[Bất ngờ] 16+ công dụng của mãng cầu xiêm không phải ai cũng biết


Mãng cầu xiêm là loại trái cây được sử dụng để làm thức uống siêu ngon. Ít ai biết được rằng, loại trái cây này còn có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Vậy cụ thể tác dụng của quả mãng cầu xiêm như thế nào? Cách ăn mãng cầu đúng chuẩn ra sao? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về cây mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm (tên khoa học là Annona muricata L.) là một loại cây ăn trái thuộc họ Na. Trong dân gian, loại cây này còn có nhiều tên gọi khác như mãng cầu gai, na gai hoặc na xiêm.

Nguồn gốc của mãng cầu

Mãng cầu xiêm hay còn được gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai (có tên khoa học là Annona muricata), là một loài cây bản địa sống ở vùng Trung Mỹ như: Mexico, Cuba, Caribe và vùng Nam Mỹ: Brasil, Colombia.

Hiện tại, giống cây này được trồng nhiều ở một số khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,...

Đặc điểm của mãng cầu xiêm

Mãng cầu là cây thân gỗ có chiều cao dao động từ 6 – 8 mét. Từ thân có thể mọc ra nhiều nhánh gọi là cành. Lá mọc so le, bề mặt nhẵn, hình trái xoăn. Hoa có 6 cánh úp vào nhau, 3 cánh ngoài màu xanh vàng và 3 cánh bên trong sắc vàng tươi. Quả mọng hình trứng, bên ngoài có nhiều gai. Thịt quả bên trong màu trắng và có nhiều hạt màu nâu đen.

Mỗi bộ phận của cây như vỏ thân, quả, hoa, lá, rễ hay hạt đều có những công dụng tốt đối với sức khỏe. Trong đó quả mãng cầu xiêm là loại trái cây được nhiều người ưa thích và sử dụng phổ biến.

Phân tích thành phần dinh dưỡng của mãng cầu xiêm, cứ trong 100g thịt quả lại chứa:

  • Vitamin: 25% vitamin C, 32% vitamin nhóm C và Choline

  • Khoáng chất: Fe, Ca, Na, Zn, P, K, Mg

  • Năng lượng: 66Kcal

  • Đường: 13,54g

  • Chất đạm: 1g

  • Chất xơ: 3,3 g

  • Chất béo: 0,3g

  • Trong lá mãng cầu xiêm cũng tìm thấy nhiều tinh dầu thơm, chất bột, nhựa, tanin. Hạt chứa muricin và muricinin.

16 công dụng của mãng cầu xiêm

Quả mãng cầu xiêm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Chống oxy hóa, làm đẹp da, bồi bổ sức khỏe

Với hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú, mãng cầu xiêm giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, đồng thời ngăn ngừa lão hóa, mang lại cho bạn một làn da mịn màng, tươi trẻ.

Kiểm soát cơn động kinh

Mãng cầu xiêm nổi tiếng với hoạt tính chống co giật chủ yếu ở các nước châu Phi. Nó được sử dụng trong các loại thuốc y học cổ truyền để kiểm soát cơn sốt và co giật.

Ngoài ra, tác dụng bảo vệ thần kinh của trái cây này có thể góp phần vào hiệu suất cao chống lại các cơn co giật hoặc rối loạn chức năng thần kinh khác.

Cải thiện hệ miễn dịch

Mãng cầu xiêm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào hơn hẳn so với chuối, nho hay dứa. Cứ ăn 100g mãng cầu bạn đã cung cấp được khoảng 200mg vitamin C cho cơ thể. Chính vì vậy, loại trái cây này có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch.

Sở hữu thành phần carbohydrate dồi dào, mãng cầu xiêm giúp nạp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng. Qua đó xua tan cảm giác mệt mỏi và duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày, nâng cao hiệu suất làm việc.

Bên cạnh đó, thành phần fructose cũng có tác dụng tương tự. Fructose trong mãng cầu xiêm là một dạng đường tự nhiên. Nên có khả năng mang đến nguồn năng lượng dồi dào cơ thể mà không gây tăng cân, béo phì.

Kích thích tiêu hóa

Mãng cầu xiêm chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, kích thích nhu động ruột co bóp và tạo môi trường lý tưởng để lợi khuẩn trong đường ruột phát triển.

Bạn nên bổ sung loại trái cây này vào thực đơn nếu đang gặp các vấn đề ở đường tiêu hóa như đầy hơi, ăn không tiêu, táo bón…

Làm chắc răng và xương

Ăn mãng cầu xiêm thường xuyên sẽ giúp khung xương cứng cáp và làm chắc răng. Lợi ích này có được là nhờ thành phần phốt pho và canxi có trong loại quả này.

Giảm cân, hỗ trợ điều trị béo phì

Vitamin C và chất xơ trong mãng cầu xiêm giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và đốt cháy chất béo. Ngoài ra, ăn loại trái cây này còn mang lại cho bạn cảm giác no lâu hơn, hạn chế lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể. Qua đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý tránh thêm đường hoặc sữa vào trong mãng cầu xiêm khi ăn nếu bạn muốn giảm cân hiệu quả.

Điều trị loét

Mãng cầu xiêm có các hoạt tính chống loét do sự hiện diện của các hoạt chất như flavonoid, tannin và triterpenes. Nó có thể giúp làm giảm các tổn thương loét hoặc viêm loét dạ dày và cải thiện chức năng của dạ dày.

Cải thiện tình trạng thiếu máu

Đây cũng là một công dụng của mãng cầu xiêm đối với sức khỏe. Nhờ chứa nhiều chất sắt, loại trái cây này giúp tái tạo tế bào hồng cầu, ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, da tái nhợt…

Ngăn ngừa tổn thương gan

Một nghiên cứu đã nói về hoạt động bảo vệ gan và giảm bilirubin của quả mãng cầu xiêm. Mức độ cao của bilirubin cho thấy gan bị tổn thương hoặc bị bệnh.

Ăn mãng cầu có thể giúp hạ bilirubin cao xuống mức bình thường. Bảo vệ gan đồng thời chống lại độc tính của carbon tetrachloride và acetaminophen.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Đối với những người mắc chứng cao huyết áp, mãng cầu gai chính là một sự lựa chọn tuyệt vời. Loại trái cây này giúp điều chỉnh áp huyết, phòng ngừa biến chứng đột quỵ do căn bệnh này gây ra.

Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch

Sở dĩ mãng cầu xiêm có được tác dụng này là nhờ chứa nhiều kali và magie. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhịp tim và giảm huyết áp tâm thu, duy trì hoạt động bình thường của hệ tim mạch.

Kiểm soát đái tháo đường

Mãng cầu xiêm có tác dụng chống đái tháo đường và hạ natri máu. Một nghiên cứu cho thấy mãng cầu xiêm có thể giúp giảm nồng độ glucose trong máu khi dùng hàng ngày trong hai tuần.

Ngoài ra, tác dụng chống oxy hóa của mãng cầu xiêm có thể bảo vệ các tế bào beta của tuyến tụy. Chống lại tác hại oxy hóa, nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường loại 1.

Giảm đau bụng kinh

Mãng cầu gai tính nóng nên có tác dụng làm ấm tử cung, xoa dịu cơn đau ở bụng dưới trong những ngày “đèn đỏ”.

Ngoài thịt quả, các bột phận khác trên cây mãng cầu như hạt, rễ, lá, vỏ cây cũng có nhiều công dụng trị bệnh quý:

  • Hạt: Giải độc, trị nóng trong, chống ứ trệ khí huyết, giảm đau, tiêu sưng. Dùng trong điều trị bệnh kiết lỵ, viêm tràng vị.

  • Rễ: Giúp tiêu độc, giải nhiệt, hỗ trợ chữa trị ung thư, giảm mỡ máu, trị bệnh xơ gan, đánh tan vết bầm, chữa lao phổi.

  • Lá: Tiêu độc, sát khuẩn, ức chế hoạt động của virus gây viêm gan, chữa kiết lỵ, bệnh trĩ đi ngoài ra máu, lòi dom ở trẻ em, nhọt độc, cao mỡ máu, tiểu đường, mụn ung nhọt, khí hư, bệnh mãn tính ở thận, bạch đới.

  • Vỏ thân: Ngăn ngừa hen suyễn, an thần, giảm stress, trị mất ngủ.

Chữa lành vết thương

Mãng cầu xiêm có các hoạt tính làm lành vết thương. Nó có thể giúp giảm vết thương của vùng vết thương từ ngày thứ tư trong trường hợp vết thương do cắt rạch.

Ngoài ra, tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của trái cây góp phần phục hồi vết thương nhanh hơn.

Điều trị sốt rét

Các chất chống co thắt trong lá cây mãng cầu xiêm có tác dụng tích cực đối với ký sinh trùng gây bệnh. Theo một nghiên cứu, chiết xuất từ lá mãng cầu xiêm cho thấy hiệu quả đầy hứa hẹn chống lại hai chủng Plasmodium falciparum. Đây là loại ký sinh trùng đơn bào gây bệnh sốt rét ở người.

Cách sử dụng mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm vừa được dùng trong ẩm thực, vừa có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ giúp bạn đạt được nhiều lợi ích hơn.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây mãng cầu xiêm

Cả rễ, lá, thịt quả, hạt và vỏ thân cây đều có giá trị dược liệu. Cách dùng chúng trị bệnh như sau:

Trị sốt rét:

  • Lấy 10 – 15 lá mãng cầu gai xay nhuyễn, vắt nước cốt uống hết 1 lần.

  • Áp dụng bài thuốc này mỗi ngày 4 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Trị cao huyết áp:

  • Kết hợp lá mãng cầu xiêm ( có thể thay thế bằng vỏ quả ) với rau cần, rễ nhàu lượng bằng nhau.

  • Đem cả 3 sắc uống

Điều trị hen suyễn

  • Lấy vỏ thân hoặc lá mãng cầu xiêm đem rửa sạch.

  • Hãm như hãm nước chè. Dùng để uống thay trà

Trị sỏi thận

  • Dùng rễ hoặc lá non của cây mãng cầu siêu rửa sạch.

  • Sắc kỹ lấy nước uống mỗi ngày 2 lần

Trị đau gan, tiểu tiện ra máu, bệnh ở đường tiết niệu

Dùng thịt của quả mãng cầu xiêm ép nước uống.

Điều trị đau nhức xương khớp

  • Hái 1 nắm lá rửa sạch, giã nát.

  • Dùng để đắp vào khu vực bị đau nhức ngày 2 – 3 lần

Trị viêm tấy, vết thương ngoài da

  • Dùng lá mãng cầu xiêm rửa sạch.

  • Đem sắc lá mãng cầu xiêm uống

  • Hoặc lấy thịt quả giã nát, đắp bên ngoài tổn thương

Ngăn ngừa và điều trị giun sán, ký sinh trùng

  • Xay nát một nắm hạt mãng cầu gai.

  • Pha thêm nước đun sôi để nguội vào lọc uống.

Ngăn ngừa cao huyết áp

Dùng 20g lá mãng cầu xiêm tươi hoặc khô.

Hãm uống như trà trong thời gian dài để giữ huyết áp luôn ở mức ổn định.

Trị tiêu chảy, nôn ói

  • Dùng hoa của cây mãng cầu xiêm nấu nước uống.

  • Nước này có công dụng để bù nước, cầm tiêu chảy, giảm ói mửa.

Chữa chàm da

  • Rửa sạch một nắm lá tươi với nước muối, giã nát.

  • Dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị chàm mỗi ngày 1 – 2 lần.

Giảm cân

  • Say nhuyễn quả mãng cầu xiêm làm sinh tố uống.

  • Nên dùng nguyên chất, không thêm đường, sữa.

Trị mất ngủ

  • Hái lá mãng cầu gai non pha trà uống hoặc nấu canh, luộc ăn thay rau.

  • Lá mãng cầu còn có công dụng chữa mất ngủ

Mãng cầu xiêm chữa ung thư

  • Dùng lá tươi hoặc khô hãm với nước sôi uống.

  • Hoặc lấy 10 lá sắc với 3 chén nước lấy 1 chén uống hàng ngày.

Chữa đau bụng kinh

  • Dùng 1 quả mãng cầu xiêm xanh sắc kỹ với 3,5 lít nước.

  • Nấu đến khi thấy thịt quả mềm ra thì thêm 200g đường đỏ vào, quậy tan.

  • Chia làm 2 lần ăn hết trong ngày.

Chữa viêm đường tiết niệu

  • Sắc 15 lá mãng cầu với 1 lít nước cho cạn còn 1 nửa.

  • Uống 2 – 3 lần trong ngày cho hết.

Chữa bệnh trĩ

  • Ép quả mãng cầu xiêm chín lấy nước uống.

  • Đều đặn dùng ngày 2 cốc giúp đi ngoài đều đặn, bớt đau và chảy máu khi đại tiện.

Chữa sưng bầm

  • Lấy rễ giá nát, ngâm với rượu trong khoảng 1 tuần.

  • Khi dùng, thoa rượu tại chỗ kết hợp mát xa vài lần trong ngày để đánh tan vết bầm.

Cách ăn quả mãng cầu xiêm

Quả mãng cầu xiêm vị chua ngọt, giúp thanh nhiệt, giải khát. Làm đẹp da, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Nếu bạn chưa biết cách chế biến mãng cầu xiêm như thế nào cho ngon miệng có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Ăn trực tiếp

  • Đem quả xả dưới vòi nước vài phút cho trôi sạch bụi bẩn, ký sinh trùng và chất bảo vệ thực vật nếu có.

  • Dùng tay hoặc dao lột sạch lớp vỏ bên ngoài. Sau đó, loại bỏ cuống cũng như phần lõi trắng bên trong.

  • Cắt thịt quả thành nhiều miếng nhỏ, ăn ngay. Hoặc cho vào tủ lạnh để làm mát khoảng 1 tiếng trước khi dùng.

Làm sinh tố mãng cầu xiêm

  • Chuẩn bị 300g thịt mãng cầu xiêm ( bỏ hạt ), 300ml sữa tươi, 80ml sữa đặc có đường, đá bào.

  • Cho tất cả vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn mịn. Nếm thử nếu thấy chưa đủ độ ngọt thì cho thêm sữa đặc và đường vào tiếp tục xay vài giây nữa.

  • Cuối cùng bạn chỉ cần rót sinh tố mãng cầu ra ly và thưởng thức.

Lưu ý: Nếu xay nhiều một lúc, bạn có thể đổ sinh tố vào từng bịch nhỏ, cột chặt miệng. Để vào ngăn đông tủ lạnh sẽ có ngay món kem mãng cầu để ăn dần.

Cách làm mứt mãng cầu xiêm

  • Chuẩn bị: 1kg thịt mãng cầu xiêm ( đã bỏ hột), 1/2 kg đường, 1 ống vani, giấy kiếng gói mứt

  • Thịt mãng cầu tách ra từng múi nhỏ, ướp với đường trong 2 tiếng

  • Cho hỗn hợp vào chảo chống dính nấu với lửa nhỏ kết hợp đảo đều tay để đường không bị khét

  • Khi nước đường cô đặc và ngấm hết vào mãng cầu thì mới cho vani vào để tạo mùi thơm. Đảo đều, tắt bếp.

  • Cho mứt mãng cầu ra mâm, dàn mỏng đem phơi 1 – 2 nắng to để mứt khô se mặt lại

  • Cuối cùng cắt mứt thành những khối nhỏ, cho vào giấy kiếng , nắn tạo hình và xoắn hai đầu lại.

  • Mứt mãng cầu xiêm bảo quản nơi mát mẻ có thể để được 1 tháng.

Mãng cầu dầm

  • Sau khi gọt vỏ, bỏ hạt, bạn lấy một ít thịt mãng cầu đủ ăn cho vào ly

  • Thêm một ít sữa tươi, sữa đặc và đường vào từng chút một

  • Dùng thìa dằm cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Trong quá trình dằm nên nếm xem đủ độ ngọt chưa để điều chỉnh lượng đường sữa cho phù hợp.

  • Thêm đá bào hoặc đá bi vào thưởng thức

Ăn nhiều mãng cầu xiêm có sao không?

Do có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhiều người nghĩ rằng càng ăn nhiều mãng cầu xiêm càng tốt. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Ăn quá nhiều mãng cầu xiêm có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ như:

  • Tụt huyết áp

  • Gây rối loạn vận động

  • Rối loạn thần kinh

  • Làm mất hiệu quả của thuốc chữa trầm cảm

  • Làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng do nấm

  • Co thắt tử cung, sảy thai, sinh non

  • Nhiễm độc gan, thận

Vậy ăn mãng cầu xiêm bao nhiêu là đủ?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa khoảng 50g mãng cầu xiêm. Tránh ăn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.

Những ai không nên dùng mãng cầu xiêm?

Mãng cầu xiêm không thích hợp cho những đối tượng sau:

  • Người đang dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc chữa tiểu đường: Những đối tượng này uống trà lá mãng cầu có thể làm tăng tác dụng của thuốc khiến huyết áp và đường huyết giảm quá mức cho phép.

  • Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chữa trầm cảm

  • Người đang gặp vấn đề về gan, thận

  • Bệnh nhân bị thiếu tiểu cầu máu

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh dùng lá, hạt và rễ mãng cầu xiêm

Lưu ý khi dùng mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau, khi ăn loại trái cây này:

  • Tránh ăn quả mãng cầu xiêm vào buổi tối. Loại trái cây này chứa nhiều vitamin C nên nếu dùng gần giờ đi ngủ sẽ gây tỉnh táo, khó ngủ.

  • Không ăn mãng cầu xiêm lúc đói bụng. Vị chua của nó có thể làm tăng axit trong dạ dày dẫn đến cảm giác cồn cào, xót ruột.

  • Do mãng cầu có chứa nhiều chất xơ nên khi ăn, bạn cần nhai kỹ để không làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.

  • Mãng cầu xiêm chỉ nên coi như một biện pháp giúp hỗ trợ chữa bệnh. Hoàn toàn không thể thay thế những phương pháp điều trị theo y khoa. Bởi vậy tốt nhất là bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh lý.

Hướng dẫn cách chọn mãng cầu xiêm ngon

Muốn ăn mãng cầu ngon thì trước tiên cần phải chọn được trái ngon. Bởi vì cho dù bạn có ăn đúng cách, ăn nhiều nhưng nếu trái không đảm bảo chất lượng cũng sẽ không mang lại sự ngon miệng. Thậm chí còn bị đắng, ủng, nẫu, không có chất dinh dưỡng.

Theo kinh nghiệm của những người trồng mãng cầu xiêm lâu năm. Mãng cầu chỉ ăn ngon khi nó chín vừa. Tức là còn hơi dai và có hương thơm nhẹ. Khi dùng tay nhấn vào trái mãng cầu sẽ thấy vừa mềm. Đây là lúc trái có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng nhất.

Để nhận biết một trái mãng cầu xiêm ngon, vừa chín tới thông qua đặc điểm sau:

  • Quan sát về màu sắc của trái mãng cầu: Trái có vỏ màu vàng nhạt, bề mặt bóng và còn tươi. Bạn không nên chọn trái có màu xanh lét, màu xỉn hay héo bởi đó là những trái bị chín ép, ăn dễ bị đắng hay nẫu…

  • Lựa chọn theo hình dáng bên ngoài: Nên chọn quả có gai đã mềm, sờ vào không chứng, khoảng cách gai rộng.

  • Chọn mãng cầu xiêm theo mùa: mùa thu hoạch chính của trái này rơi vào tầm tháng 4 – tháng 10. Vì thế nếu mua mãng cầu vào thời gian này bạn sẽ mua được trái ngon, chính vụ. Như vậy trái chín tự nhiên, không sợ chín ép hay giấm thuốc, thậm chí còn được mua với giá rẻ.

Mãng cầu giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay, trên thị trường giá mãng cầu xiêm trung bình khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg. Mức giá này sẽ còn thay đổi, có sự chênh lệch tùy thuộc vào từng địa chỉ mua. Cũng như loại mãng cầu mà người sử dụng lựa chọn.

Các sản phẩm từ mãng cầu xiêm như mứt, mãng cầu sấy dẻo, sấy khô hay trà… nhìn chung sẽ có giá cao hơn so với quả mãng cầu. Mức giá thành phẩm từ loại trái cây này có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng tùy loại.

Tuy nhiên, điều quan trọng là dù mua mãng cầu xiêm quả tươi hay các sản phẩm chế biến thì người dùng. Bạn nên tìm hiểu để lựa chọn được địa chỉ uy tín. Điều này giúp người sử dụng mua được sản phẩm tốt với số tiền hợp lý, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trên đây là 16 công dụng của mãng cầu xiên, cũng như cách sử dụng mãng cầu hiệu quả. Hãy cùng vào bếp thực hiện ngay những món ăn thơm ngon và đầy dinh dưỡng từ loại quả này nhé!