhất định, van hoạt đóng mở bằng tao thác tay gạt hoặc vặn tay một cách nhanh chóng, bên cạnh đó còn có dạng van bướm đóng mở tự động bằng khí nén hoặc động cơ điện mà không cần sử dụng lực của con người. Khi chúng ta tác động lên tay gạt, tay quay hoặc vô lăng thì sẽ tác động lên trục của van bướm làm cánh bướm sẽ xoay theo các góc mở khác nhau, khi đó dòng tiết lưu chảy qua ống sẽ có lưu lượng khác nhau. Thông thường trạng thái đóng hoàn toàn thì góc mở bằng 0 độ, còn khi can mở hoàn toàn thì cánh xoay một góc 90 độ so với trục chính giữa của nó.

2. CẤU TẠO

Van bướm cấu tạo gồm các phần chính sau:

  • Thân van – Body

  • Đĩa van – Disc (hay còn gọi là cánh bướm)

  • Bô phận làm kín – O-ring (hay còn gọi là gioăng làm kín)

  • Bộ phận tay gạt hoặc vô lăng: là bộ phận dùng để tác động lên van tạo ra góc mở khác nhau tạo ra trạng thái đóng hoặc mở hoàn toàn.

  • Ty trục – Stem Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: trục van, bánh răng định vị, bulong,…

3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Van bướm được điều khiển bởi hệ thống dẫn động từ thiết bị điều khiển có thể là tay gạt, tay quay, bộ điều khiển tự động tác động lên trục van và đĩa van khiến chúng xoay theo góc tùy ý.

Khi tiến hành quay tay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van, ngược lại khi quay cùng chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ. Ở trạng thái đóng hoàn toàn, đĩa van nằm song song với thân van, chắn ngang dòng chảy lưu chất. Khi tác động lực vào thiết bị điều khiển tay gạt, tay quay(với bộ điều khiển tự động là cấp điện hoặc khí nén), lực tác động truyền đến trục van và đĩa van, khiến đĩa van xoay theo góc mở. Khi đó, dòng lưu chất đã được mở, có thể chảy qua van với lưu lượng tùy thuộc góc mở của đĩa van. Và trạng thái mở hoàn toàn tương ứng vị trí góc mở của đĩa van vuông một góc 90 độ với thân van.

4. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VAN BƯỚM

a. Ưu điểm:

  • Đóng mở dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm, chống dịch chuyển.

  • Cấu trúc đơn giản, kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ.

  • Dưới áp lực thấp, có thể đạt được một sự bít kín tốt.

  • Kết nối đơn giản và dễ dàng với các kiểu kết nối Wafer, Lug và Flange.

  • Các loại van có kích thước lớn, phù hợp với hệ thống lớn với lưu lượng dòng chảy cao.

  • Giá thành van rẻ hơn rất nhiều so với các loại van cổng, van cầu.

  • Thao tác đơn giản, hành trình đóng mở van ngắn, tiết kiệm thời gian.

b. Nhược điểm:

  • Không phù hợp để điều tiết dòng chảy

  • Không có loại van kích thước bé, không tính van bướm vi sinh.

  • Không phù hợp dùng cho các hệ thống khí, hệ thống yêu cầu độ kín cao.

  • Dễ bị dò rỉ nước và lưu chất sau thời gian sử dụng.

  • Không có kiểu kết nối ren.

  • Bộ phận làm kín thường được làm bằng cao su nên với những chất lưu có nhiệt độ cao thì cần tham khảo loại van bướm có bộ phận làm kín làm bằng những chất liệu đặc biệt khác (tư vấn thêm).

5. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15 độ đến 75 độ.

Van bướm là van có thể dùng để điều tiết dòng chảy, vì vậy lực tác động của dòng chảy sẽ tác động lên đĩa van, cho nên trong những điều kiện nhất định người ta sử dụng van bướm có cơ cấu cài góc độ mở.

Cơ cấu gài góc độ mở: Gồm có hai phần: phần cố định được gắn trên thân van gồm lá kim loại có răng thăng hoa và phần di động là một cái chốt được gắn trên cần van. Cơ cấu này nhằm mục đích cố định gốc mở của van không cho dòng lưu chất tác động làm thay đổi góc độ đóng mở ban đầu

Xem thêm tại: https://vangiare.vn/van-buom/