CHAMPIONS LEAGUE KHÔNG CÓ CHỖ CHO CẦU THỦ ANH

Người Anh không nên thắc mắc thêm về việc tại sao giải đấu của họ “hấp dẫn nhất”, mà đội tuyển của họ thì thi đấu vật vờ suốt thời gian qua. Đơn giản bởi vì nhìn vào đấu trường danh giá nhất châu Âu, Champions League, người ta không thấy bóng dáng các cầu thủ Anh đâu nữa.

CÁCH ĐỨC VÀ TÂY BAN NHA RẤT XA

Ở vòng bảng Champions League 2014/15, chỉ có tổng cộng 21 cầu thủ người Anh được ra sân trong màu áo các CLB. Đây là con số thấp nhất 5 mùa gần nhất, thấp hơn mùa “đỉnh cao” 2012/13 tới 12 cầu thủ. Nhưng phải so với các quốc gia xung quanh mới thấy thực trạng đã tới mức đáng báo động thế nào với người Anh ngoai hang anh. Trên BXH 5 năm của UEFA, Đức và Tây Ban Nha có điểm số tương đương với Anh, nhưng số cầu thủ Đức góp mặt ở Champions League mùa này lên tới 51 (gấp gần 2,5 lần Anh), trong khi với TBN là 75 (gấp 3,5 lần Anh)!

Tổng cộng, 21 cầu thủ Anh chỉ cùng nhau có mặt trên sân gần 6.000 phút. Con số này kém cả Hà Lan, Bỉ, Italia, Pháp, Bồ Đào Nha và đương nhiên kém xa những Đức, TBN. Brazil vẫn là quốc gia tạo được ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ nhất ở UEFA Champions League, thể hiện qua việc cầu thủ của họ cùng nhau độc chiếm ngôi đầu trên bảng xếp hạng về số phút thi đấu. Nhưng TBN cũng tỏ ra không hề kém cạnh, trong khi Đức theo khá sát phía sau, bất chấp thực tế là cầu thủ Đức rất “ngại” ra nước ngoài.

NGƯỜI ANH CŨNG KHÔNG DÙNG CẦU THỦ ANH

ĐKVĐ Premier League chỉ có 3 cầu thủ Anh chơi tại Champions League và duy nhất Joe Hart (trái) được đá chính

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng buồn nói trên là ngay cả các CLB Anh cũng không chịu dùng cầu thủ nội. ket qua truc tuyen Man City chỉ dùng có 3 cầu thủ bản địa, và dùng một cách khá hạn chế (trừ Joe Hart). Chelsea khá hơn với 4 người, nhưng trong đó chỉ có Terry và Cahill đá chính. Arsenal, từng bị chỉ trích là sính ngoại, nay đang trở thành đội chuộng nội hàng đầu với việc cho ra sân 7 cầu thủ Anh. Vấn đề là con số này kém xa số người Đức trong đội hình Dortmund, Schalke (cùng 11), số người TBN trong đội hình Barca (12), và đặc biệt là Bilbao (19).

Khi mà đến cả các đội bóng Anh cũng không chịu dùng người Anh, không có gì lạ khi các CLB nước ngoài cũng quay lưng với họ. Thực ra, trong số 32 CLB đã tham dự vòng bảng, chỉ có Roma là CLB nước ngoài dùng cầu thủ Anh (Ashley Cole). Nhưng Cole cũng không được xuất hiện nhiều. Trong 6 trận vòng bảng, có 2 trận anh ngồi dự bị, 1 trận không được đăng ký, 1 trận vào sân từ phút 46, và 1 trận khác ra sân từ phút 46!

Đầu mùa, chính Cole đã kêu gọi các cầu thủ Anh nên tích cực ra nước ngoài thi đấu hơn. Nhưng nhìn những gì đang xảy ra với Cole, hẳn là không có nhiều đàn em dám nghe theo lời kêu gọi ấy. Cầu thủ Anh sẽ tiếp tục “trú ẩn” ở vùng an toàn Premier League. Tuy nhiên,lich thi dau ngay cả ở nơi ấy họ cũng đang bị lấn át bởi làn sóng cầu thủ ngoại, và những “home-grown” có quốc tịch... lạ hoắc.

Và khi chính người Anh còn bỏ rơi người Anh, thì đội tuyển của họ còn lâu mới theo kịp những đội tuyển hàng đầu, như Đức hay Tây Ban Nha.

Xem lại luật “home-grown”!

UEFA quy định mỗi CLB khi đăng ký danh sách 25 cầu thủ dự các cúp châu Âu phải đưa vào ít nhất 8 cầu thủ thuộc dạng “home-grown”. Home-grown, cũng theo UEFA, là những cầu thủ được đào tạo ít nhất 3 năm ở CLB hiện tại trong độ tuổi từ 15 đến 21. Đây có thể xem là một quy định nhằm khuyến khích các CLB tạo cơ hội cho các tài năng trẻ trong nước.

Nhưng trong khi phần lớn các quốc gia đều chấp hành một cách tích cực yêu cầu này, các CLB Anh lại đối phó bằng cách đưa những cầu thủ nước ngoài về khi họ còn trẻ. Kết quả là chỉ 77% cầu thủ “home-grown” ở Anh đủ khả năng chơi cho ĐT Anh, trong khi con số này ở Đức là 96%, Pháp 93%, TBN 92% và Italia là 79%.