Đau bụng kinh và những điề bạn cần biết

Đau bụng kinh là hiện tượng bình thường, hay gặp mỗi khi đến tháng. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội, kèm theo những biểu hiện bất thường, thì đây có thể dấu hiệu bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng đau bụng kinh và những điều bạn cần biết.

Đau bụng kinh là hiện tượng như thế nào?

Đau bụng kinh là như thế nào?
Đau bụng kinh là như thế nào?

Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt bạn thường lo lắng và căng thẳng vì phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh. Với những người đau nhẹ, đau râm ran thì không sao nhưng có những người cơn đau kéo dài, kèm theo buồn nôn, mệt mỏi. Thậm chí ngất đi thì đó là cả một sự ám ảnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày mà còn gây nguy hại tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Theo các bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Đồng Nai, đau bụng kinh hay còn gọi thống kinh, là hiện tượng đau bụng dưới lúc sắp thấy kinh, trong khi hành kinh hoặc sau khi đã sạch kinh vài này.

Đau bụng kinh có 2 loại:

  • Đau bụng kinh cơ năng (xảy ra ở bạn gái tuổi vị thành niên, sau kỳ hành kinh đầu tiên khoảng 6-12 tháng)

  • Đau bụng kinh thực thể ( do mắc một số bệnh phụ khoa nào đó, yếu tố nội tiết hoặc các bệnh lý khác có liên quan đến chu kỳ kinh).

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là?
Nguyên nhân gây đau bụng kinh là?

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, đến nay nguyên nhân gây đau bụng kinh chưa được xác định rõ ràng. Nhưng theo các nhà khoa học, chứng bệnh này có thể liên quan tới nhiều yếu tố, như: viêm nhiễm, táo bón, chấn động tâm lý, rối loạn hormôn và sự tăng cao nồng độ Prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxygen cho tử cun, làm tăng độ nhạy cảm thần kinh).

Ngoài ra, bệnh lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn tiểu khung, u xơ tử cung,… cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh kéo dài.

Nếu tình trạng đau nhiều, thời gian kéo dài bạn nên nghĩ tới một số bệnh như u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu mãn tính,… Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ.

Đau bụng kinh có những triệu chứng nào?

Triệu chứng đau bụng kinh là cơn đau có thể lan lên xương ức hoặc xuống đùi, có khi đau khắp bụng, kèm theo các dấu hiệu khác như: đau đầu, căng vú, buồn nôn,chướng bụng, đi ngoài, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi…

Những triệu chứng này bắt đầu vào ngày đầu tiên và kéo dài 1-3 ngày. Ngoài ra, ở một số chị em còn xuất hiện hiện tượng chuột rút, tùy vào mỗi người mà mức độ nặng nhẹ khác nhau. Rối loạn kinh nguyệt mối lo rất lớn của chị em

Khắc phục tình trạng đau bụng kinh bằng cách nào?

Khám và điều trị đau bụng kinh như thế nào?
Khám và điều trị đau bụng kinh như thế nào?

Thông thường, mỗi khi bị đau bụng kinh chị em phụ nữ hay tìm đến các loại thuốc giảm đau nhằm giảm tình trạng đau bụng kinh.

Thế nhưng nếu quá lạm dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ lên các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận có thể gây viêm loét dạ dày, độc gan, thận,…

Ngoài ra nếu bạn uống thuốc giảm đau quá nhiều theo thời gian sẽ làm tổn thương nội mạc tử cung, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của bạn. Do đó, trước khi uống bất cứ một loại thuốc nào bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Để giảm triệu chứng đau bụng kinh bạn nên hạn chế sử dụng thuốc và áp dụng theo một số mẹo như:

  • Chườm nước nóng hoặc đắp khăn ấm vào phần bụng dưới để máu kinh lưu thông tốt.
    Lấy gừng tươi giã nhỏ hoặc cắt lát mỏng đắp vào phần bụng dưới khoảng 5 phút.

  • Massage vùng bụng dưới để máu được lưu thông tốt.

  • Tránh các loại thực phẩm lạnh, nhiều gia vị, tươi sống.

Trường hợp đau dữ dội, thường xuyên, đã áp dụng những cách trên những không hiệu quả. Thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Lúc này, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời (nếu có bệnh). Tại đây, tùy vào nguyên nhân, thể trạng cụ thể của mỗi người các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Đau bụng kinh có thể phòng tránh được không?

Giống như nhiều bệnh khác, nếu chị em có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, thì việc phòng tránh tình trạng đau bụng kinh không hề khó. Chị em có thể áp dụng một số hướng dẫn sau:

  • Chế độ ăn uống: Nên ăn đủ chất nhưng hạn chế ăn thức ăn có đồ cay, nóng gây táo bón dễ làm đau bụng kinh nặng thêm. Nên uống nước chanh nóng, dùng các loại vitamin hỗn hợp và chất khoáng có chứa canxi. Nên ăn nhiều rau, trái cây, cá và hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn. Không ăn những thứ có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen,…Không uống cà phê, chè, nước ngọt có ga vì có chất cafein có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

  • Tránh tiếp xúc lạnh : Cần giữ ấm cơ thể trước, trong và sau khi hành kinh. Về mùa thu – đông – xuân, bạn gái không nên bơi lội, tắm rửa bằng nước lạnh, uống nước lạnh, làm việc nơi đồng sâu bởi khi bị kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh, gây đau. Trong những ngày này, nên tắm nước ấm nóng và cho thêm một chút muối vào chậu nước tắm. Khi trời lạnh nên sưởi ấm khi có kinh, vì hơi ấm làm máu dễ lưu thông và tạo cho cơ bắp thư giãn, nhất là vùng xương chậu thường bị co cứng và sưng huyết trong những ngày này.

  • Chế độ vận động, nghỉ ngơi: Vài ngày trước khi có kinh, trong thời gian có kinh và sau kỳ kinh, chị em phụ nữ không nên luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, chỉ nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể. Bạn cũng tránh những xúc động mạnh như giận giữ, căng thẳng, nên giữ cho tâm hồn thoải mái, thư thái, sẽ góp phần làm dịu cơn đau.

Khi bị đau bụng kinh kéo dài hoặc mắc các vấn đề về kinh nguyệt, bạn có thể đến Phòng khám Đa Khoa Đồng Nai, ngụ tại số 203A Phạm Văn Thuận, Biên Hòa để được các bác sĩ giỏi thăm khám và điều trị kịp thời.

Tại đây, chúng tôi có một đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại. Với quy trình khám chữa bệnh đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, chúng tôi hi vọng sẽ làm hài lòng những bệnh nhân khó tính nhất.

Trên đây là thông tin về tình trạng đau bụng kinh và những điều cần biết. Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, hãy nhấp chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo đường dây nóng 0251 381 9288 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.