Những điều bạn nên biết về bộ nguồn máy tính

Rất nhiều bạn khi build case, khi xây dựng cấu hình máy tính thì thường lại không quan tâm đến một phần vô cùng quan trọng trong máy tính đó là bộ nguồn. Và trong bài viết này thì mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về một vài thông số quan trọng về bộ nguồn máy tính, giúp cho các bạn sẽ có một sự lựa chọn đúng đắn hơn.

Tìm hiểu về nguồn điện ảnh hưởng như thế nào đến máy tính của bạn?

Bộ nguồn là một phần thiết nị phần cứng rất quan trọng nó là nơi cung cấp năng lượng điện cho toàn bộ hệ thống, nó cũng là một trong những thiết bị quyết định được độ bền, tuổi thọ, sự ổn định… của thống phần cúng có trên máy tính.

Một khi bộ nguồn mà không đủ thì chắc chắn bạn sẽ gặp hàng loạt các lỗi khó như: máy tính tự khởi động lại, máy tính chạy ì ạch không ổn định,…

Các dạng chuyển đổi năng lượng

Trong quá trình sử dụng máy tính bạn có thể bắt gặp 3 dạng chuyển đổi năng lượng phố biến như sau:

Từ AC sang DC (xoay chiều => 1 chiều): thường làm nguồn cấp cho thiết bị điện tử như: sạc pin, Adaptor…

Từ DC sang DC (Convertor)- (một chiều => một chiều): làm điện thế một chiều chuyển đổi ra nhiều mức khác nhau.

Từ DC sang AC (Invertor) (một chiều => xoay chiều): thường dùng trong bộ lưu điện dự phòng như UPS …

Các thành phần của bộ nguồn máy tính

Bộ biến áp: Có tác dụng hạ áp của điện lưới xuống mức độ phù hợp với thiết bị. nó còn có nhiệm vụ cách ly các thiết bị điện với điện thế lưới.

Bộ chỉnh lưu: làm thay đổi điện thế xoay chiều thành điện thế một chiều, nhưng các mạch điện tử trong thiết bị vẫn chưa sử dụng được điện thế này.

Bộ lọc chỉnh lưu: làm giảm gợn sóng cho dòng điện DC sau khi được chỉnh lưu

Bộ lọc nhiễu điện: Để tránh khỏi các nhiễu và xung điện trên lưới điện tác động xấu đến các thiết bị, các bộ lọc sẽ giới hạn hoặc loại bỏ các thành phần không tốt này.

Mạch ổn áp: làm ổn định điện cung cấp cho thiết bị khi có sự thay đổi về nhiệt độ, điện áp đầu vào, dòng tải.

Mạch bảo vệ: Bảo vệ, giảm các thiệt hại cho thiết bị khi có các sự cố do nguồn điện gây ra như: quá áp, quá dòng…

Hoạt động của bộ nguồn

Các bộ nguồn hầu hết đều hoạt động dưa trên quy tắc nguồn chuyển mạch tự động, với cách thức hoạt động sau:

Dòng điện xoay chiều từ lưới điện được bộ chỉnh lưu nắn thành dòng điện một chiều, dòng điện này được các bộ gợn sóng làm cho phẳng lại thành dòng điện một chiều cấp cho cuộn sơ cấp của biến áp xung.

Dòng điện nạp cho áp biến xung được điều khiển bởi công tắc bán dẫn hoạt động dưới sự kiểm soát của khối dò sai/ hiệu chỉnh.

Từ trường biến thiên được tạo ra trên biến áp nhờ công tắc bán dẫn.

Xong điều khiển này có tần số rất cao 30 – 150 khz, tần số này được giữ ổn định.

Từ trường đó cảm ứng vào các cuộn dây thứ cấp tạo ra các dòng điện xoay chiều cảm ứng sẽ được các bộ chỉnh lưu sơ cấp điều chỉnh lại lần nữa. sau đó, qua các bộ lọc sơ cấp, dòng điện một chiều tại đây đã sẵn sàng cho các thiết bị sử dụng.

Công suất nguồn điện

Một máy tính có cấu hình trung bình thì cần phải có công suất 350w trở lên. Bạn nên chọn máy tính có bộ nguồn từ 400- 450W nếu máy tính của bạn cần 350W.

Việc bạn lựa chọn một bộ nguồn có hiệu suẩ cao nó sẽ giúp bạn tiết kiệm điện giúp máy tính chạy mượt và tỏa ra ít nhiệt hơn.

Trên đây là một số điều bạn nên biết về bộ nguồn máy tính để có thể lựa chọn cho mình một bộ máy tính tốt nhất.

Xem thêm tại: : https://3dcomputer.vn/huong-dan-cai-dat-3ds-max-2021.html