Hội thảo khu vực tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau

Với mục tiêu nâng cao nhận thức nhà quản lý, cán bộ địa phương, nhà khoa học và các đơn vị khác có liên quan đến vấn đề suy giảm nguồn nước dưới đất và sụt lún đồng bằng, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (Viện DRAGON-Mekong) - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với tổ chức Arcadis (Hà Lan) dưới sự tài trợ của Netherlands Enterprise Agency đã tổ chức hội thảo trực tuyến về “Quản trị về sụt lún đất và quản lý nước dưới đất tại đồng bằng sông Cửu Long- khu vực Bạc Liêu, Cà Mau, và Kiên Giang” (diễn ra vào ngày 17/12/2021)”.


PGS. TS. Văn Phạm Đăng Trí - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo trực tuyến về “Quản trị về sụt lún đất và quản lý nước dưới đất tại đồng bằng sông Cửu Long – khu vực tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, và Kiên Giang ”.

TS. Đặng Kiều Nhân - Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ về “Quản trị và vấn đề xã hội trong khai thác nước dưới đất và sụt lún đất”.


TS. Đinh Diệp Anh Tuấn – Chánh văn phòng, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu chia sẻ về “Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu liên quan đến hạ tầng cấp nước đô thị ven biển”.


Phiên thảo luận


Phiên thảo luận


Phiên thảo luận


Phiên thảo luận


Ngoài các chuyên gia, các đại diện địa phương, hội thảo đã có sự góp mặt và hỗ trợ đưa tin từ Báo Bạc Liêu, Báo Cà Mau. Sự hiện diện của truyền thông địa phương là một bước tiến quan trọng trong việc chia sẽ thông tin rộng rãi đến người dân tại các địa phương.

Thông qua kết quả của hội thảo, một số khuyến nghị chính sách có thể được xác định, bao gồm:

Chính sách:

  • Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167 nhằm hạn chế khai thác tài nguyên nước dưới đất. Nghị định đã quy định hạn chế khai thác ở những vùng nước ngọt, những vừng có nhà máy nước tập trung, khu vực sụt lún do khai thác nước dưới đất. Tuy nhiên, nghị định chưa quy định chi tiết cho vùng nước mặn hoặc nhiễm mặn, vùng chưa có nguồn nước thay thế. Dẫn đến việc khai thác lượng lớn nước dưới đất phục vụ cho các nhu cầu sử dụng nước, từ đó tình trạng sụt lún đất tại các huyện ven biển diễn ra nhanh và trầm trọng hơn các vùng khác.

  • Thực hiện Nghị định 167, các tỉnh đã phân vùng hạn chế khai thác NDĐ và tìm kiếm các giải pháp, nguồn nước thay thế để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng.

  • Nghị quyết 120/NQ-CP cùng các chính sách khác đã thúc đẩy liên kết vùng ĐBSCL từ đó hướng tới việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất ở quy mô đồng bằng, thay vì đưa ra các chính sách cấm khai thác có thể chưa phù hợp với điều kiện đặc thù của từng tỉnh.

  • Thúc đẩy nghiên cứu khoa học về việc bổ cập nguồn tài nguyên nước dưới đất cũng như nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân, hiện trạng sụt lún đất tại ĐBSCL.

  • Đẩy mạnh điều tra, đánh giá, xây dựng và triển khai các giải pháp trữ nước dựa vào xu thế tự nhiên của từng địa phương nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH về hạn hán, xâm nhập mặn.

Kỹ thuật:

  • Đầu tư xây dựng thêm các điểm quan trắc trên toàn ĐBSCL, phát triển bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ về nước dưới đất và các yếu tố liên quan.

  • Đề xuất xây dựng các khu khai thác nước mặn, lợ, kết hợp với quy trình xử lí nước để cung cấp nước sạch cho người dân. Xây dựng thêm các nhà máy khai thác nước ngọt công suất lớn nhằm phát huy hiệu quả sử dụng tài nguyên và thuận cung cấp nước có hiệu quả và định thuế sử dụng nước dưới đất.

  • Xem xét xây dựng một số hồ chứa nước ngọt cũng như tận dụng hệ thống các sông tự nhiên không còn phục vụ cho mục tiêu giao thông thủy nhằm đảm bảo nguồn cung nước mặt, giảm thiểu nhu cầu khai thác nước dưới đất.

  • Cân đối cơ chế mùa vụ, lựa chọn cây trồng phù hợp với trữ lượng nước theo mùa và phù hợp với điều kiện địa chất thuỷ văn của từng địa phương để giảm nhu cầu khai thác nước dưới đất cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

Chia sẻ thông tin:

  • Xây dựng nền tảng dữ liệu trực tuyến để các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách cũng như lãnh đạo các địa phương có thể chia sẻ thông tin hiệu quả, đảm bảo thông tin được cập nhật kịp thời và chính xác.

Thông tin của hội thảo cũng đã được đăng tại Báo Cà Mau Báo Bạc Liêu.