Quyền quyết định

Báo chí bong da ngoai hang anh thường viết rằng HLV này đã quyết định chi bao nhiêu tiền chiêu mộ cầu thủ nọ. Rảo một vòng qua những đội bóng lớn, cái quyền ấy thực ra chỉ đúng với một mình Arsene Wenger ở Arsenal mà thôi.

Arsene Wenger là vị HLV quyền lực nhất Premier League.

1. Trong số các đội bóng tên tuổi lớn của bóng đá Anh, chắc chỉ còn duy nhất Arsenallà nơi mà HLV trưởng nắm quyền trực tiếp và toàn diện về chuyên môn. Nhật báo bong da so Guardian bình luận Arsene Wenger đúng nghĩa là ông chủ trên cái vương quốc mà ông đã xây dựng suốt 19 năm qua, bởi vì tầm ảnh hưởng của Wenger đã lan rộng đến mọi ngóc ngách CLB. Theo đó, Wenger luôn có tiếng nói cuối cùng trong việc mua bán cầu thủ.

Để hỗ trợ Wenger, ban lãnh đạo Arsenal đã lập ra nhiều hệ thống xung quanh ông. Họ mua cả StatDNA, một công ty phân tích dữ liệu bóng đá nhằm xác định những mục tiêu tuyển mộ tiềm năng. Mặc dù vậy, Wenger chủ yếu vẫn chỉ dựa vào đôi mắt của chính ông và một số chuyên viên săn tìm cầu thủ mà ông tin cậy. Những mục tiêu được “duyệt” sẽ giao cho Dick Law – người chịu trách nhiệm chính trong việc thương thảo.

2. Với Chelsea, việc tuyển mộ cho đội hình hạng Nhất đương nhiên vẫn rất cần ý kiến của HLV trưởng Mourinho và Giám đốc Kỹ thuật Michael Emenalo. Nhưng phụ thuộc là một chuyện, quyền quyết định lại là một chuyện khác. Mourinho và Emenalo chỉ vạch ra các vị trí cần tăng cường, xác định những cầu thủ cần đưa về và rồi phối hợp với nhau lập ra một danh sách để… đệ trình lên trên. Từ đó, nên mua cầu thủ nào và không nên mua cầu thủ nào, quyết định ấy bao giờ cũng thuộc về nhà tỷ phú Roman Abramovich.

Có thể bạn quan tâm đến lich thi dau bong da anh mùa này.

Theo báo Guardian, các cuộc trao đổi giữa ông chủ CLB và ban huấn luyện thường đi qua một trung gian: Marina Granovskaia. Đây là một cố vấn đặc biệt của Abramovich, một nữ giám đốc của Chelsea và là một nhân vật đang ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn. Sinh ra ở Nga nhưng có quốc tịch Canada, bà Marina nói được nhiều thứ tiếng và đang phụ trách gần như toàn bộ việc thương thảo của CLB – bao gồm thương thảo với đối tác khi mua/bán cầu thủ, thương thảo với cầu thủ/quan chức của chính Chelsea khi ký mới hợp đồng.

3. Kể từ khi Brendan Rodgers nhậm chức HLV trưởng Liverpool vào năm 2012 đến nay, mọi hoạt động mua bán cầu thủ đều được thông qua bởi một tiểu ban bao gồm 6 người. Đó là Rodgers, Dave Fallows (đứng đầu bộ phận tuyển mộ), Barry Hunter (phụ trách việc săn tìm tài năng), Michael Edwards (đứng đầu bộ phận phân tích chuyên môn), Ian Ayre (giám đốc điều hành) và Mike Gordon (chủ tịch). Điều này có nghĩa những… thất bại to lớn ở mùa bóng 2014-2015 là trách nhiệm của cả 6 chứ không phải riêng một người nào!

Thất bại, thật vậy. Mùa hè năm ngoái, Liverpool đã rót tới 117 triệu bảng Anh vào 9 cầu thủ mới nhưng vẫn sa sút thảm hại so với mùa trước đó: ghi bàn chỉ còn bằng phân nửa, số trận thua tăng lên gấp đôi và văng khỏi nhóm 4 đội dẫn đầu. Sau khi chiến dịch 2014-2015, những tưởng cái “tiểu ban chuyển nhượng” ấy phải bị dẹp hoặc ít ra thì cũng phải thay đổi nhân sự. Rốt cuộc, nó vẫn được giữ, 6 thành viên vẫn đủ cả 6, và Liverpool đang hối hả chiêu mộ hết cầu thủ này đến cầu thủ khác. Hãy chờ xem mùa tới hiệu quả thế nào.

4. Ở Man City, Giám đốc Thể thao Txiki Begiristain là người chịu trách nhiệm chính trong khâu chuyển nhượng. Giám đốc Điều hành Ferran Soriano cũng có tiếng nói rất quan trọng về các mục tiêu tuyển mộ trong tương lai. Mặc dù vậy, rất hiếm khi nào hoặc cũng có thể nói là không bao giờ họ ép buộc HLV trưởng Pellegrini phải nhận vào một cầu thủ nào đó.

Với Man.United thì khác. Phó chủ tịch điều hành Ed Woodward đã công khai tuyên bố rằng mọi cầu thủ được chiêu mộ đều là do HLV trưởng Van Gaal chọn. Ông Van Gaal xác định các mục tiêu trên thị trường chuyển nhượng và việc của Woodward là mang những cầu thủ ấy về. Nói cách khác, tiếng nói Van Gaal cũng trọng lượng y như Wenger ở Arsenal, mặc dù cái kinh đô Old Trafford này chưa thể gọi là thái bình thịnh trị như Wenger với Emirates Stadium.