[Tiếc gì 2 phút] Học ngay 20 cách chữa vĩnh viễn -Không tốn 1 xu


Bài viết sẽ bật mí cho bạn 20 cách chữa hôi chân vĩnh viễn tại nhà. An toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Không tốn 1 xu mà vẫn đánh bay mùi hôi chân. Giúp bạn giảm ngứa ngáy, khó chịu để tự tin hơn.

Hôi chân do nguyên nhân nào gây ra?

Bàn chân chúng ta có tới 2.500 tuyến mồ hôi. Chính vì vậy mà chúng đổ mồ hôi nhiều hơn bất cứ bộ phận nào của cơ thể.

Hôi chân xảy ra khi tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, khiến lòng bàn chân luôn trong trạng thái ẩm ướt và có mùi khó chịu. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập. Gây ngứa ngáy và tổn thương da.

Dưới đây là nguyên nhân khách quan gây ra mùi hôi chân khó chịu và ám ảnh dai dẳng nhất.

Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh

Trên bàn chân con người có hơn 2 nghìn tuyến mồ hôi. Mồ hôi vừa có chức năng bài tiết, vừa giúp làm mát cơ thể. Thế nhưng một số người có nhiều tuyến mồ hôi, mồ hôi hoạt động mạnh hơn bình thường dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nên mùi hôi chân.

Do cơ địa loại da

Có 3 loại da chính là: da thường, da khô và da dầu. Da dầu là loại da có khả năng bị hôi chân cao nhất. Bởi loại da này thường xuyên tiết ẩm gây bít tắc lỗ chân lông tạo ra mùi hôi khó chịu.

Yếu tố thần kinh

Yếu tố thần kinh cũng ảnh hưởng đến bệnh hôi chân. Những người hay có tâm lý lo lắng, sợ hãi sẽ khiến mồ hôi chân tiết nhiều hơn gây nên bệnh.

Do bệnh gây ra

Hoi chân có thể đến từ vi khuẩn bên trong lớp sừng tích tụ trên chân. Vi khuẩn phát triển thành nấm kẽ gây ngứa ngáy và tạo ra mùi hôi.

Vệ sinh kém

Nếu bạn đi 1 đôi tất nhiều hơn 1 ngày và không giặt chúng ngay sau khi thay thì vi khuẩn sẽ tích tụ ở tất, lòng bàn chân và gây ra mùi hôi.

Nếu lười vệ sinh chân thì mùi sẽ càng nặng hơn. Vì thế bạn cần thay tất mới và rửa chân sạch sẽ mỗi ngày.

Mang 1 đôi giày thường xuyên

Nếu bạn thường xuyên đi 1 đôi giày trong nhiều ngày mà không thay, giặt thì ở giày sẽ hình thành một ổ vi khuẩn gây mùi rất khó chịu.

Dùng chung giày với người bị hôi chân

Bệnh hôi chân có thể lây từ người này qua người khác. Nếu bạn đi chung giày với người bị hôi chân thì nấm, vi khuẩn sẽ lan sang và gây bệnh trên chân bạn.

Cách chữa hôi chân đơn giản với việc chọn giày và tất (vớ)

Giày và vớ không vệ sinh hoặc không phù hợp là một trong những nguyên chân gây hôi chân thường gặp nhất. Khi đó, bạn hãy thực hiện những bước sau để loại bỏ mùi hôi chân liên quan đến tất hoặc giày/dép.

Đối với tất

Những loại tất được làm từ vật liệu thấm hút mồ hồi có khả năng giảm mùi khó chịu cho bàn chân của bạn.

Bạn có thể thay tất nhiều lần trong ngày để giảm mùi hôi nếu cần. Sau khi thay, bạn giặt sạch rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.

Đối với giày/dép

Một đôi giày có lỗ thoáng khí sẽ giúp chân giảm tỷ lệ đổ mồ hôi và tích tụ độ ẩm.

Để trị hôi chân, bạn hãy chọn những đôi giày có đế dạng lưới hoặc có lỗ thông khí. Thiết kế này sẽ giúp chân bạn được “hít thở” để khô thoáng. Giảm tỷ lệ gây mùi do mồ hôi chân.

Người bị hôi chân nên đặc biệt tránh những đôi giày làm từ nhựa. Chất liệu này không thoáng khí và tăng tiết mồ hôi ở chân.

Đối với miếng lót giày

Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ mùi hôi chân bằng cách thay đổi đế giày. Hoặc dùng chất kháng khuẩn, chất khử mùi vệ sinh đế giày bạn đang dùng.

Tuy nhiên, người bị hôi chân nên thường xuyên thay mới đế giày. Để đế giày ở trạng thái khô ráo để hạn chế môi trường phát triển của các loại vi khuẩn gây mùi.

Một cách khác giúp bạn trị hôi chân khi mùi hôi xuất phát từ giày dép là mỗi ngày mang một đôi. Cách này sẽ giúp những đôi còn lại có thời gian khô ráo trước khi sử dụng.

Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một đôi tất để thay đổi trong ngày. Điều này sẽ giúp chân bạn giảm mồ hôi và giảm mùi khó chịu khi ở trong môi trường kín như văn phòng, lớp học…

Lót giày bằng xơ mướp

Bạn có thấy khó tin không khi lấy xơ mướp để làm lót giày? Không sao cả.

Xơ mướp có khả năng thấm hút cực tốt. Chính vì thế việc sử dụng tấm lót giày tự nhiên bằng xơ mướp có tác dụng thấm hút mồ hôi cực tốt. Từ đó khử mùi hôi chân rất hiệu quả.

Bật mí 20 cách khử mùi hôi chân tại nhà nhanh nhất

Để làm giảm mùi hôi và tình trạng ẩm ướt ở vùng da chân. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Cách chữa hôi chân bằng tẩy tế bào chết

Bạn hãy dùng đá bọt hoặc dụng cụ chà chân để loại bỏ tế bào chết trên da chân. Như vậy, bạn cũng đã đồng thời phá bỏ nguồn “thức ăn” của vi khuẩn gây mùi hôi chân.

Nếu bị hôi chân, bạn hãy tẩy tế bào chết cho bàn chân khoảng 2-3 lần mỗi ngày.

Gừng và muối làm giảm mùi hôi hiệu quả

Gừng và muối là biện pháp giảm mùi hôi cơ thể được phái nữ áp dụng rộng rãi. Ngoài tác dụng kháng khuẩn và sát trùng mạnh. Gừng còn chứa tinh dầu thơm, giúp khử mùi hôi. Giữ da chân khô thoáng và mịn màng.

Trong khi đó, muối có khả năng bảo vệ da khỏi nấm và một số vi khuẩn gây hại.

Thực hiện:

  • Giã nát 1 củ gừng với 1 thìa muối.
    • Làm sạch chân và massage hỗn hợp trực tiếp lên da.
    • Để trong khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước ấm.

Khi thực hiện cách trị hôi chân từ gừng và muối. Bạn nên tập trung chà xát vào gót chân và các kẽ chân để giảm ngứa ngáy. Hạn chế nấm da và loại bỏ tế bào chết.

Khử mùi hôi chân với lá chè xanh

Nếu có da chân mỏng, nhạy cảm và thường bị trầy xước do mang giày cao gót. Bạn có thể khử mùi hôi chân bằng lá chè xanh.

Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc. Ngoài ra, các hợp chất thực vật trong thảo dược này còn giúp làm mềm da. Giảm ngứa ngáy và phục hồi các vết thương ở biểu bì.

Thực hiện:

  • Đun sôi 1 nắm lá chè xanh với khoảng 1.5 lít nước.
    • Đổ nước vào thau . Cho thêm nước lạnh để nước ấm khoảng 50 độ C.
    • Vệ sinh chân và ngâm trong nước chè xanh đến khi nước nguội hoàn toàn.
    • Sau có thể chà rửa chân với nước chè xanh để khử mùi hôi hiệu quả.

Bạn nên áp dụng mẹo chữa hôi chân bằng lá chè xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài khả năng khử mùi, biện pháp này còn thúc đẩy tuần hoàn máu. Thư giãn thần kinh và giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chanh tươi sát trùng và giảm mùi khó chịu

Với trường hợp chân đổ nhiều mồ hôi, có mùi khó chịu và nhiều vết chai. Bạn có thể áp dụng cách khử mùi hôi chân với chanh tươi.

Chanh có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn. Giúp loại bỏ mồ hôi tồn đọng trong lỗ chân lông. Hạn chế vi nấm sinh sôi.

Ngoài ra với hàm lượng acid citric và vitamin C dồi dào, chanh còn có khả năng tẩy tế bào chết, giảm vết chai và nuôi dưỡng làn da trắng sáng.

Hơn nữa, tinh chất trong chanh còn giúp làm sạch móng và hạn chế tình trạng nấm móng ở những người thường xuyên mang giày thể thao.

Thực hiện:

  • Dùng chanh chà xát trực tiếp lên vùng da chân. Tập trung vào phần gót, mắt cá chân và kẽ chân.
    • Đợi khoảng 5 phút cho dưỡng chất trong chanh thẩm thấu.
    • Sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Kháng khuẩn và khử mùi hôi chân với phèn chua

Theo dân gian, phèn chua có vị chát, chua, với đặc tính sát trùng mạnh. Vì vậy dược liệu này thường được tận dụng để trị các bệnh về da như nấm, mụn nhọt và tăng tiết mồ hôi.

Sử dụng phèn chua lên vùng da chân có thể giảm mùi khó chịu. Hạn chế tuyến mồ hôi tăng tiết và ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn.

Thực hiện:

  • Nghiền nát 50g phèn chua. Sau đó chia thành 2 phần và dùng vải gói lại.
    • Đặt túi vải ở dưới lòng bàn chân và mang vớ vào để cố định.
    • Nên thực hiện vào buổi tối và lấy túi vải ra vào sáng hôm sau.
    • Chỉ sau khoảng 3 – 4 lần áp dụng. Bạn sẽ nhận thấy vùng da chân khô thoáng, ít mùi hôi. Không còn hiện tượng ngứa ngáy khi mang giày bít.

Lá trầu không giảm ngứa và hôi chân

Cách trị hôi chân bằng lá trầu không là biện pháp từ y học cổ truyền. Biện pháp này tận dụng đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, giảm viêm và ngứa. Cải thiện tình trạng tiết mồ hôi nhiều ở lòng bàn chân.

Thực hiện:

  • Rửa sạch 5 lá trầu không và để ráo.
    • Giã nát lá trầu không và trộn với 1 thìa muối.
    • Sau đó chà xát nhẹ nhàng lên da chân để khử mùi hôi.
    • Nếu có làn da mỏng và nhạy cảm, bạn có thể đun nước với lá trầu. Sau đó ngâm chân để giảm mùi hôi và tránh làm xây xước da.

Điều trị chứng hôi chân với baking soda

Baking soda còn gọi là muối nở, thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên hiện nay phái nữ còn tận dụng nguyên liệu này để chăm sóc da và khử mùi hôi cơ thể.

Baking soda có tác dụng tẩy tế bào chết, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm ngứa ngáy. Vì vậy nguyên liệu này có thể điều trị được chứng tăng tiết mồ hôi ở nách, chân và tay.

Thực hiện:

  • Trộn đều 4 thìa baking soda với 4 thìa nước.
    • Thoa hỗn hợp này lên vùng da chân trong khoảng 3 phút.
    • Sau đó rửa lại với nước ấm.

Khi áp dụng cách chữa hôi chân bằng baking soda. Bạn có thể áp dụng đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên với những người có làn da nhạy cảm. Bạn chỉ nên thực hiện 3 – 4 lần/ tuần để tránh gây kích thích và đau rát da.

Giảm mồ hôi chân với phấn rôm

Phấn rôm chứa thành phần chính là bột talc.

Thông thường sản phẩm này thường được sử dụng để giảm ma sát và bảo vệ làn da của trẻ nhỏ. Tuy nhiên do có đặc tính hút ẩm và giữ cho vùng da khô thoáng nên phấn rôm còn được tận dụng để trị chứng hôi nách và hôi chân.

Thực hiện:

  • Vệ sinh chân sạch sẽ và lau khô bằng khăn sạch.
    • Đổ một lượng phấn rôm vừa đủ lên lòng bàn chân và các kẽ chân
    • Thoa nhẹ nhàng để phấn rôm che phủ đều lên toàn bộ vùng da.
    • Với những người phải mang giày tây hoặc giày thể thao. Có thể rắc trực tiếp phấn rôm vào lớp lót của giày để hạn chế tăng tiết mồ hôi.

Ngải cứu hạn chế mồ hôi và mùi khó chịu

Không chỉ được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Ngải cứu còn được tận dụng để chữa trị một số vấn đề sức khỏe – chẳng hạn như chứng hôi chân.

Tinh chất trong lá ngải cứu có tác dụng khử mùi hôi và làm mềm vùng da ở dưới lòng bàn chân.

Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng chống viêm, sát trùng và giảm ngứa. Vì vậy có thể áp dụng cho một số trường hợp bị hôi chân do nấm móng hoặc nấm kẽ chân.

Thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm ngải cứu.
    • Sau đó đun sôi với 2 lít nước.
    • Đổ vào thau và thêm một ít nước lạnh vào sao cho nước có độ ấm vừa phải.
    • Vệ sinh chân và ngâm với nước trong khoảng 15 phút.

Trà túi lọc giảm hôi chân khi đi giày

Mang giày bít và giày thể thao thường xuyên là nguyên nhân gây hôi chân phổ biến. Để khử mùi hôi chân do nguyên nhân này, bạn có thể tận dụng trà túi lọc.

Với đặc tính khô và háo nước, trà túi lọc có khả năng hút độ ẩm và mồ hôi ứ đọng trong giày. Từ đó giảm mùi hôi ở chân và ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy.

Thực hiện:

  • Sau khi mang giày, bạn nên đặt giày ở nơi khô thoáng.
    • Sau đó có thể đặt trà túi lọc vào bên trong giày để loại bỏ mùi hôi.

Muối biển trị hôi chân nhanh chóng

Mẹo chữa hôi chân bằng muối biển là một trong những cách phổ biến và dễ thực hiện nhất.

Chỉ với 2 – 3 thìa muối biển, bạn có thể giảm mùi khó chịu ở chân. Tẩy tế bào chết và hạn chế cảm giác khó chịu.

Thực hiện:

  • Vệ sinh chân và làm ướt vùng da với một ít.
    • Sau đó cho muối trực tiếp lên da. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút
    • Rửa sạch với nước ấm.
    • Khi áp dụng biện pháp này, bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày để khử mùi hôi chân nhanh chóng. Ngoài ra, mẹo chữa từ muối biển còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nấm móng và nấm kẽ chân.

Trị hôi chân bằng kem đánh răng

Hẳn bạn cũng biết kem đánh răng giúp diệt khuẩn, bảo vệ răng miệng sạch và giữ mùi thơm. Nhưng ít người biết rằng chúng cũng có thể trị hôi chân của mình đấy.

Bạn dùng kem đánh răng để trị hôi chân bằng cách thoa kem đánh răng lên lòng bàn chân. Sau khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước. Thực hiện hàng ngày bạn sẽ cảm nhận được ngay mùi hôi sẽ biến mất.

Cách chữa hôi chân từ củ cải trắng

Sử dụng một củ cải trắng, làm sạch cắt lát đun sôi với 1 lít nước và 1 chút muối. Để nguội rồi ngâm chân vào khoảng 30′ hằng ngày sẽ cũng giúp bạn trị mùi hôi chân một cách hiệu quả.

Lá sung có thể trị mùi hôi chân

Lá sung vò nát đun sôi với nước. Ngày ngâm chân vào nước đó khoảng 2-3 lần/ngày. Ngâm trong vòng 4-5 ngày sẽ có tác dụng.

Tỏi khử mùi hôi chân hữu ích

Dùng 5 củ tỏi giã nát, hòa vào nước ấm. Ngâm chân từ 2-3 lần/tuần sẽ có tác dụng khử mùi hôi chân hiệu quả rất tốt.

Cách chữa hôi chân nào tốt - Quế

Cho khoảng 50gr - 100gr vỏ quế khô đun kỹ với 500ml nước. Để ấm vừa đủ và dùng nước này để rửa và ngâm chân mỗi ngày sẽ giảm được mùi hôi chân đáng kể.

Ngoài ra quế còn dùng để tắm giúp tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẩn sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

Bã cà phê

Bã cafe giống như bất kỳ chất hữu cơ nào khác có tác dụng giải phóng khí mêtan. Ngoài ra, bã cà phê khi phơi khô 1-2 nắng còn nhiều công dụng hiệu quả khác.

Bạn có thể rang bã cafe cho khô rồi cho ra 1 cái thau sạch, để nguội dần rồi đặt chân vào, xoa đều hai chân và các kẽ chân để bã cafe này hút ẩm và khử mùi hôi ở chân của bạn.

Cho phần bã đã dùng xong vào giày đến sáng hôm sau trút bỏ hết ra ngoài để nó hút ẩm và mùi hôi của giày. Nếu không thích mùi cafe bạn có thể tận dụng những cách tự nhiên khác để giảm mùi hôi giày.

Giảm mui hôi chân nhờ cà chua

Từ lâu, người phương Tây đã biết dùng sốt cà chua để khử mùi hôi từ các loài gia súc. Ví dụ: Một con chó bị ướt mưa và có mùi hôi khó chịu cả tuần lễ. Sau đó, họ dùng nước lạnh pha chút sốt và tắm cho chó là mùi hôi sẽ không còn nữa.

Với con người, sốt cà chua cũng có công hiệu không kém. Bạn chỉ cần pha 2-3 lon nước số cà chua vào bồn nước và ngâm chừng 15 phút là giúp khử mùi hôi hiệu quả.

Ngâm chân với giấm

Để áp dụng cách chữa hôi chân này, bạn hãy thêm 2 phần nước ấm vào một phần giấm rồi ngâm chân trong khoảng 15-20 phút. Giấm có đặc tính kháng khuẩn nên sẽ nhanh chóng giúp bạn loại bỏ mùi hôi chân sau một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, người đang có vết thương hở ở chân không nên ngâm chân với giấm để tránh vết thương bị kích ứng.

3 Cách chữa hôi chân bằng phương pháp y khoa

Với một số người, dù đã áp dụng rất nhiều cách trị hôi chân nhưng họ vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Khi đó, họ phải gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách chữa hôi chân bằng biện pháp y khoa, bao gồm các biện pháp sau đây:

Chạy ion

Thuật ngữ y khoa của hình thức điều trị này là iontophoresis. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cho một dòng điện nhẹ chạy qua bàn chân để giảm tỷ lệ đổ mồ hôi chân. Như vậy, theo thời gian, mùi hôi chân sẽ được kiểm soát.

Tiêm botox

Cách trị hôi chân bằng botox này thường được áp dụng cho những người có đôi chân quá nặng mùi. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm botulium hoặc botox vào bàn chân của bạn bằng mũi kim chuyên dụng.

Dù có tác dụng ức chế mùi hôi chân nhanh chóng nhưng những mũi tiêm này có thể khiến bạn bị đau. Kết quả điều trị sẽ kéo dài trong khoảng 3-4 tháng. Sau đó, bạn cần điều trị tiếp để kiểm soát mùi hôi chân.

Dùng thuốc chống mồ hôi chân

Mặc dù theo truyền thống, thuốc chống mồ hôi thường được áp dụng ở khu vực nách hoặc háng nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng trên bàn chân.

Thuốc chống mồ hôi sẽ làm ức chế quá trình tiết mồ hôi ở bàn chân để phá bỏ môi trường hoạt động của vi khuẩn. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc chống mồ hôi có hoạt tính mạnh hơn để sử dụng cho bàn chân.

Hiện nay có rất nhiều cách trị hôi chân để bạn không còn mất tự tin vì loại mùi khó chịu này. Nếu bạn không thể kiểm soát mùi bằng những biện pháp khắc phục tại nhà, hãy đến bệnh viện để bác sĩ hướng dẫn cách chữa hôi chân bằng phương pháp y khoa.

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng hôi chân

Hôi chân kéo dài có thể khiến mùi hôi có mức độ “nồng nặc” hơn trước. Ngoài ra tình trạng này còn ảnh hưởng đến mức độ tự tin, khả năng giao tiếp và một số hoạt động thường ngày.

Khi áp dụng cách trị hôi chân tại nhà, cần kết hợp với việc vệ sinh chân thường xuyên để đạt hiệu quả cao

Vì vậy bạn cần thực hiện các biện pháp sau nhằm hạn chế hiện tượng tăng tiết mồ hôi ở chân:

  • Khi tắm, cần chú ý vệ sinh vùng da chân và móng. Ngoài ra nên cắt móng thường xuyên để hạn chế vi nấm xâm nhập và sinh sôi.

  • Không nên mang vớ cũ và nên thay vớ ít nhất 1 lần/ ngày.

  • Lựa chọn giày có chất liệu thông thoáng hoặc kiểu dáng phù hợp để tránh tình trạng mồ hôi ứ đọng và gây ra mùi khó chịu.

  • Có thể sử dụng sản phẩm xịt giày hoặc xịt chân để chống nấm, hạn chế mùi khó chịu và giảm tăng tiết mồ hôi.

  • Không nên mang giày hoặc vớ còn ẩm, ướt. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây nấm da và ngứa ngáy.

  • Vệ sinh giày thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tồn đọng. Với những loại giày không thể vệ sinh bằng nước, bạn có thể sử dụng khăn ướt lau và đem phơi khi trời nắng. Nhiệt độ từ ánh nắng có thể hong khô giày và tiêu diệt nấm, vi khuẩn.

Áp dụng đều đặn các cách chữa hôi chân tại nhà có thể giảm lượng mồ hôi và mùi khó chịu ở vùng da này. Tuy nhiên nếu tình trạng không có cải thiện, bạn nên thăm khám để bác sĩ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp.