Ngành tài chính ngân hàng là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm

Những năm gần đây, ngành tài chính ngân hàng là ngành nghề được quan tâm bởi những lợi ích và cơ hội việc làm đa dạng. Thế nhưng còn nhiều thông tin mà các bạn sinh viên vẫn chưa được nắm rõ, chẳng hạn như Ngành tài chính ngân hàng là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan. Hy vọng sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu ngành nghề và định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn.

Nguồn: https://tuyensinh.uel.edu.vn/nganh-tai-chinh-ngan-hang-la-gi/ 

Ngành tài chính ngân hàng là gì?

Ngành Tài chính ngân hàng là ngành học liên quan đến tất cả hoạt động, dịch vụ giao dịch trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ bằng cách thông qua qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng để thực hiện tất cả dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ bao gồm: bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.

Xem thêm:

9 Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng tại Việt Nam

1. Chuyên ngành Quản lý tài sản công 

Chuyên ngành sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về các chính sách công, đồng thời nắm bắt và sử dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công. Thêm vào đó, sinh viên còn được cung cấp những thông lệ quốc tế để áp dụng một cách hiệu quả khi thực hiện quản lý tài chính tại các tổ chức tài chính và sử dụng ngân sách nhà nước.

Các môn học gắn với chuyên ngành Quản lý tài chính công gồm: Tài chính công, Kế toán công, Quản lý tài chính đơn vị công, Hoạch định chiến lược thuế…

2. Chuyên ngành Tài chính quốc tế

Nhiệm vụ của chuyên ngành Tài chính quốc tế là đào tạo chuyên sâu về kiến thức và các nghiệp vụ về tài chính quốc tế như: thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên cần phải nắm vững các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia…

3. Đầu tư tài chính

Sinh viên chuyên ngành Đầu tư tài chính được trang bị các kiến thức liên quan đến thị trường tài chính, các hoạt động của cơ quan quản lý thị trường tài chính cũng như các kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này. Trong quá trình học tập, sinh viên còn được trau dồi kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính, quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường…

4. Phân tích tài chính

Trong chuyên ngành Phân tích tài chính, sinh viên được đào tạo các kiến thức về phân tích tài chính tầm vi mô và vĩ mô, chi phí và dự báo tài chính, quy trình tổ chức thực hiện chính sách tài chính… 

5. Định giá tài sản

Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có kiến thức chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, định giá chứng khoán, cơ chế vận hành tài sản, quy trình hạch toán kế toán. Các nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn cũng được giảng dạy chi tiết để sinh viên nắm chắc và áp dụng chính xác trong công việc sau này. 

6. Hải quan

Sinh viên theo học chuyên ngành Hải quan sẽ có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Những kiến thức liên quan đến quản lý nhà nước, những quy định về pháp luật về hải quan cũng như các cam kết quốc tế hải quan cũng được giảng dạy chi tiết trong chương trình đào tạo để sinh viên có thể ứng dụng vào công việc.