Hội đồng vũ khí.

Vũ khí không phải là hàng hóa, nó quyết định đến vận mệnh quốc gia, có tính thống nhất chứ không theo các quy luật cạnh tranh thương mại, nên khi đánh giá, định hướng và đầu tư sản xuất, mua bán vũ khí, người ta không thể để các quy luật cạnh tranh thương mại, quảng cáo, cảm tính, nông cạn... làm ảnh hưởng đế trang bị quân sự. Nói rõ hơn, người ta lập các hội đồng khoa học kỹ thuật vũ khí để tập trung nguồn lực của một hay nhiều nước vào việc phát triển một vũ khí nào đó, sao cho nó được dẫn đường bởi những kiến thức đúng đắn sâu sắc nhất, chứ không phải số đông tạp nham, đa phần thiếu kiến thức và bị các thế lực vụ lợi bóp méo các cảm tính.

Chính vậy, trong lịch sử đã có nhiều hội đồng vũ khí cấp quốc gia được thành lập. Các hội đồng này không như viện hàn lâm, cũng không giống các viện nghiên cứu chuyên ngành. Các hội đồng này thường tồn tại trong một giai đoạn nào đó, chúng tổ chức, đặt mục tiêu, định hướng, đánh giá, chọn lựa và tổ chức sản xuất, sử dụng một loại vũ khí nào đó. Cũng có những hội đồng tồn tại lâu, hoạt động rộng như "Hội đồng Khoa học Pháo binh" Nga tk18, tk19. Nhưng cũng có những hội đồng phục vụ cho một loại vũ khí cụ thể. Ví dụ, "Hội đồng Thuốc súng Không khói" Anh cuối tk19 hình thành và tồn tại chỉ để cho ra thuốc súng cordite.

Đa phần trong các trường hợp, quyết định của các hội đồng vũ khí đúng đắn đi ngược quyền lợi của những nhà sản xuất vũ khí, mặc dù, các hội đồng liên hệ mật thiết với những nhà công nghiệp và chính các nhà công nghiệp sẽ tham gia vào phát triển và sản xuất vũ khí. Ví dụ, việc làm giảm giá vũ khí thông dụng, thiết kế sao cho chúng dễ làm... sẽ làm giảm lợi nhuận của những nhà công nghiệp nhận trách nhiệm sản xuất sau này, đồng thời, việc dễ dàng sản xuất ở nhiều hãng khác nhau sẽ làm mất độc quyền của các hãng có công nghệ tiên tiến, độc đáo. Nhưng, việc trên lại tạo thuận lợi cho việc huy động nguồn lực cả nước hay nhiều nước sản xuất vũ khí với tốc độ lớn trong những điều kiện gắt gao của chiến tranh tổng lực.

Ngoài việc chọn các giải pháp kỹ thuật phổ biến như là một ưu thế, việc quản lý bản quyền cũng tổ chức làm sao để đạt được mục tiêu như trên. Thông thường, các vũ khí hội đồng có bản quyền sở hữu toàn quốc, nhờ đó, việc tổ chức sản xuất ở nhiều nơi dễ dàng. Thông thường nhất, hội đồng phát triển các tiêu chuẩn về thiết kế, công nghệ chế tạo và từ đó, các hãng nhận sản xuất sẽ tuân thủ, chứ không phải là một thiết kế cụ thể. Ta lấy ví dụ, xe tăng T-34 thật ra có rất nhiều loại thiết kế, với các công nghệ hàn, đúc, cắt khác nhau, với các chất liệu khác nhau, trang bị động cơ, thiết bị và vũ khí khác nhau... được sản xuất ở nhiều nơi và mỗi nơi sẽ đề nghị thiết kế của mình, nếu chính phủ thấy hợp với tiêu chuẩn sẽ duyệt.

Phần lớn các hội đồng xuất hiện trong những thời gian mà kỹ thuật và kinh tế thay đổi nhanh chóng, cần một vũ khí mới nào đó thay thế cho loại cũ. Ví dụ, Hội đồng Súng trường Đức đã thiết kế và chấp nhận khẩu G88 (1888) hay chấp nhận khẩu Mauser thành G98. Cũng thời gian đó, bên Nga cũng có hội đồng tương tự, Hội đồng Súng trường Nga đã chọn lựa các đặc điểm súng từ khắp châu Âu và cho ra khẩu Mosin.

Hội Đồng Khoa Học Pháo Binh Nga là một trong những hội đồng vũ khí thành lập rất sớm, tồn tại lâu và ảnh hưởng lớn. Hội đồng này có vai trò quan trọng trong việc phát triển pháo, từ các khẩu pháo dầy nặng trước đây, thành các khẩu pháo dã chiến dễ di chuyển, có hình dáng nòng phức tạp, mỏng, nhẹ mà vẫn bắn xa đầu tk19. Hội Đồng làm tất cả mọi việc, từ nghiên cứu tính năng quân sự đến công nghệ sản xuất, từ điều lệnh thông tin, liên lạc, chỉ huy, chiến đấu và luyện tập pháo... đến việc tổ chức biên chế pháo, hay đóng vai trò phổ biến kiến thức về pháo, nhờ đó, làm thái độ Quốc Dân với pháo trở nên đúng đắn. Ngày nay, Bảo Tàng Pháo Binh và Thông Tin vẫn trưng bầy nhiều loại pháo từ tk17, cả của Nga nhập khẩu, đặt hàng nước ngoài sản xuất theo thiết kế của Nga hay mua nguyên pháo nước ngoài, cho đến các pháo các thời kỳ, cả những khẩu pháo thử nghiệm-tành công hay không thành công, hay pháo lễ mang tính lịch sử như khẩu pháo khảm vàng bạc đúc nhân chiến thắng Poltava... Ngay cả khi chính quyền Nga suy đồi, không đầu tư cho hội đồng, nhập khẩu pháo nước ngoài để tham nhũng... trong một thời gian dài thì hoa học pháo binh Nga không vì thế mà lùi bước, vì hội đồng đã để lại vốn kiến thức khổng lồ, bao gồm cả những chương trình đào tạo và huấn luyện sỹ quan binh lính bắt buộc, hay những kiến thức khoa học và những nhà khoa học hy sinh thân mình tiết tục nghiên cứu, hay đơn giản là dân chúng hiểu đúng và sâu về pháo. Ngay sau khi thành lập Liên Xô, Pháo Binh Nga nhờ đó phục hồi nhanh chóng vị trí số một Thế giới. Chúng ta có thể thấy, Nga và Liên Xô không bao giờ thiết kế hay sản xuất những khẩu pháo khổng lồ mà các nước khác sử dụng trên tầu chiến hay trên bộ, được chứng minh hết sức vô dụng trong chiến tranh, bất chấp việc ngốn những nguồn lực khổng lồ, một sai làm tầm cỡ Thế giới mà Đức Pháp Anh Ý Mỹ Nhật... đều mắc phải trước WWII. Trong khi đó, những khẩu dã pháo của lục quân Liên Xô vượt trước thời đại xa vời. Ví dụ, các khẩu 122mm được cải tiến từ các phiên bản lựu pháo nhập khẩu M1909, M1910 (cả nhập nguyên bộ và lấy thiết kế Nga thuê gia công), cải tiến lớn diễn ra trước WWII, thế nhưng đến 1970, 1971, 1972... vẫn thắng tưng bừng các pháo to lớn hiện đại, như Longtom 203mm hay M107 175mm nòng dài "vua chiến trường", như Đường 9-Nam Lào, ta chưa dùng pháo hiện đại M46 thiết kế sau WWII, mà pháo mạnh nhất chỉ là 122mm nòng dài cổ lỗ.

Các Hội Đồng về súng trường với các tên khác nhau đã được thành lập ở nhiều nước cuối tk19, cho ra đời kiểu súng trường và đạn dùng cho đến ngày nay. Thế nhưng không phải ở nước nào các hội đồng này cũng làm việc hiệu quả.

Ví dụ, ở Pháp. Từ thời Cách Mạng, Napoleon đã thành lập những quân xưởng lớn sở hữu quốc gia như MAS, MAT... vẫn còn đến ngày nay. Điều này cũng giống như những quân xưởng khổng lồ tồn tại từ thời Piotr Đại Đế bên Nga. Nhưng chế độ chính trị Pháp thay đổi nhiều lần, đã làm méo mó tính chất phục vụ công cộng của các cơ sở này. Nước Pháp áp dụng khá nhiều phát kiến tiên tiến vào súng trường, ví dụ, kiểu đầu nhọn spitz được áp dụng trong kiểu đạn Lebel Model 1888 B, trước hơn 10 năm quê hương Đức. Hay đạn Pháo dùng tấm mỏng, đi trước các nước khác nhiều. Nhưng các sáng kiến này không được đầu tư nghiên cứu sâu, dẫn đến hiệu quả không bao nhiêu và nhiều khi bỏ đi. Đến đầu tk20, Pháp có mấy loại súng trường, mỗi loại có nhiều loại đạn, đạn Lebel có cả đạn bi cầu cổ lỗ nòng trơn, lắp trong vỏ đạn đồng và thuốc tấm dẹt tiên tiến !!! Nhiều khi cùng một mác súng như Lebel có nhiều loại đạn cho các loại nòng khác nhau không dùng lẫn, như nòng bắn đạn spitz xoắn ít, nòng bắn đạn trụ xoắn nhiều, nòng đạn bi trơn... Và tuy dùng spitz trước, nhưng nước này đến tận năm 1916 mới ngừng không thiết kế các mẫu súng dùng đạn cổ !! trong khi đó, Đức trước 1902, Mỹ 1906 và Nga 1908.

Gian đoạn sau cũng vậy, MAS phát triển súng trường tự động rất sớm, thế nhưng sau nửa thế kỷ, mẫu súng mới được chấp nhận trong quân đội Pháp với tên MAS-49, mà trước đó 2 năm, Liên Xô đã cho ra AK-47, thế hệ súng trường hoàn toàn mới.

Vào những thời chính quyền suy đồi, thì các hội đồng làm việc yếu kém, và các nhà khoa học bị ngắn trở, đến lượt mình, khoa học bị ngăn trở tác động làm chế độ suy đồi thay đổi. Ví dụ, nước Nga đầu TK20. Chính quyền thối nát chỉ muốn bán mọi thứ ra nước ngoài để tiện bề tham nhũng. Ngay cả khẩu Mosin danh tiếng, được thiết kế sao cho rất dễ chế tạo, cũng bị bán các hợp đồng sản xuất ra nước ngoài. Trong khi đó, các nhà thiết kế súng Nga gọi thời kỳ này là "thời kỳ hy sính toàn diện", họ không được sự ủng hộ nào từ chính quyền, quân đội hay các nhà công nghiệp. Khẩu súng máy duy nhất trong số rất nhiều thiết kế được cấp vốn nghiên cứu thử nghiệm là Fedorov Avtomat, có lẽ do nó đi trước thời đại 30 năm, đây là khẩu súng theo nguyên lý chiến đấu súng trường xung phong đầu tiên trên thế giới. Chính trong thời này, các nhà khoa học chế súng Nga đã liên hệ rồi gắn bó với nhau trong các nhóm tương trợ nhau nghiên cứu, và tất cả hộ đều đứng về phía Hồng Quân sau này, thiết kế ra những khẩu súng danh tiếng, tốt bậc nhất Thế giới. Ví dụ, Degtriarev là một công nhân, một người lính, được nhà khoa học lý thuyết Filatov tạo điệu kiện và dạy dỗ, rồi tiếp Fedorov-một sỹ quan khoa học, đồng thời, các nhà khoa học, các sỹ quan đã có các ý kiến thiên tài trên góc nhìn một người thợ, một người lính. Filatov đã cùng tính toán với Fedorov khẩu súng Fedorov Avtomat. Sau khi cách mạng vừa mới bắt đầu, Fedorov và Degtriarev cùng nhau xây dựng nhà máy súng máy đầu tiên ở Nga, nhà máy vũ khí chủ yếu của Hồng Quân sau này tại Korvor, ở đây, hai ống vừa chỉ huy sản xuất, vừa tiếp tục phát triển các vũ khí mới và cho ra DP nổi tiếng.

Việc bán các hợp đồng sản xuất vũ khí sang Pháp để tham nhũng đã dẫn đến đổ vỡ quan hệ đồng minh tự nhiên truyền thống với Đức sau 200 năm, cùng hàng loạt những đổ vỡ khủng khiếp hơn nữa trong xã hội, tất cả những điều đó đã chôn vùi chế độ suy vong và Hoàng Tộc hủ lậu hết sức nhanh chóng.

Ở Anh, Viện hàn Lâm đãc tồn tại lâu đời. Nhưng Viện này yếu thế, chỉ ảnh hưởng được với các vấn đề lý thuyết, văn hóa, nghệ thuật... Những mặt về công nghiệp, động chạm nhiều quền lợi, thì nước Anh bị theo túng bởi các thế lực vụ lợi, đặt quyền lợi của hãng, cá nhân hay công ty lên trên quyền lợi Quốc gia. Những vẫn đề như thế, các Hội đồng không được thành lập hoặc thành lập hình thức cốt để mua lấy các ý bồi rẻ tiền. Ví dụ, nước Anh sử dụng kiểu nòng súng đa giác suốt nhiều năm ở TK19, kiểu nòng này hết sức phi lý, không khít đạn, gia công súng khó, đạn đắt... trong khi đó các nước Pháp, Phổ, Áo-Hung cùng thời dùng gờ xoắn như ngày nay một cách rộng rãi.

Ví dụ rõ nhất về việc nước Anh chi những khoản tiền lớn, lâu dài... vào những việc vô ích là các tầu buồm mang pháo "Ship Of The Line". Nhưng việc ngớ ngẩn này được các hãng vú khí mượn danh "yêu nước" xây dựng và bảo vệ, quảng cáo rộng rãi.... phục vụ cho quyền lợi của mình. Từ cuối TK18 và đầu TK19, nước Anh đã đầu tư lâu dài đónng các tầu chở pháo lớn, mỗi tầu hàng trăm pháo. Trong khi đó đẳng cấp kỹ thuật các pháo này cổ điển, mặt cắt nòng hình tam giác chứ chưa thuôn eo, như từ thời cổ đại. Đô Đốc Horatio Nelson, khi chỉ huy trận đánh Trafalgar, đã sử dụng phương pháp chiến đấu thời Hy Lạp cổ, tức dùng đội hình mũi tên dài lao vào tầu địch rồi giáp lá cà, giành toàn thắng. Nhứng giàn pháo khổng lồ xây dựng cả trăm năm mới có gẫy gục trước giáp lá cà. Nếu như Horatio Nelson được lựa chọn, ông sẽ chọn các thuyền chèo tay thời Hy-La, tốc độ cao, có mũi nhọpn RAM đâm chìm tầu địch, có sàn và mũi tiện giáp lá cà. Và quan trọng nhất, số tiền để đóng vài chục "Ship Of The Line" trên đóng được hàng trăm hàng ngàn thuyền chèo tay hai tầng thời cổ. Thế nhưng, ngân sánh hoang phía khổng lồ hàng trăm năm thì cũng nuôi béo sâu mọt hàng trăm năm, không có các Hội Đồng đủ mạnh, các quyết sách được định đoạt bởi các tiểu thư, công tử không bao giờ biết đến chiến trận và bị các ông chủ giỏi giang làm tê liệt bộ não từ trong trứng