Fabet đưa tin HAGL của bầu Đức phản pháo mạnh mẽ vì bị VFF cảnh cáo

Hồi đầu tháng 10/2022, Ban cấp phép của Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã thông tin đến giới truyền thông rằng chỉ có 9/13 đội bóng đang tham dự 2022 đủ điều kiện được cấp phép tham dự V-League 2023. Theo Ban cấp phép VFF, HAGL và Thanh Hóa đã không đáp ứng được tiêu chí cấp phép nhân lực hành chính hạng B (tiêu chí bắt buộc) trong Ban huấn luyện theo kiểm tra của Ban cấp phép VFF.


HAGL bị VFF cảnh cáo vì HLV thể lực thiếu bằng cấp theo yêu cầu của AFC.

Hai đội bóng này vẫn được cấp phép dự giải vô địch quốc gia 2023 kèm án phạt cảnh cáo lần đầu chứ không phạt tiền. HAGL và Thanh Hoá được dự các giải bóng đá chuyên nghiệp 2023 nhưng phải khắc phục vào mùa giải tiếp theo. Cụ thể, đội bóng nhà bầu Đức bị cảnh cáo vì HLV thể lực chưa có đầy đủ bằng cấp theo yêu cầu của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

Chiều 12/10, đội bóng nhà bầu Đức đã chính thức có công văn gửi đến VFF, để phản pháo kiến nghị cảnh cáo kể trên. Công văn của HAGL do Giám đốc điều hành Nguyễn Tấn Anh (Uỷ viên Ban chấp hành VFF) ký có nội dung:

“Qua các phương tiện truyền thông, chúng tôi đã nhận được quyết định đề nghị cảnh cáo của VFF. Là một thành viên tích cực của VFF trong suốt hơn 20 năm qua với nhiều đóng góp trong từng giai đoạn thăng trầm của bóng đá Việt Nam, việc CLB thiếu tiêu chí bằng cấp HLV thể lực đội 1 có xứng đáng nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo hay không?


Xem thêm: soi kèo nhà cái

Trong hai năm 2020, 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-10, Chính phủ, các ban ngành và nhân dân cả nước tập trung ưu tiên chống dịch cứu người. Năm 2022, khi đại dịch đã từng bước khống chế, bóng đá Việt Nam đã trở lại, các CLB chuyên nghiệp tuân thủ tốt trong quá trình tham gia các giải đấu từ các cấp độ trẻ đến chuyên nghiệp, trong đó đóng góp các tuyển thủ cho các đội tuyển quốc gia tham gia các giải đấu quốc tế...

Trong điều kiện dịch bệnh, việc các CLB vẫn còn thiếu một số tiêu chí trong cấp phép do những điều kiện khách quan hoặc một lý do bất khả kháng cần có thời gian để hoàn thiện (những tiêu chí này không ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển CLB như thiếu hụt tài chính, nợ lương HLV, cầu thủ; nợ thuế Nhà nước; nợ tiền khách sạn, nhà hàng vì không có khả năng chi trả....).

Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo các CLB luôn nỗ lực cao nhất trong khả năng có thể để xây dựng đội bóng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, từ đó thu hút sự quan tâm của người hâm mộ, các nhà tài trợ. Có thể nói, đó phải là điều đáng được VFF ghi nhận nhất dành cho những doanh nghiệp đầu tư cho bóng đá.

Hằng năm, các doanh nghiệp đầu tư từ 60 - 70 tỉ đồng, thậm chí hơn 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ vì thiếu một tiêu chí, VFF đã vội vàng ra quyết định cảnh cáo các CLB và thông báo lên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hình ảnh của các CLB, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kêu gọi các nhà tài trợ và thu hút người hâm mộ ủng hộ đội bóng.

Việc ra quyết định như vậy có hợp lý, hợp tình, có đúng với phương châm của VFF là “ngôi nhà chung của bóng đá Việt Nam, vì bóng đá Việt Nam”? Bằng công văn này, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến chính thức của lãnh đạo VFF”.