Home

Văn Đình Sơn Thọ 

Phone : 097.360.4372, email: tho.vandinhson@hust.edu.vn; thovds@gmail.com

(1) Giảng viên Viện Kỹ thuật Hóa học - Đại học Bách Khoa Hà Nội

https://chemeng.hust.edu.vn/index.php/vi/6-can-bo/116-van-dinh-son-tho

(2) Phụ trách kỹ thuật dự án Năng lượng - Môi trường - Công ty cổ phần kỹ thuật môi trường IEC Việt Nam

http://iecvn.com.vn/

Nhiên liệu hàng không bền vững SAF

Chiều ngày 7/3/2024 , Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng đã tiếp và làm việc với ông Koshio Katsuhiko, Chủ tịch Tập đoàn Toyo cùng các cộng sự của Tập đoàn JGC Holdings (Nhật Bản) và đã thảo luận các nhiều vấn đề liên quan đến việc thức đẩy triển khai nhiên liệu SAF tại Việt Nam. Tôi đã được tham dự tại sự kiện này để tham gia thảo luận và trao đổi.

https://www.baogiaothong.vn/doanh-nghiep-nhat-ban-muon-san-xuat-nhien-lieu-hang-khong-ben-vung-tai-viet-nam-192240307163606818.htm

Thăm nhà máy sản xuất xe điện Vinfast 

Thăm nhà máy sản xuất xe điện Vinfast

Dự án An ninh năng lượng đô thị của USAID Việt Nam (VUES), Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (DONRE) và Sở Công Thương TP.HCM (DOIT) đồng tổ chức hội thảo 'Công nghệ và tài chính cho các dự án từ chất thải thành năng lượng' tại TP.HCM vào ngày 11 tháng 4 năm 2023. Hội thảo đã thu hút gần 100 đại biểu (bao gồm các quan chức chính phủ, các nhà đầu tư và phát triển năng lượng từ rác thải thành năng lượng, các ngân hàng và tổ chức tài chính) tham gia thảo luận trực tiếp về các chính sách và cơ chế hiện hành của chính phủ nhằm hỗ trợ các dự án năng lượng từ rác thải tại Việt Nam.

Link báo cáo : https://bit.ly/w2e1404

Tham dự sự kiến tiết kiệm năng lượng cho các hộ công nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm tại Đà Nẵng. Sự kiện do Sở Công thương và USAID tổ chức vào tháng 4/2023

Thảo luận về khoa học và công nghệ với các công ty Hàn Quốc tại Business Center Kotra trong lĩnh vực nhiên liệu thay thế.

Ngày 9/3/2023 tại thành phố Cần Thơ, dự án An Ninh Năng Lượng đô thị do USAID tài trợ đã tham gia hội thảo trình diễn các giải pháp đổi mới sáng tạo và Hỗ trợ tọa đàm về Biến đổi khí hậu với các em sinh viên trường Đại học Cần Thơ trong chuyến làm việc của Tổng Giám Đốc cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tới Cần Thơ.

Nhiên liệu thay thế cho ngành xi măng là yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất và giảm thiểu khí nhà kính. Nhiên liệu thay thế có thể sử dụng gồm rác thải công nghiệp, dầu thải công nghiệp, sinh khối và nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt RDF. Để tìm hiểu cơ hội sử dụng nhiên liệu thay thế trong lĩnh vực xi măng, đầu tháng 8/2022 đoàn chúng tôi gồm có các thành viên đến từ Thành phố Kitakyushu,  Công ty Daiseki Nhật Bản, Công ty tư vấn Azusa SE&E, Viện chính sách môi trường IGES Nhật Bản, Công ty IEC Việt Nam đã đi thăm các nhà máy xi măng tại Việt Nam đang sử dụng nhiên liệu thay thế và thảo luận với các chuyên gia của Viện Vật liệu Xây Dựng về hiện trạng và khả năng sử dụng nhiên liệu thay thế tại các nhà máy sản xuất xi măng tại Việt Nam.

VJST+(IFGTM-5B)+(2022)+25_TH+17403_R3+(doc+duyet+14-10-22) (1).pdf

Sự gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo việc sử dụng rất nhiều nhiên liệu hóa thạch và đã phát thải lớn lượng khí thải ra môi trường.  Tận dụng và khai thác năng lượng từ chất thải thải (EfW) là một giải pháp đã được thế giới áp dụng để quản lý chất thải và góp phần giảm thiểu tác hại đối với môi trường, tạo ra nguồn nhiên liệu mới thay thế nhiên liệu hóa thạch. Tại Việt Nam có thể sản xuất nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt và công nghiệp (RDF) . Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá khả năng sản xuất RDF từ chất thải rắn của nhà máy thu gom rác Bình Sơn huyện, tỉnh Quảng Ngãi qua phân tích đặc tính nhiên liệu thu hồi từ rác thải sinh hoạt.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được đăng tải tại Tạp chí Khoa học Công nghệ tập 60 năm 2022. Xin được giới thiệu tới bạn đọc.

baocao3May.pptx.pdf

Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh về nhu cầu năng lượng nhằm phục vụ cho quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá với tốc độ gia tăng gần 10% mỗi năm. Song song với đó, các đô thị lớn cũng phải đối diện với tình trạng thiếu hụt năng lượng, việc sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng chưa hiệu quả và đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường.  Dự án An ninh Năng lượng Đô thị Việt Nam do USAID tài trợ là dự án 4 năm (2019-2023) với ngân sách 14 triệu đô la và có mục tiêu thúc đẩy triển khai các giải pháp năng lượng phân tán tiên tiến ở các khu vực đô thị tại thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Dự án cũng hỗ trợ triển khai các giải pháp năng lượng phân tán tiên tiến như điện mặt trời áp mái, xe điện, điện rác và các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả khác.

Tôi được mời tham gia giảng dạy khóa đào tạo về W2E cho các Ngân Hàng tại Việt Nam bao gồm Vietcombank, OCB, HFIC, Techcombank về Hiện trạng, thách thức và Cơ hội của các dự án W2E tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố HCM trong tháng 6,7/2022. Xin giới thiệu nội dung khóa đào tạo tới bạn đọc.

Trân trọng.

Quá trình đốt rác sinh hoạt phát điện đã và đang được áp dụng tại Việt Nam. Lựa chọn công nghệ xử lý khí cho quá trình đốt rác phụ thuộc vào các yếu tố: tuân thủ các quy định của Việt Nam về nồng độ của các chất ô nhiễm trong khí thải, chất lượng của rác thải đầu vào và cấu hình của lò đốt… Hiện nay với nhà máy đốt rác phát điện công nghệ xử lý khí bao gồm hệ thống SNCR, quá trình bán khô xử lý khí axit, lọc bụi túi vải. Thiết bị của hệ thống xử lý khí của được nhập khẩu toàn bộ. Với những lò đốt rác sinh hoạt công suất trên 100 tấn/ngày do Việt Nam thiết kế chế tạo đang áp dụng công nghệ SNCR kết hợp với quá trình xử lý khí ướt để xử lý khí. Trong tương lai rất cần thiết cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý khí của các dây truyền đốt rác sinh hoạt công suất trên 100 tấn/ngày để đáp ứng tốt hơn về chất lượng khí thải. 

baocaoVanDinhSonTho.pptx.pdf

Quảng Ninh là tỉnh có công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển mạnh và trên cơ sở đó hình thành các cụm công nghiệp lớn về khai khoáng, sản xuất điện năng, sản xuất vật liệu xây dựng và các khu công nghiệp. Với xu hướng chuyển dịch nền công nghiệp từ “ Nâu” sang “ Xanh”, tỉnh Quảng Ninh đã có những chính sách để khuyến khích chuyển dịch giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch và khuyến khích sử dụng nguồn nhiên liệu năng lượng thân thiện hơn với môi trường.

Tháng 12/2021, Trung tâm Trung tâm Ứng dụng và Thống kê Khoa học và Công nghệ của  Tỉnh Quảng Ninh đã mời báo cáo về việc và trao đổi các định hướng ứng dụng công nghệ mới để xử lý rác thải, sản xuất nhiên liệu từ rác thải và chất thải nông nghiệp và công nghiệp.


Tham luận Hội nghị HH BVMT tỉnh Quảng Ngãi lần 6 rev by AS 20201222.pdf

Trong năm 2021, trên cơ sở hoạt động thực tiễn hơn 20 năm tại lĩnh vực xử lý chất thải, Công ty Môi trường Lilama EME và PGS.TS Văn Đình Sơn Thọ đã có báo cáo trình bày về vấn đề " Xu hướng xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, các tồn tại và khó khăn tại địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp". Buổi báo cáo theo đơn đặt hàng của Hiệp hội môi trường phối hợp với Sở TNMT của địa phương. Xin gửi tới các bạn nội dung báo cáo.

Trong khuôn khổ hội thảo thường niên lần thứ 11 của Hiệp hội Quản lý Chất thải bền Vững và Kinh tế tuần hoàn năm, 2021 được tổ chức tại Ấn Độ. Tại khu vực Việt Nam và Đông Nam Á, báo cáo về Chuyển hóa rác thải thành nhiên liệu thay thế bằng công nghệ thủy nhiệt của PGS.TS Văn Đình Sơn Thọ đã đươc lựa chọn trình bày để giới thiệu giải pháp mới về xử lý chất thải rắn và chuyển hóa thành nhiên liệu có khả năng thay thế than tại các nhà máy công nghiệp.

Xin gửi tới bạn đọc nội dung báo cáo.


Presentation for Indian conference.pptx.pdf