Nhung chan thuong trong bong da phui va bien phap khac phuc

Chấn thương thể thao trong bóng đá là điều không thể tránh khỏi mặc dù người chơi đã có nhiều phương pháp ngăn ngừa và bảo vệ. Để hiểu hơn về những chấn thương thường gặp trong thi đấu bóng đá chuyên nghiệp và bóng đá phủi và cách khắc phục bạn hãy đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Căng gân kheo trong trận bóng đá phủi và cách xử lý

Căng gân là hiện tượng khi vùng gân chịu tác động của sự vận động cao. Căng gân kheo thường thấy ở vùng bắp đùi. Và khi tham gia trận bóng đá chuyên nghiệp hay trận bóng đá phủi thì cường độ sử dụng phần cơ, gân đùi là rất nhiều nên dễ dẫn đến tình trạng bị căng gân kheo.

Để giảm tối đa tình trạng này thì các cầu thủ chú ý vận động kỹ trước khi tham gia vào trận động. Vận động đúng và đủ sẽ giúp các nhóm cơ và nhóm gân làm quen với các cường độ áp lực. Đối với việc khởi động thì có khuyến nghị là tối thiểu 20 phút để đảm bảo các nhóm cơ đều được vận động hết

Còn lỡ gặp phải tình trạng này thì bạn thả lỏng cơ thể rồi chường đá lên vùng bị căng. Sau đó bạn băng bó lại phần ấy để cố định nhóm gân, tránh vận động mạnh sẽ làm tình trạng nghiêm trọng hơn.

….

Cách xử lý tại nhà khi gặp chấn thương

Đối với những chấn thương cấp tính, việc đầu tiên bạn cần làm là sơ cứu đúng cách. Bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để sơ cứu đối với trường hợp bị bong gân và trật khớp, cụ thể:

Nghỉ ngơi (Rest): Hạn chế vận động và nghỉ ngơi để giảm đau và dần phục hồi các chấn thương

Chườm lạnh (Ice): Áp lên vùng chấn thương bằng túi chườm lạnh trong vòng 24 giờ sau chấn thương để giảm sưng và đau. Nên chườm lạnh mỗi lần chườm lạnh chỉ nên từ 20 – 30 phút và cách nhau 3 – 4 giờ. Lặp lại liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày sau chấn thương.

Băng bó (Compression): giúp cố định khớp cũng như dây chằng bị sai lệch. Hạn chế băng quá chặt và nên nới lỏng hơn để máu được lưu thông tốt hơn

Chi tiết xem tại: https://bongdaphui.org/chan-thuong-bien-phap-khac-phuc-trong-bong-da-phui/