Tất tần tần về các loại lệnh mua và bán trong Forex

Để việc giao dịch trên thị trường ngoại hối được diễn ra một cách thuận lợi, nhà đầu tư cần nắm vững một số lệnh giao dịch cơ bản. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến trader các loại lệnh mua và bán trong Forex, giúp bạn có thể hiểu và nắm vững cách sử dụng chúng và áp dụng tốt trong giao dịch.

1/ Tổng hợp các lệnh mua và bán trong Forex thường được sử dụng

a/ Market Order

Market order được hiểu đơn giản là 1 lệnh mua hoặc bán 1 cặp tiền tệ theo giá trị tại thời điểm trader thực hiện lệnh trên khung trading của mình

Ví dụ: Cặp tiền tệ USD/CAD đang có tỷ giá là 1.2025/1.2030. Lệnh market order để mua sẽ được thực hiện tại mức giá 1.2030

Với lệnh market order, giao dịch của nhà đầu tư sẽ được đảm bảo thực hiện tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lệnh này là trader sẽ không nhận được giá tốt nhất sẵn có trong trường hợp market đi tới 1 thời điểm cụ thể.

b/ Sell Limit và Buy Limit - Một loại lệnh chờ

Sell Limit: Là lệnh cho phép trader đặt bán với giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Mức giá này sẽ nằm ở tương lai.

Buy Limit: Là lệnh cho phép nhà đầu tư đặt mua với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Mức giá này cũng sẽ nằm ở tương lai.

Ví dụ về Sell Limit:

Cặp tiền tệ USD/CAD đang được giao dịch trên sàn Forex tốt nhất ở mức giá 1.2860. Bạn dự đoán chỉ khi giá đạt mức 1.2895 mới là điểm an toàn để bán.

Bạn sẽ có 2 lựa chọn:

  • Thứ nhất: Bạn quan sát biểu đồ và chờ đợi cho đến khi giá đạt mức 1.2895 rồi vào lệnh Bán (Sell)

  • Thứ hai: trader đặt lệnh Sell Limit, khi giá đạt mức 1.2895 hệ thống sẽ tự khớp lệnh

Ví dụ về Buy Limit:

EUR/USD có tỷ giá hiện tại bằng 1.2070. Trader dự đoán điểm mua an toàn khi giá đạt mức 1.2020.

Bạn sẽ có 2 lựa chọn:

  • Một, ngồi quan sát biểu đồ giá cho tới khi tỷ giá chạm mức 1.2020 thì đặt lệnh Buy.

  • Hai, đặt lệnh Buy Limit với mức giá 1.2020. Sau đó đi làm việc khác

c/ Buy Stop và Sell Stop

Ngược với Buy Limit và Sell Limit là lệnh Buy Stop và Sell Stop

Buy Stop: lệnh có chức năng đặt mua với giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Mức giá này sẽ nằm ở tương lai.

Sell Stop: lệnh đặt bán với mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Tương tự, mức giá này sẽ nằm ở tương lai.

Giá thị trường được biểu thị bằng điểm màu xanh lam.

Trader dự đoán nếu giá chạm đường màu xanh lá, thì nhiều khả năng sẽ diễn ra quá trình đảo chiều từ giảm sang tăng.

Ngược lại, nếu giá chạm mức màu đỏ, thì sẽ xảy ra quá trình đảo chiều từ tăng sang giảm.

Ví dụ về Sell Stop:

Cặp tiền tệ USD/CAD đang giao dịch với mức tỷ giá 1.2860. Trader dự đoán: khi giá rơi xuống mức 1.2835 mới là thời điểm an toàn để bán. Đồng thời, chỉ lúc ấy khả năng đảo chiều tạo xu hướng giảm mới khả thi.

Giá hiện tại = 1.2860 > Giá dự đoán để vào lệnh Sell Stop = 1.2835

Lúc này, bạn có 02 lựa chọn:

  • Nhìn biểu đồ cho tới khi giá chạm mức 1.2835 rồi vào lệnh Sell

  • Đặt lệnh Sell Stop ở mức 1.2835, khi giá đạt đúng hạn mức bạn đặt, hệ thống sẽ tự khớp lệnh.

Ví dụ về Buy Stop:

Cặp tiền tệ EUR/USD đang có tỷ giá hối đoái là 1.2070. Trader dự đoán: chỉ khi nào giá đạt tới mức 1.2080 mới là điểm mua an toàn và cũng chỉ khi đó giá mới đảo chiều tạo xu hướng tăng. Khi ấy, đồng EUR sẽ mạnh lên so với đồng USD.

Giá thị trường hiện tại: 1.2070 < Giá dự đoán để vào lệnh Buy Stop = 1.2080

Trader có 2 lựa chọn:

  • Lựa chọn 01: quan sát biểu đồ giá và đợi cho tới khi tỷ giá đạt 1.2080 thì đặt lệnh Buy. Điều này khiến trader tốn khá nhiều thời gian cho việc chờ đợi

  • Lựa chọn 02: Đặt lệnh Buy Stop ở mức 1.2080, khi giá tăng lên đến mức giá đặt lệnh thì hệ thống sẽ tự khớp lệnh cho bạn.

d/ Stop Loss – Lệnh dừng lỗ

Lệnh dừng lỗ có tác dụng bảo vệ nhà đầu tư tránh tình trạng bị thua lỗ thêm khi giá đi ngược hướng với giao dịch của bạn. Stop Loss sẽ có tác dụng cho đến khi giao dịch được bạn hủy hoặc thanh lý

Giả sử trader mua cặp tiền tệ EUR/USD tại mức giá 1.2070 và bạn đặt Stop Loss ở mức 1.2040. Điều này đồng nghĩa với việc nếu trader dự đoán sai và cặp tiền tệ EUR/USD giảm về 1.2040 thì ngay lập tức hệ thống giao dịch sẽ tự động thực hiện lệnh thanh lý và trader phải chịu thua lỗ 30 pip

Stop Loss đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý rủi ro của nhà đầu tư. Trader chỉ cần đặt Stop Loss cho các lệnh mình đang có và có thể đi làm những công việc khác thay vì ngồi hàng giờ trước máy tính để lo lắng về việc mình bị thua lỗ

e/ Trailing Stop

Trailing Stop thực chất là 1 dạng lệnh dừng lỗ nhưng khi giá biến động nó sẽ biến động theo

Giả sử trader quyết định bán USD/JPY tại mức103.80 với trailing stop 20 pip. Điều này đồng nghĩa với việc mức dừng lỗ của bạn sẽ nằm ở 104.00 và nếu giá giảm xuống 103.50, lệnh trailing stop của trader sẽ là 103.70.

Một điều trader cần nhớ là lệnh dừng lỗ kéo theo sẽ đi thuận chiều với hướng bạn chọn chứ không đi ngược lại. Với ví dụ trên, nếu giá giảm xuống 103.50 thì trailing stop nằm ở 103.70. Nhưng trong trường hợp giá đi ngược lên 103.60 thì trailing stop sẽ không đi ngược lên 103.80 mà vẫn nằm ở 103.70. Do vậy, Trailing Stop vẫn có thể bảo vệ bạn tránh được những thua lỗ nặng nề hơn.

2/ Lời kết

Trên đây là một số loại lệnh mua và bán trong Forex mà trader thường sử dụng khi giao dịch ngoại hối. Hy vọng bạn đã hiểu được chức năng cũng công dụng của từng loại lệnh để có thể sử dụng một cách thành thạo và chính xác nhất.

Xem thêm: Mua bán Forex và những câu hỏi liên quan