Cách build một bộ pc cho dân đồ họa.

Bạn đang có dự định build một bộ máy tính đồ họa để phục vụ cho công việc của mình. Bạn đang phân vân và đặt câu hỏi liệu pc cho dân đồ họa có thể tự build được hay không? Chắc chắn hoàn toàn có thể tự mình làm được việc đó. Tuy nhiên sẽ có những lưu ý mà bạn cần phải để tâm trước khi tự build cho mình một bộ máy tính đồ họa. Nhưng có vẻ là bắt đầu từ giai đoạn bạn có ý định mua máy tính đồ họa cho đến lúc tự build một bộ máy hoàn chỉnh cũng đâu phải là một điều dễ dàng nhỉ!

Vậy qua bài viết này 3d computer sẽ gửi đến bạn một vài thông tin cần thiết về cấu hình máy tính đồ họa để bạn có thể dễ dàng tham khảo.

Những điều bạn cần nắm bắt được trước khi build máy tính đồ họa.

Nếu bạn xây dựng máy tính đồ họa cho các dạng 2D, 3D, sản xuất video, hình ảnh,...thì sẽ có rất nhiều cách xây dựng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, chi phí bạn muốn build là trong khoảng bao nhiêu. vậy hãy cùng 3D computer điểm danh các điều cần lưu ý và nên biết khi build pc cho dân đồ họa.

Bạn cần biết những điều gì trước khi build một bộ máy tính đồ họa

    • CPU core ( i5, i7, i9) thường được sử dụng rộng rãi vì xung đơn nhân cao và tốt, được các phần mềm hỗ trợ và sp tốt hơn. Điển hình có thể kể đến là adobe,auto CAD, Revit, sketch, dựng phim dựng hình, xử lý hình ảnh 2D.

    • CPU Intel Xeon ( dual- Quad CPU) chủ yếu được sử dụng vì số nhân và số luồng rất nhiều, nhưng xung nhịp lại khá hạn chế. Chủ yếu là được sử dụng để render những phần mềm render offline cần sử dụng nhiều đến nhân CPU như: (vray, corona,...).

    • CPU AMD Ryzen: Một trong những dòng CPU đột phá của AMD với công nghệ 7nm cùng với hiệu năng trên giá thành đáng kinh ngạc. Hãy sử dụng CPU Ryzen nếu như bạn cần một bộ máy vừa có thể Render filnal project của mình với một mức kinh phí vừa phải. Và đừng ngạc nhiên CPU AMD thực sự vượt trội hơn intel trong các phần mềm 3D và cơ khí như: 3DSMAX,MAYA, SOLIDWORK,MASTERCAM (Nếu trên cùng 1 phân khúc tiền vừa phải) (20-30 triệu).

    • Bo mạch chủ: Bạn nên sử dụng bo mạch chủ support ram 128gb và support buss ram cao (ví dụ Buss 3000Mhz). Hỗ trợ nhiều slot pcle, cũng như các cổng hỗ trợ thêm như thunderbolt3,u2,...(Nếu bạn làm việc chuyên sâu).

Xem thêm: CÁCH LỰA CHỌN MÁY TÍNH CHẠY ĐỒ HỌA TỐT

    • GPU: Bạn không nhất thiết phải có GPU cấu hình quá mạnh mẽ nhưng nó nên là INVIDIA, Bạn cũng cần phải tìm hiểu xem phần mềm mình sẽ sử dụng nhiều vào CUDA CORE hay OPEN CL.

    • RAM: 16GB là môt mức tối thiểu với Beginer ( Những người mới bắt đầu), còn đối với những người đã làm việc lâu dài, làm việc chuyên nghiệp và làm việc với những Project lớn (Tối thiểu là 32GB và khuyên dùng là 64GB).

    • Storge: luôn nên chạy song song 2 loại ổ cứng HHD và SSD để có thể bổ trợ cho nhau. SSD được ưu tiên làm ổ của hệ thống, chứa window và nơi launching các phần mềm sử dụng (SSD có tốc độ đọc và viết rất nhanh, hãy sử dụng chuẩn NVME với những main có sử dụng chuẩn này để có thể tối đa hóa tốc độ load phần mềm hay load file làm việc, Recomed: 256GB hoặc 500GB NVME là một lựa chọn hợp lý). Song song với đó thì bạn cần có một ổ cứng để lưu trữ Project hoặc Products Final, hãy chọn HDD lý do đơn giản là bởi vì HHD rẻ hơn SSD rất nhiều, việc lưu trữ cũng không cần đến tốc độ cao và hơn hết là dữ liệu trên HDD có thể khôi phục được nếu chẳng may bị hư ổ (Tuy nhiên giá thành rất đắt đỏ). Nhưng dù sao với những dữ liệu cực kì quan trọng thì có thể dùng tiền để lấy lại được vẫn còn hơn là không cứ đc như SSD.( Đối với dữ liệu quan trọng thì bạn vẫn nên backup thành nhiều bản và nên lưu hết lên các dịch vụ lưu trữ online như CLOUD,...)

    • Power Supply: Hãy chọn phù hợp với linh kiện nhưng theo yêu cầu châm ngôn của dân máy tính( Thừa còn hơn thiếu ). Từ 600w-1000w hãy để cho người bán tính toán và lựa chọn sao cho phù hợp. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ một chút về TDP của các linh kiện build trong máy tính mình để tráng sử dụng những bộ phận nguồn quá mắc tiền và dư thừa không đáng có.

Màn hình: Nếu có thể bạn hãy cố gắng “tậu” cho mình một chiếc màn hình IPS với Matte Finish và converage Srgb 99% hoặc tốt hơn, Dell, Asus hay BenQ có thể sẽ là một trong những ứng cử viên sáng giá. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến Delta E hoặc 1 số chuẩn đặc biệt như DCIP3 nếu bạn là một colorist.

  • OS: về lý thuyết thì nếu bạn cần sử dụng MacOS trên PC thì vẫn có thể. Ngoài ra WINDOW hay MACOS đều có thể lựa chọn được chỉ là độ phù hợp cho công việc cái nào sẽ tối ưu hơn. Cá nhân mình thì WINDOW vẫn là một hệ điều hành đa dụng, đa cấu hình và rất hiệu quả.

Chi tiết xem thêm tại: https://3dcomputer.vn/top-10-cau-hinh-may-tinh-do-hoa-2020.html